VCCI góp ý Dự thảo Thông tư quy định việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế
Tổng hợp ý kiến của Doanh nghiệp góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 20/2014/TT-BKHCN tại Hội thảo VCCI ngày 17, 18/3/2015
TỔNG HỢP Ý KIẾN DOANH NGHIỆP TẠI
“HỘI THẢO LẤY Ý KIẾN DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DỰ THẢO THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VIỆC
NHẬP KHẨU MÁY MÓC, THIẾT BỊ, DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ ĐÃ QUA SỬ DỤNG”
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, HÀ NỘI (17, 18/03/2015)
(Đính kèm Công văn số 0762 /PTM-PC ngày 13/04/2015)
STT |
Quy định tại Dự thảo |
Kiến nghị của Doanh nghiệp |
1 |
Sự cần thiết ban hành Dự thảo |
Một số doanh nghiệp cho rằng, không cần thiết ban hành Thông tư quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng bởi: - Hiện tại đã có các văn bản pháp luật điều chỉnh và kiểm soát các điều kiện về chất lượng, an toàn và môi trường - Gây khó khăn cho các doanh nghiệp nước ngoài muốn chuyển máy móc, thiết bị từ nước nước khác sang đầu tư tại Việt Nam. Điều này sẽ cản trở đầu tư nước ngoài tại Việt Nam |
2 |
Điều 1: Phạm vi điều chỉnh 1. Thông tư này quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục nhập khẩu và hoạt động giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, bao gồm cả linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế, nhằm sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước. Máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế[1] có mã số HS quy định tại Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2012 của Bộ Tài chính, thuộc các Chương: a) Chương 84. Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy và thiết bị cơ khí; các bộ phận của chúng: Mã HS 84.02 đến 84.87. b) Chương 85. Máy điện và thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh truyền hình, bộ phận và phụ kiện của các loại máy trên. Mã HS 85.01 đến 85.05; 85.07 đến 85.09; 85.11, 85.14, 85.15; 85.18 đến 85.22; 85.24 đến 85.33; 85.35; 85.36; 85.43; 85.45 đến 85.48. |
Các mã HS 85.18, 85.19, 85.21, 85.22, 85.45 – 85.48 không phù hợp với mục đích của Thông tư này, đề nghị xem xét xóa bỏ các mã này khỏi đối tượng áp dụng. Không có mã 85.24, đề nghị chỉnh sửa lại. Do không tồn tại HS Code để phân biệt giữa "hàng mới" và "hàng đã qua sử dụng" của máy móc, thiết bị là đối tượng điều chỉnh của Thông tư này, nên cần thiết phải có quy định và quy trình thủ tục cụ thể để quyết định đâu là "hàng mới" và "hàng đã qua sử dụng" khi làm thủ tục hải quan. |
Điều 1.1 của Dự thảo giới hạn phạm vi áp dụng của Thông tư đến một số "máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế" thuộc Chương 84 và Chương 85 của Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm Thông tư 156/2011/TT-BTC. Theo đó, các sản phẩm đã qua sử dụng mang mã số HS được liệt kê cụ thể trong Dự thảo có thể được nhập khẩu nếu đáp ứng các điều kiện của Dự thảo. Các sản phẩm này cũng phải không thuộc nhóm hàng hoá qua sử dụng cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định 187/2013/ND-CP và Thông tư 04/2014/TT-BCT. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm mang mã HS thuộc phạm vi điều chỉnh của Dự thảo cũng thuộc danh mục hàng hoá đã qua sử dụng cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I của Thông tư 04/2014/TT-BCT. Kiến nghị: Nên xem xét mở rộng danh mục mã HS của các sản phẩm đã qua sử dụng thuộc phạm vi điều chỉnh của Dự thảo để đảm bảo Dự thảo có phạm vi điều chỉnh rộng và hiệu quả hơn. |
||
Bỏ “máy công cụ” ra khỏi phạm vi áp dụng của Thông tư Hoặc bỏ đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh |
||
Cần loại ra những danh mục máy móc, thiết bị đã được chính phủ giao cho các Bộ chuyên ngành quản lý như trong Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 và Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/06/2014 của Chính phủ đối với hoạt động in, trong đó có quy định về nhập khẩu thiết bị in giao cho Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết phù hợp với sự phát triển của công nghệ và thiết bị in trong từng giai đoạn. |
||
Bỏ mã HS 84.29 và 84.30, bởi vì 2 mã HS này thuộc vào danh mục sản phẩm nhóm 2 của Bộ Giao thông vận tải quản lý rồi. Nếu thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư sẽ chồng chéo nhau. |
||
2. Thông tư này không áp dụng đối với các trường hợp nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng sau đây: a) Quá cảnh; chuyển khẩu; b) Tạm nhập, tái xuất (trừ các hợp đồng gia công; trường hợp nhập khẩu để sản xuất, thi công thực hiện các dự án đầu tư); tạm xuất, tái nhập; c) Thực hiện hợp đồng dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng với nước ngoài. d) Phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mà trong nước chưa sản xuất được; đ) Nhận chuyển giao trong nước từ các khu chế xuất; doanh nghiệp chế xuất (không thuộc khu chế xuất); giữa các khu chế xuất với nhau; e) Phục vụ nhiệm vụ an ninh, quốc phòng; g) Hàng viện trợ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài; hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của các tổ chức Chính phủ, tổ chức thuộc Liên hợp quốc, liên Chính phủ, các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nước ngoài cho Việt Nam được thực hiện thông qua các văn kiện chính thức giữa các bên, được cấp có thẩm quyền phê duyệt. h) Hàng được tặng, cho vì mục đích nhân đạo. i) Máy móc, thiết bị thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (Danh mục sản phẩm nhóm 2) do Bộ Giao thông vận tải ban hành theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các phụ tùng, linh kiện, bộ phận thay thế của các máy móc, thiết bị này. |
Đề nghị quy định rõ ràng những hồ sơ cần thiết để thỏa mãn điều kiện không thuộc đối tượng áp dụng (đặc biệt ở mục c) d) e) g)). |
|
Dự thảo chỉ cho phép doanh nghiệp Việt Nam sửa chữa, bảo dưỡng sản phẩm đã qua sử dụng cho khách hàng nước ngoài. Dự thảo chưa bao quát được trường hợp doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh dịch vụ làm mới, tân trang máy móc, thiết bị đã qua sử dụng. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng có nhu cầu nhập khẩu các máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để sửa chữa, bảo dưỡng, làm mới và bán lại cho khách hàng trong nước và nước ngoài. Kiến nghị: Nên bổ sung trường hợp "nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, để làm dịch vụ sửa chữa, làm mới hoặc sản xuất làm mới, để cung cấp, phân phối tại thị trường trong nước hoặc tái xuất." |
||
3 |
Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Máy móc, thiết bị là cụm các chi tiết, bộ phận có liên kết với nhau trong đó có ít nhất một chi tiết hoặc một bộ phận chuyển động cùng với các cơ cấu được dẫn động, điều khiển và mạch điện thích hợp, được ghép nối với nhau theo ứng dụng riêng, đặc biệt là cho gia công xử lý, dịch chuyển hoặc bao gói vật liệu. |
Định nghĩa dây chuyền công nghệ không rõ ràng, đề nghị chỉ định theo mã HS, hoặc là xóa bỏ dây chuyền công nghệ khỏi Thông tư này. |
Không cần thiết phải đưa ra một định nghĩa cho khái niệm "máy móc, thiết bị". Việc xác định máy móc, thiết bị nào thuộc phạm vi điều chỉnh của Dự thảo đã được quy định là dựa vào hệ thống phân loại hàng hoá (mã HS) theo Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm Thông tư 156/2011/TT-BTC. Theo đó, các máy móc, thiết bị được Dự thảo điều chỉnh và các linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế của nó đã được phân loại theo mã HS tương ứng. Doanh nghiệp chỉ cần dựa vào hệ thống mã HS để xác định máy móc, thiết bị của mình có rơi vào phạm vi điều chỉnh của Dự thảo hay không, không cần phải đối chiếu đến định nghĩa "máy móc, thiết bị" nữa. Trong khi "dây chuyền công nghệ" không có mã HS, nên việc định nghĩa là cần thiết. Kiến nghị: Bỏ định nghĩa "máy móc, thiết bị". |
||
3. Dây chuyền công nghệ đồng bộ là dây chuyền công nghệ có các thiết bị, công cụ, phương tiện do nhà cung cấp sản xuất, lắp đặt theo đúng thiết kế, trong cùng một thời điểm và có công suất/hiệu suất phù hợp trong cả dây chuyền, có thể sử dụng tự động hoặc bán tự động. |
Thuật ngữ này không được sử dụng trong Dự thảo. Kiến nghị: Không cần thiết phải định nghĩa thuật ngữ này. |
|
Trên thực tế việc phân biệt giữa máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ rất khó thực hiện trong quá trình nhập khẩu (dây chuyền nhập từng phần, nhiều thời điểm và từ nhiều đối tác khác nhau) |
||
4 |
Điều 6. Điều kiện nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng “… 2. Phù hợp với các yêu cầu về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành;" |
Quy định này mặc dù cần thiết nhưng khá mơ hồ, có thể dẫn đến việc khó thực hiện trên thực tế. Cơ chế nào để xác định và thẩm định liệu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng phù hợp với các yêu cầu này? Liệu tổ chức giám định khi giám định "chất lượng còn lại" cũng kiểm tra liệu máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ này đáp ứng với các yêu cầu này hay không? Kiến nghị: Dự thảo cần làm rõ chơ chế cũng như cơ quan/tổ chức được trao quyền xác nhận các thiết bị đã qua sử dụng tuân thủ các yêu cầu trên. |
3. Phù hợp Quy hoạch phát triển ngành do Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành phê duyệt.” |
Đề nghị quy định rõ ràng và chi tiết về Quy hoạch phát triển ngành do Thủ tướng và các Bộ, ngành phê duyệt (tương ứng với sản phẩm nào thì có Quy hoạch nào). |
|
4. Máy móc, thiết bị đã qua sử dụng do doanh nghiệp nhà nước nhập khẩu: thời gian sử dụng không quá 10 năm và chất lượng còn lại so với chất lượng ban đầu từ 80% trở lên." |
Tiêu chí "chất lượng còn lại từ 80% trở lên” cho tất cả các máy móc thiết bị đã qua sử dụng là không hợp lý. Máy móc, thiết bị của mỗi ngành nghề cần có sự phân nhóm và có tỷ lệ tương ứng phù hợp. Không có cơ sở, tiêu chí rõ ràng để đưa ra con số 80%. Mỗi quốc gia và mỗi nhà sản xuất áp dụng tiêu chuẩn chất lượng khác nhau, nên máy móc nhập khẩu đã qua sử dụng chất lượng còn lại ít hơn 80% không hẳn sẽ kém chất lượng hơn máy móc mới. Ngoài ra, việc quy định thời gian sử dụng không quá 10 năm là quá ngắn và không hợp lý. Máy móc, thiết bị của mỗi ngành nghề cần có sự phân nhóm và có thời gian sử dụng tương ứng phù hợp. Chế độ đối xử khác nhau giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước. Quy định này sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp nhà nước trong việc cân đối ngân sách kinh doanh, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và vốn nhà nước, đặc biệt trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay. Kiến nghị: Nên phân nhóm sản phẩm để xác định giới hạn tỷ lệ và thời gian sử dụng tương ứng. Xem xét cho phép doanh nghiệp nhà nước cũng được lựa chọn giữa hai tiêu chí "chất lượng còn lại" và "thời gian sử dụng". |
|
Còn có sự phân biệt doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp khác là không phù hợp với tư duy đổi mới theo thể chế kinh tế thị trường, theo luật DN năm 2014 là bình đẳng, không phân biệt hình thức sở hữu, tính chủ động của DN… |
||
5. Máy móc, thiết bị đã qua sử dụng do tổ chức ngoài doanh nghiệp nhà nước, cá nhân (dưới đây gọi chung là doanh nghiệp khác) nhập khẩu, đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: a) Thời gian sử dụng không quá 10 năm, hoặc b) Chất lượng còn lại từ 80% trở lên." |
Dự thảo lần 3 đã tăng lên 80% so với 70% như Dự thảo lần 2 và trở về ngang bằng như Thông tư 20/2014/TT-BKHCN đã quy định. Tiêu chí "chất lượng còn lại từ 80% trở lên” cho tất cả các máy móc thiết bị đã qua sử dụng là không hợp lý. Mức quy định 80% còn quá cao, hầu như là mới hoàn toàn, gây khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong tình hình kinh tế khó khăn. Máy móc, thiết bị của mỗi ngành nghề cần có sự phân nhóm và có tỷ lệ tương ứng phù hợp. Không có cơ sở, tiêu chí rõ ràng để đưa ra con số 80%. Mỗi quốc gia và mỗi nhà sản xuất áp dụng tiêu chuẩn chất lượng khác nhau, nên máy móc nhập khẩu đã qua sử dụng chất lượng còn lại ít hơn 80% không hẳn sẽ kém chất lượng hơn máy móc mới. Ngoài ra, việc quy định thời gian sử dụng không quá 10 năm là quá ngắn và không hợp lý. Máy móc, thiết bị của mỗi ngành nghề cần có sự phân nhóm và có thời gian sử dụng tương ứng phù hợp. Kiến nghị: Nên phân nhóm sản phẩm để xác định giới hạn tỷ lệ và thời gian sử dụng tương ứng. |
|
Không đồng ý Cần áp dụng khác nhau cho những thị trường khác nhau vì đối với các nước phát triển thì máy móc còn rất tốt, trong khi ở các nước đang phát triển, Trung Quốc mặc dù máy mới nhưng chất lượng không được như các nước phát triển. Việc đánh giá 80% thật là khó hiểu…? Tiêu chí nào để đánh giá chất lượng này? |
||
Chưa rõ ràng trong yêu cầu về an toàn, tiết kiệm năng lượng …Doanh nghiệp phải làm gì? Tiêu chuẩn nào để đánh giá 10 năm hay 80%? Trường hợp máy móc gồm nhiều bộ phận liên kết, trong đó mỗi bộ phần lại có thời gian sử dụng khác nhau, làm sao xác định thời gian sử dụng? |
||
- Tiêu chí: "Thời gian sử dụng không quá 10 năm" Việc quy định niên hạn không quá 10 năm đối với tất cả máy móc, thiết bị thuộc các ngành khác nhau là không hợp lý bởi đối với một số loại máy móc, thiết bị, trong đó có loại liên quan đến công nghệ thông tin, điện tử, kỹ thuật số chẳng hạn thì niên hạn 10 năm là quá lạc hậu, trong khi những loại máy móc, thiết bị vận hành chủ yếu về cơ, do các nước có trình độ cơ khí chế tạo ở trình độ cao thì thời gian trên lại là ngắn. Cụ thể đối với ngành in: Những loại thiết bị, sắp chữ, dàn trang, ghi bản điện tử hoặc máy in kỹ thuật số thì chỉ sau 5 đến 7 năm các cơ sở in đã muốn thanh lý, bán cũng chẳng mấy ai mua. Trong khi đó, những loại máy in truyền thống như in offset, in ống đồng, in Flexo hoặc những máy gia công thành phẩm thì 20 năm hoặc hơn nữa dùng vẫn rất tốt nếu là các máy do CHLB Đức, Nhật Bản, Mỹ, Italia... sản xuất. Các loại máy này với niên hạn sử dụng 10 năm rất khó tìm mua trên thế giới trừ khi các công ty bị phá sản muốn thanh lý. Cũng cùng loại nhưng những máy do Trung Quốc sản xuất mới hoặc sử dụng một vài năm thì không mấy doanh nghiệp in Việt Nam muốn mua vì chất lượng còn kém xa các máy do các nước EU hoặc G7 sản xuất trước đó vài chục năm. Môt minh chứng cũng khá thú vị là có doanh nghiệp in Singapore đã sang Việt Nam săn lùng những máy in Typo được sản xuất bởi hãng Heidelberg (CHLB Đức) từ những năm 70 của thế kỷ trước để về sử dụng làm máy bế hộp mà theo họ chất lượng và hiệu quả còn rất cao. Mặt khác, một số mặt hàng in ấn không đòi hỏi chất lượng cao, đặc biệt ở các địa phương nhỏ như in vé đò, vé xe, giấy tờ hành chính thông thường, thậm chí các tờ báo địa phương thì các doanh nghiệp không thể sử dụng những máy in hiện đại, thậm chí mới 10 năm sử dụng vì không kinh tế, vượt quá yêu cầu chất lượng của sản phẩm. Việc sử dụng các loại máy này cũng không gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm kinh phí đầu tư và không đòi hỏi cao về kỹ năng vận hành, phù hợp với chất lượng vật tư (giấy và mực in) của các loại sản phẩm đó. Rõ ràng tiêu chí 10 năm đối với máy móc thiết bị đã qua sử dụng đối với ngành in là quá cứng nhắc, thiếu cơ sở khoa học và thực tiển. - Tiêu chí: "Chất lượng còn lại từ 80% trở lên" Đây là một tiêu chí mang tính định lượng nhưng trong dự thảo Thông tư lại không đưa ra phương pháp đo lường. Mà thực ra, Bộ khoa học và Công nghệ hay bất kỳ chuyên gia hoặc cơ quan nào có thể đưa ra được phương pháp xác định thế nào là một máy móc, thiết bị đã qua sử dụng còn lại 80% trở lên một cách khoa học, khả dĩ chấp nhận được bởi nhiều lý do: + Một chiếc máy, thiết bị có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn chi tiết, trong quá trình sử dụng có sự hao mòn, hư hại khác nhau, có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến chất lượng sản phẩm. Làm sao có một công thức để đánh giá chính xác hoặc tương đối chính xác chất lượng còn lại của máy móc thiết bị đó. + Việc giám định chất lượng cụ thể cũng không thể thực hiện bằng quan sát bình thường mà phải tháo dỡ máy ra để kiểm tra, thậm chí phải cho chạy thử trong một thời gian nhất định với các loại vật liệu khác nhau. + Trên thức tế, trong ngành in không có mấy cơ sở in tự nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng và đưa vào sử dụng ngay, mà họ thường mua lại thông qua các công ty chuyên xuất, nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị in đã qua sử dụng ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài (ở khu vực Đông Nam Á và trên thế giới có rất nhiều công ty như vậy). Các công ty này có những chuyên gia rất giỏi, họ có khả năng đánh giá chất lượng hiện trạng của từng loại máy móc thiết bị có khả năng sửa chữa, thay thế phụ tùng và phục hồi các chức năng để có thể sử dụng tốt sau một thời gian chạy thử rồi mới bán lại cho các cơ sở in. Như vậy tình trạng kỹ thuật của một chiếc máy khi nhập về đến khi bán cho khách hàng đưa vào sử dụng có sự nâng cấp rất đáng kể, trong đó nhiều chi tiết phải thay mới hoàn toàn. Do vậy, việc giám định chất lượng tại cửa khẩu không có ý nghĩa thực tế nữa. Tóm lại, tiêu chí "Chất lượng còn lại từ 80% trở lên" là khá "mù mờ", không có cơ sở đánh giá, dễ tạo ra các phiền hà về thủ tục, thời gian, tiền bạc cho doanh nghiệp, cho xã hội và rất dễ tạo ra tiêu cực. |
||
5 |
Điều 7. Điều kiện nhập khẩu dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng "… 1. Không thuộc Điều 5 Thông tư này. 2. Phù hợp với các yêu cầu về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường theo quy định. 3. Phù hợp Quy hoạch phát triển ngành do Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành phê duyệt. 4. Có chất lượng còn lại so với chất lượng ban đầu từ 80% trở lên." |
Định nghĩa dây chuyền công nghệ chưa rõ ràng, đề nghị hoặc quy định cụ thể theo mã HS, hoặc là xóa bỏ Điều 7. Đề nghị quy định rõ ràng và chi tiết về Quy hoạch phát triển ngành do Thủ tướng và các Bộ, ngành phê duyệt (tương ứng với sản phẩm nào thì có Quy hoạch nào). |
Tương tự, tiêu chí "chất lượng còn lại từ 80% trở lên” cho tất cả các dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng là không hợp lý. Không có cơ sở, tiêu chí rõ ràng để đưa ra con số 80%. Kiến nghị: Dây chuyền công nghệ của mỗi ngành nghề cần có sự phân nhóm và có tỷ lệ tương ứng phù hợp. |
||
- Chưa rõ ràng trong yêu cầu về an toàn, tiết kiệm năng lượng …Doanh -nghiệp phải làm gì? - Tiêu chuẩn nào để đánh giá trên 80%? - Khó khăn trong việc phân biệt dây chuyền công nghệ và máy móc thiệt bị do nhập từng phần,nhiều nhà cung cấp, nhiều thời điểm…áp dụng điều kiện nào cho phù hợp? |
||
6 |
Điều 8. Điều kiện nhập khẩu linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế đã qua sử dụng "Linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện sau: 1. Có tính năng phù hợp với máy móc, thiết bị cần thay thế sửa chữa. 2. Trong nước chưa sản xuất được. 3. Có chất lượng đạt từ 70% trở lên." |
Đề nghị quy định chi tiết những linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế nào mà "trong nước chưa sản xuất được". Đề nghị quy định rõ ràng rằng "linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế mà trong nước chưa sản xuất được" không bao gồm hàng giả, hàng nhái được sản xuất trong nước. |
Dự thảo giới hạn việc nhập khẩu linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế đã qua sử dụng chỉ để nhằm mục đích "thay thế, sửa chữa" máy móc, thiết bị nào đó. Ngoài ra, tiêu chí thứ hai "trong nước chưa sản xuất được" cũng không hợp lý và trái với cơ chế thị trường. Khó có thể xác định được linh kiện, phụ tùng, bộ phận nào trong nước đã sản xuất được. Thêm nữa, nếu chất lượng của sản phẩm trong nước không đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, thì việc cho phép doanh nghiệp được nhập khẩu sản phẩm nước ngoài là hợp lý. Tiêu chí này cũng mang tính chất bảo hộ sản xuất trong nước. Một lần nữa, tiêu chí "chất lượng còn lại từ 70% trở lên” áp dụng cho tất cả các loại linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế đã qua sử dụng là không hợp lý. Không có cơ sở, tiêu chí rõ ràng để đưa ra con số 70%. Kiến nghị: Cần xác định một tỷ lệ chất lượng còn lại thấp hơn và hợp lý hơn cho từng loại linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế. Cho phép chọn lựa giữa hai tiêu chí: chất lượng còn lại và năm sản xuất linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế. Bỏ tiêu chí thứ nhất về mục đích nhập khẩu. Cho phép doanh nghiệp nhập khẩu để kinh doanh (chẳng hạn như kinh doanh tân trang, bán lại cho các doanh nghiệp có nhu cầu tại Việt Nam). Bỏ tiêu chí thứ hai. |
||
- Cách nào để biết linh kiện đã sản xuất được trong nước? - Lo ngại về chất lượng của linh kiện trong nước, mặc dù đã sản xuất được nhưng không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng - Tiêu chuẩn nào để đánh giá chất lượng đạt trên 70%? |
||
7 |
Điều 9. Hồ sơ, thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng “1. Đối với doanh nghiệp nhà nước: ... a) Tài liệu kỹ thuật thể hiện năm sản xuất của máy móc, thiết bị nhập khẩu: bản Hướng dẫn sử dụng (catalogue) của máy móc, thiết bị hoặc giấy xác nhận năm sản xuất do nhà sản xuất cung cấp, bản chính" "... 2. Đối với doanh nghiệp khác: a) Trường hợp áp dụng theo tiêu chí “thời gian sử dụng” quy định tại điểm a khoản 5 Điều 6 Thông tư này: - Tài liệu kỹ thuật thể hiện năm sản xuất của máy móc, thiết bị nhập khẩu bản Hướng dẫn sử dụng (catalogue) của máy móc, thiết bị hoặc giấy xác nhận năm sản xuất do nhà sản xuất cung cấp, bản chính." |
Việc yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp bản chính tài liệu kỹ thuật thể hiện năm sản xuất của máy móc, thiết bị nhập khẩu sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp. Trên thực tế, Hướng dẫn sử dụng (catalogue) của máy móc, thiết bị thường không thể hiện năm sản xuất; bản chính xác nhận của nhà sản xuất cung cấp đối với máy móc sau 10 năm sử dụng thường bị thất lạc. Máy móc, thiết bị đã được sửa chữa hoặc thay thế nhiều chi tiết sẽ có nhiều tài liệu kỹ thuật khác nhau. Việc yêu cầu nộp tất cả các tài liệu này sẽ làm tăng gánh nặng thủ tục hành chính, mất thời gian. Kiến nghị: Cho phép doanh nghiệp nhà nước được nộp các tài liệu khác cũng ghi nhận năm sản xuất, trong trường hợp không thể cung cấp bản chính tài liệu kỹ thuật hoặc giấy xác nhận năm sản xuất do nhà sản xuất cung cấp. |
Việc yêu cầu doanh nghiệp nhập khẩu phải cung cấp bản chính tài liệu kỹ thuật thể hiện năm sản xuất của máy móc, thiết bị nhập khẩu sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp. Trên thực tế, Hướng dẫn sử dụng (catalogue) của máy móc, thiết bị thường không thể hiện năm sản xuất; bản chính xác nhận của nhà sản xuất cung cấp đối với máy móc sau 10 năm sử dụng thường bị thất lạc. Máy móc, thiết bị đã được sửa chữa hoặc thay thế nhiều chi tiết sẽ có nhiều tài liệu kỹ thuật khác nhau. Việc yêu cầu nộp tất cả các tài liệu này sẽ làm tăng gánh nặng thủ tục hành chính, mất thời gian. Kiến nghị: Nên cho phép doanh nghiệp tự chứng minh thời điểm sản xuất của máy móc, thiết bị bằng các tài liệu khác cũng ghi nhận năm sản xuất, trong trường hợp không thể cung cấp bản chính tài liệu kỹ thuật hoặc giấy xác nhận năm sản xuất do nhà sản xuất cung cấp. |
||
8 |
Điều 10. Hồ sơ, thủ tục nhập khẩu dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng "… 1. Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp khác thực hiện thủ tục nhập khẩu tại cơ quan hải quan nơi nhập khẩu hàng hóa. Ngoài hồ sơ nhập khẩu theo quy định, doanh nghiệp phải gửi tới cơ quan hải quan 01 bản chính Chứng thư giám định chất lượng, có nội dung chính theo yêu cầu tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này, do tổ chức giám định đủ điều kiện quy định tại Điều 15 Thông tư này cấp. Hoạt động giám định phải được Tổ chức giám định thực hiện tại nước xuất khẩu, trước khi dây chuyền công nghệ được tháo dỡ, đóng gói để xuất khẩu. 2. Cơ quan hải quan căn cứ tài liệu doanh nghiệp nộp, xác định dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng đủ điều kiện nhập khẩu theo quy định tại Điều 7 Thông tư này, thực hiện thủ tục thông quan theo quy định." |
Giống như tại Điều 7, định nghĩa dây chuyền công nghệ chưa rõ ràng, đề nghị hoặc là quy định bằng mã HS, hoặc là xóa bỏ Điều 10. |
Điều 9, 10, 11: Hồ sơ, thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng • Trường hợp áp dụng theo tiêu chí “thời gian sử dụng” • Trường hợp áp dụng theo tiêu chí “chất lượng còn lại” Hồ sơ, thủ tục nhập khẩu dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng • Hoạt động giám định phải được Tổ chức giám định thực hiện tại nước xuất khẩu, trước khi dây chuyền công nghệ được tháo dỡ, đóng gói để xuất khẩu. Hồ sơ, thủ tục nhập khẩu linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế đã qua sử dụng Văn bản của doanh nghiệp nhập khẩu khẳng định mục đích nhập khẩu, tính năng cần có của linh kiện, phụ tùng, bộ phận dự kiến nhập khẩu để thay thế và cam kết mức chất lượng đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 8 Thông tư này (bản chính). Mẫu bản cam kết quy định tại Phụ lục I Thông tư này. |
- Máy móc điều chuyển nội bộ nhiều trường hợp không có tài liệu kỹ thuật - Khó khăn trong việc yêu cầu nhà cung cấp xác nhận năm sản xuất sau nhiều năm mua máy - Thời gian và chi phí cho việc thẩm định - Dịch vụ giám định không có sẵn tại nước xuất khẩu - Chí phí rất cao vào thời gian dài cho việc thẩm định ở nước ngoài - Quy định chưa rõ ràng. Đây là quy trình không đem lại lợi ích cho việc quản lý nhà nướcc, gây lãng phí thời gian của doanh nghiệp và doanh nghiệp không có cơ sở để cam kết đáp ứng điều kiện. - Cần loại bỏ quy định này vì không đảm bảo được chức năng quản lý nhà nước |
|
9 |
Điều 13. Yêu cầu chung về chứng thư giám định “2. Chứng thư giám định bao gồm các nội dung chính sau đây: a) Thông tin về tổ chức, cá nhân nhập khẩu (tên, địa chỉ, điện thoại, Email, Fax, họ tên người đại diện). b) Thông tin của tổ chức, cá nhân ủy quyền, ủy thác nhập khẩu (nếu có). c) Thông tin về hàng hóa nhập khẩu (tên, xuất xứ, năm sản xuất). d) Thông tin về tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hóa (tên, địa chỉ, quốc gia, điện thoại, Email, Fax, họ tên người đại diện). đ) Mục đích nhập khẩu (để sản xuất kinh doanh trực tiếp/thương mại/thực hiện dự án đầu tư) e) Địa điểm giám định, thời gian giám định, điều kiện giám định. f) Phương pháp giám định, tiêu chuẩn giám định. g) Kết quả giám định: - Mức chất lượng còn lại so với chất lượng ban đầu. - Năm sản xuất của máy móc, thiết bị (nếu cần). h) Cam kết của tổ chức giám định về tính khách quan, công bằng và chính xác của kết quả giám định. i) Ngày cấp chứng thư giám định, hiệu lực của chứng thư. k) Họ tên, chữ ký của giám định viên; họ tên, chức danh, chữ ký của đại diện lãnh đạo tổ chức giám định và đóng dấu). Trên cơ sở nội dung nêu trên, tổ chức giám định xây dựng mẫu chứng thư giám định chất lượng của tổ chức mình." |
Quy định này sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp thực hiện việc giám định chất lượng tại nước ngoài tìm được tổ chức giám định đáp ứng tiêu chuẩn và cung cấp chứng thư giám định với đầy đủ các nội dung như quy định tại Dự thảo. Kiến nghị: Điều chỉnh Khoản 2 như sau: "2. Chứng thư giám định có thể bao gồm các nội dung chính sau đây". |
- Chứng thư giám định yêu cầu quá nhiều thông tin đặt người nhập khẩu vào tình thế bị động.Người nhập khẩu không thể kiểm soát và hướng dẫn việc tạo lập nội dung chứng thư giám định được tạo tại nước xuất khẩu - Gây trì hoãn quá trình nhập khẩu của các doanh nghiệp |
||
10 |
Điều 15. Điều kiện, thủ tục để tổ chức giám định tham gia hoạt động giám định chất lượng máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng "… 1. Giai đoạn 1, từ ngày Thông tư có hiệu lực thi hành đến hết năm 2016: áp dụng theo Luật Thương mại a) Tổ chức giám định đã được thành lập theo quy định của Luật Thương mại, có đăng ký lĩnh vực giám định máy móc, thiết bị, công nghệ; đáp ứng các yêu cầu tại Điều 14 Thông tư này cần gửi bản đăng ký tham gia hoạt động giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng kèm theo mẫu chứng thư giám định (bản scan) về Bộ Khoa học và Công nghệ. Bản đăng ký gồm các nội dung chính như sau: - Tên tổ chức, địa chỉ liên lạc, website, Email. ĐT, Fax. - Tên người đại diện tổ chức, người ký chứng thư giám định. - Liệt kê các thông tin đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 14 Thông tư này. - Liệt kê hoạt động giám đinh trong 2 năm gần nhất. - Cam kết tuân thủ quy định của pháp luật và Thông tư này. - Thủ trưởng tổ chức giám định đóng dấu, ký tên. b) Sau 3 ngày làm việc, nếu đủ các thông tin theo quy định tại điểm a khoản này, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ thông báo trên Công thông tin điện tử của Bộ để các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan biết, lựa chọn. c) Để thuận lợi cho việc triển khai trong thời gian đầu Thông tư này có hiệu lực, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố một số tổ chức giám định đủ điều kiện theo Danh sách quy định tại Phụ lục II Thông tư này để các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan biết, lựa chọn. Danh sách này sẽ được thường xuyên cập nhật theo đăng ký của các tổ chức giám định đủ điều kiện khác." |
Thời gian cho đến hết năm 2016 của Giai đoạn 1, đề nghị quy định rõ thủ tục, điều kiện để các tổ chức giám định nước ngoài được tham gia vào hoạt động giám định. |
Khoản 1: Dự thảo quy định điều kiện và thủ tục công nhận các tổ chức giám định chia thành hai giai đoạn nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức giám định trong nước dần dần đáp ứng với các tiêu chuẩn giám định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, quy định này lại gián tiếp giới hạn khả năng chọn lựa tổ chức giám định nước ngoài của doanh nghiệp, vì Dự thảo chỉ điều chỉnh "tổ chức giám định đã được thành lập theo quy định của Luật Thương mại". Kiến nghị: Nên có quy định cụ thể về điều kiện và thủ tục công nhận kết quả giám định của tổ chức giám định tại nước xuất khẩu cho giai đoạn 1. |
||
- Cần quy định rõ thời gian hoàn tất việc giám định - Lo ngại về số lượng các tổ chức giám định đủ điều kiện tại thời điểm thực hiện so với nhu cầu giám định của hàng ngàn doanh nghiệp - Lo ngại về trình độ giám định trong nước đối với các dây chuyền công nghệ,máy móc thiết bị hiện đại thuộc li4ng vực công nghệ cao - Lo ngại về thời gian và chi phí khi phải giám định tại nước xuất khẩu - Lo ngại về chi phí lưu kho hàng hóa và tình hình việc trì hoãn sản xuất của doanh nghiệp trong khi chờ giám định è Gây chậm trễ quá trình nhập khẩu và ảnh hưởng xấu đến hoạt động doanh nghiệp |
||
11 |
Điều 16. Chi phí giám định “… 1. Chi phí giám định chất lượng máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ do tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định chi trả theo thỏa thuận giữa các bên.” |
Liên quan đến chi phí giám định thực hiện ở Việt Nam, không quy định dựa theo thỏa thuận giữa các bên, mà đề nghị xây dựng bảng chi phí cụ thể cho từng hạng mục sản phẩm. |
12 |
Điều 17. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương “... 2. Các Bộ, ngành trong phạm vi lĩnh vực được phân công quản lý, nếu thấy cần thiết phải kiểm soát chặt hơn mức quy định chung tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 Thông tư này, ban hành cụ thể yêu cầu về “thời gian sử dụng” và “chất lượng còn lại” đối với máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng thuộc các ngành nghề, lĩnh vực đặc thù cho phù hợp với thực tế. Trong thời gian các Bộ, ngành chưa công bố, việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng được thực hiện theo quy định tại Thông tư này. |
Mức tỷ lệ "chất lượng còn lại" và "thời gian sử dụng" nên được xác định tương ứng phù hợp với máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ, linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế của từng ngành khác nhau ("Máy móc"). Nếu phải áp dụng một mức chung cho tất cả các máy móc của mọi ngành nghề trong thời gian hiện tại, thì Dự thảo nên xác định rõ thời hạn để các Bộ, ngành ban hành cụ thể yêu cầu về "thời gian sử dụng" và "chất lượng còn lại" cho Máy móc thuộc phạm vi quản lý của mình. Có thể xác định thời hạn ban hành các quy định cụ thể này là 30/11/2016, tương ứng với quy định tại Khoản 3 Điều 17 Dự thảo (ngày các Bộ, ngành phải chỉ định được các tổ chức giám định đủ điều kiện). Kiến nghị: Nên sửa đổi khoản này như sau: “... 2. Đến trước ngày 30/11/2016, các Bộ, ngành trong phạm vi lĩnh vực được phân công quản lýban hành cụ thể yêu cầu về “thời gian sử dụng” và “chất lượng còn lại” đối với máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng thuộc các ngành nghề, lĩnh vực đặc thù cho phù hợp với thực tế. Trong thời gian các Bộ, ngành chưa công bố, việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng được thực hiện theo quy định tại Thông tư này. " |
13 |
Điều 20. Chế độ thông báo, báo cáo “… 3. Định kỳ tháng 12 hàng năm, tổ chức giám định tham gia hoạt động giám định chất lượng máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng phải báo cáo tình hình thực hiện giám định hàng hóa gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, quản lý chung. Mẫu báo cáo theo biểu mẫu tại Phụ lục IV Thông tư này.” |
Việc tổ chức giám định nước ngoài từ sau này trở đi phải báo cáo kết quả giám định máy móc, thiết bị nhập khẩu vào Việt Nam là không có tính khả thi, giả sử có thực hiện thì có khả năng làm tăng cao thêm chi phí giám định, vì vậy đề nghị xóa bỏ điều khoản này, hoặc nếu không sửa đổi thành Bộ Khoa học và Công nghệ là đơn vị thực hiện. |
14 |
Điều 23. Hiệu lực thi hành “… 1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2015.” |
Liên quan đến việc chỉ định, công bố, thông báo các tổ chức giám định, phương pháp thực hiện giám định, cần có thời gian chuẩn bị, ngoài ra do có khả năng lớn là sau khi thông tư có hiệu lực sẽ phát sinh trở ngại, chậm trễ trong làm thủ tục thông quan nhập khẩu, nên đề nghị trước hết sẽ chỉ định các tổ chức giám định trong và ngoài nước, sau đó quy định dành một thời gian nhất định để các bên liên quan nhận biết rồi mới thực hiện Thông tư. |
15 |
Tổ chức giám định ở Phụ lục II |
Trong danh sách các tổ chức giám định giai đoạn I ở phụ lục II kèm theo dự thảo Thông tư 20, bao gồm Quatset1, 2, 3 thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng, Vinacontrol Hà Nội, kể cả các Tổ chức quốc tế như SGS Việt Nam, Bureau Veritas Vietnam, theo chúng tôi đánh giá đều là các tổ chức giám định vật tư, hàng hóa, chất lượng công trình xây dựng...Các tổ chức này khó có thể giám định được chất lượng còn lại của máy móc thiết bị đã qua sử dụng, nhất là máy móc thiết bị ngành in. Ở các tổ chức này không có các chuyên gia và cũng không có đủ điều kiện để thực hiện việc đó. Theo chúng tôi, các chuyên gia có thể thực hiện việc giám định chất lượng máy móc, thiết bị in đã qua sử dụng hiện chỉ có ở các doanh nghiệp, các công ty chuyên kinh doanh máy móc thiết bị đã qua sử dụng của ngành in, các công ty cơ khí, sữa chữa ngành in, nhưng họ cũng chỉ xác định được chất lượng khi tháo dỡ máy và chạy thử máy trong một thời gian nhất định. Ngay cả các cơ quan quản lý nhà nước về ngành in cũng không có các chuyên gia về lĩnh vực này. Các tổ chức tương tự ở nước ngoài cũng vậy, họ cũng chỉ giám định được chất lượng vật tư, hàng hóa với các tiêu chuẩn cụ thể. Do đó việc cấp chứng chỉ về chất lượng còn lại của máy móc, thiết bị, cụ thể là ngành in cũng chỉ là hình thức, không có ý nghĩa, gây tốn kém, phiền hà và rất mất thời gian cho các doanh nghiệp in. Hậu quả được dự báo trước là máy móc, thiết bị nhập khẩu về sẽ nằm chết ở các cửa khẩu nhiều tháng trời, thậm chí hàng năm mà vẫn không có kết quả giám định, trừ khi có sự chạy đi chạy lại để có kết quả giám định...một cách hình thức. |
[1] Không có mã số HS cho dây chuyền công nghệ