Trích ý kiến của Đại biểu Nguyễn Văn Thuận – ĐBQH Tỉnh Quảng Bình

Thứ Tư 13:51 09-08-2006


Kính thưa Quốc hội,
Trong khi các đồng chí chưa phát biểu, tôi xin phát biểu một số vấn đề.

Trước hết, chúng tôi tán thành với nhiều nội dung như đã được sửa đổi, anh em chúng tôi có dịp đã tham gia với các cơ quan để chỉnh lý. Về cơ bản chúng tôi tán thành với nội dung như vậy.

Tôi xin phát biểu mấy ý kiến sau:

Thứ nhất, xung quanh Điều 4 về chính sách của Nhà nước đối với hoạt động chuyển giao công nghệ thì Khoản 1 tôi đề nghị cân nhắc là chúng ta bổ sung 2 đối tượng. Tức là Nhà nước tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân hoạt động chuyển giao công nghệ phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội thì được rồi. Nhưng ta bổ sung là bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng an ninh.

Về bảo vệ môi trường, nó không sai nhưng nó nằm trong quy định của chúng ta là những loại công nghệ được khuyến khích ở trong Điều 9 rồi, đưa vào cũng là thừa. Ngoài môi trường ra còn nhiều cái chúng ta phải khuyến khích nữa.

Thứ 2, bảo đảm quốc ph òng an ninh tôi đề nghị bỏ v ì nó rất ph ản cảm, tự nhiên ta đặt vấn đề "tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức hoạt động chuyển giao công nghệ phục vụ cho bảo đảm quốc ph òng an ninh" trong khi điều kiện chúng ta đang muốn Việt Nam làm bạn với tất cả các nước như ng ta làm thế này giường như có chính sách chạy đua vũ trang.

Tôi đề nghị bảo đảm quốc ph òng an ninh không đặt vấn đề tạo điều kiện mà chúng ta có điều quy định những loại công nghệ không được chuyển giao, cấm những loại ảnh hưởng đến quốc ph òng an ninh thế mà chúng ta lại khuyến khích để phát triển quốc ph òng an ninh, tất nhiên quốc gia nào cũng làm. Nếu đặt chính sách rất lâu đưa ra Quốc hội thông qua như thế này th ì nó sẽ phản cảm, không có lợi trong điều kiện chúng ta đang thực hiện chính sách đối ng oại của Đảng và nhà nước.

Vấn đề thứ hai Điều 11, chúng tôi tán thành vớ i những quy định mới về công nghệ chuyển giao có điều kiện, trong này tôi thấy Khoản 1, Điểm c đề nghị các đồng chí cân nhắc, tức là công nghệ chuyển giao có nguy cơ gây hại đến sự hình thành và phát triển các ngành công nghiệp cụ thể trong nước. Cái này chỉ đúng trong điều kiện chúng ta chưa hội nhập và chưa vào Tổ chức Thương mại quốc tế thôi. Trong chính sách bảo hộ trong nước, sản xuất trong nước người ta thường thông qua chính sách thuế chứ người ta không dùng chính sách áp đặt theo cách này. Nếu chúng ta làm như thế này nó sẽ ảnh hưởng đến nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng. Hơn nữa mà chuyển giao công nghệ là hoạt động kinh doanh dịch vụ. Nếu chúng ta đặt bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước thông qua chính sách chuyển giao công nghệ, chúng tôi thấy rất băn khoăn, chúng ta có cách nào đó xung quanh chính sách thuế, mà thuế bây giờ cũng phải theo hội nhập. Nếu chúng ta vào WTO, nếu ta tự do thương mại. Nên chúng tôi đề nghị nội hàm này cần phải được xem xét, hết sức lưu ý điều này, trong điều kiện chúng ta chuẩn bị vào WTO.

Tuy nhiên có loại hình chúng tôi thấy cần phải đặt ra thì chúng ta lại không thấy nó. Ví dụ như công nghệ mà có sự bảo hộ của Nhà nước, tức là được sử dụng vốn của Nhà nước, vồn từ ngân sách, đấy là áp dụng chủ yếu đối với những doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp mà sử dụng ngân sách Nhà nước, anh chuyển giao công nghệ gì? anh phải đáp ứng lợi ích để tránh chuyện chúng ta nhập những thứ đồ phế thải, những thứ người ta loại đi để đưa vào trong nước. Nếu có kiểm soát thì kiểm soát đối tượng này, đối tượng có sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và kể cả những công nghệ từ nguồn vốn Nhà nước mà chúng ta bảo hộ, tức là loại công nghệ mà được Nhà nước bảo hộ. Tôi đề nghị cân nhắc lại Điểm c, Khoản 1 và đề nghị anh Phong cũng lưu ý về chỗ công nghệ sử dụng có nguồn gốc từ nguồn vốn tài trợ từ nguồn vốn Nhà nước, xem có đặt ra là công nghệ chuyển giao có đủ điều kiện hay không?

Vấn đề thứ ba, trong này có mấy ý thế này, trước hết đọc luật này rất nhiều chỗ giao cho Thủ tướng Chính phủ quy định, chúng tôi đề nghị là phải hết sức cân nhắc. Trong tiến trình cải cách hành chính và rất nhiều lần Thủ tướng Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cũng đã báo cáo trước Quốc hội rồi, bây giờ pháp luật đặt ra cho Thủ tướng đi vào rất nhiều lĩnh vực cụ thể, không còn thời gian đâu để điều hành hoạt động vĩ mô. Trong luật này hầu hết các chỗ đều là Thủ tướng Chính phủ quy định, có chỗ tôi cho là không đúng chức năng. Chúng tôi đề nghị là hết sức cân nhắc rà soát lại toàn bộ những quy định này, cái gì đáng để Chính phủ quy định cụ thể, cái gì là đồng chí Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm, chứ bây giờ tất cả các Bộ, các ngành soạn thảo luật cứ đẩy lên Thủ tướng thì Thủ tướng không thể làm được. Ngoài ra, tôi tán thành với một số ý kiến của đồng chí Mai Anh vừa phát biểu. 

Các văn bản liên quan