Tổ chức chứng thực CKĐT – Quản lý thế nào?
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử (tổ chức chứng thực) là chủ thể thực hiện dịch vụ chứng thực các chữ ký điện tử (CKĐT), đóng vai trò là bên trung gian giữa người ký điện tử và những người chấp nhận chữ ký điện tử. Sự tham gia của “người trung gian” này nhằm đảm bảo chữ ký điện tử là của người ký liên quan chứ không phải của ai khác, tránh trường hợp gian lận chữ ký, tránh tình trạng người ký từ chối chữ ký của mình ... Với các chức năng này, tổ chức chứng thực có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính trung thực và tin cậy của CKĐT. Ngoài ra, vì đây là một loại dịch vụ có khả năng sinh lời nên trên thực tế, hoạt động này được xem như một hoạt động kinh doanh.
Quan điểm hiện tại trong Dự thảo 5 Luật Giao dịch điện tử (GDĐT) là cho phép tồn tại đồng thời (i) tổ chức chứng thực có phép (đăng ký KD tại Phòng ĐKKD và xin Giấy phép KD DVCTĐT) và (ii) tổ chức chứng thực không được cấp phép (chỉ đăng ký KD tại Phòng ĐKKD, không cần xin giấy phép). Muốn được cấp giấy phép, tổ chức chứng thực phải đáp ứng những điều kiện nhất định (về công nghệ, nhân lực, qui trình hoạt động...) do Chính phủ qui định.
Qui định như trên tạo ra quyền tự do lựa chọn rộng rãi của người tiến hành GDĐT có sử dụng CKĐT được chứng thực (ai muốn sử dụng loại nào thì tuỳ, các bên giao dịch tự thoả thuận với nhau). Qui định này đồng thời tạo ra quyền tự do cho doanh nghiệp (muốn lựa chọn hoạt động theo hình thức nào cũng được). Tất nhiên, chứng thực địên tử được cấp bởi tổ chức có phép (đáp ứng các điều kiện về nhân lực, công nghệ... do Chính phủ qui định) sẽ đáng tin cậy hơn (và do đó sẽ an toàn hơn) chứng thực địên tử do các tổ chức không phép cấp.
Tuy nhiên, trên thực tế, qui định cho phép tồn tại song song hai loại tổ chức chứng thực có phép và không có phép như vậy có khả năng gây ra những khó khăn nhất định vì lý do:
(i) Không tương thích với qui định về thành lập và cấp phép hoạt động hiện nay của Luật DN và các VBPL trong hầu hết các VBPL kinh doanh chuyên ngành:
Theo pháp luật hiện hành thì việc thành lập và kinh doanh của doanh nghiệp trong một lĩnh vực kinh doanh cụ thể đi theo một trong 3 hình thức sau:
- Chỉ cần ĐKKD tại Phòng ĐKKD tỉnh, thành phố (áp dụng cho DN thuộc hầu hết các lĩnh vực KD)
- ĐKKD tại Phòng ĐKKD tỉnh, thành phố và xin Giấy phép kinh doanh (ngành nghề cụ thể) tại cơ quan quản lý chuyên ngành (Bộ hoặc Sở) (ví dụ kinh doanh thiết bị mạng và dịch vụ viễn thông)
- Xin Giấy phép thành lập và hoạt động – có giá trị đồng thời như Giấy ĐKKD (ví dụ kinh doanh bảo hiểm)
Như vậy cho đến nay chưa có tiền lệ nào về việc một ngành nghề kinh doanh có thể có trường hợp cấp phép, có thể có trường hợp không cấp phép mà vẫn hoạt động bình thường. Điều này chắc chắn gây ra khó khăn cho quản lý Nhà nước đối với các tổ chức này (đặc biệt khi vấn đề chứng thực CKĐT khá quan trọng, liên quan đến tính trung thực của chữ ký, và do đó cần sự quản lý nhất định từ phía cơ quan NN nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng).
(ii) Tạo ra nhiều rủi ro cho người sử dụng
Người sử dụng (người ký CKĐT và bên chấp nhận CKĐT) sẽ gặp phải rủi ro vì không phải ai, khi nào, cũng biết được một tổ chức chứng thực là được cấp phép hay không và giá trị của việc chứng thực có cấp phép như thế nào. Vì thế tốt hơn cả là không nên để tồn tại song song cả hai hình thức cấp phép và không cấp phép. Đây có lẽ cũng là một trong những lý do giải thích tại sao pháp luật nhiều nước về vấn đề này đều xem chứng thực CKĐT là hoạt động kinh doanh đặc biệt, cần quản lý bằng giấy phép.
(iii) Tạo ra những rủi ro về pháp lý
Hiện tại, Dự thảo Luật GDĐT đang đi theo hướng coi CKĐT được chứng thực là CKĐT an toàn (có thể sử dụng làm chứng cứ có giá trị cao, không thể phủ nhận trong các quá trình tố tụng). Qui định này có thể chấp nhận được đối với những CKĐT được chứng thực bởi các tổ chức chứng thực được cấp phép (bởi ít ra các tổ chức này cũng đã đáp ứng những điều kiện tối thiểu do pháp luật qui định nhằm đảm bảo tính an toàn và đáng tin cậy của chứng thực mà mình cung cấp). Tuy nhiên, qui định này không thực sự “an toàn” những CKĐT do tổ chức chứng thực không phép cấp (vì không ai quản lý những tổ chức này để đảm bảo rằng chứng thực do họ cấp thực sự đáng tin cậy). Do vậy, việc cho phép tồn tại tổ chức chứng thực không có giấy phép có lẽ cần được xem xét lại (nếu vẫn giữ qui định nêu trên về CKĐT an toàn).
Ngoài ra, sự tồn tại cùng lúc của CKĐT có chứng thực được cấp phép và các CKĐT do tổ chức không có giấy phép chứng thực chắc chắn sẽ gây ra những khó khăn cho Toà án (và các chủ thể giải quyết tranh chấp khác) khi có tranh chấp liên quan. Lý do: sự tồn tại song song này sẽ tạo ba mức tin cậy khác nhau của CKĐT không chứng thực (mức tin cậy thấp nhất), CKĐT có chứng thực nhưng tổ chức chứng thực không được cấp phép (mức tin cậy cao hơn nhưng không hoàn toàn) và CKĐT được chứng thực bởi một tổ chức được cấp phép (mức tin cậy cao nhất). Toà án, hoặc sẽ rất lúng túng khi đánh giá mức độ tin cậy của từng loại nói trên, hoặc sẽ được trao quyền quyết định quá lớn trong vấn đề này. Nếu chỉ tồn tại hai hình thức là CKĐT không được chứng thực và CKĐT được chứng thực bởi tổ chức chứng thực được cấp phép thì vấn đề sẽ đơn giản hơn nhiều: CKĐT được chứng thực là CKĐT an toàn, là chứng cứ được chấp nhận ngay; CKĐT không được chứng thực nếu có tranh cãi sẽ phải giám định, kiểm tra lại.
Từ những lý do trên, có lẽ sẽ tốt hơn (theo nghĩa là an toàn hơn cho người sử dụng, thuận tiện hơn khi có tranh chấp và dễ dàng hơn đối với cơ quan quản lý) nếu chỉ cho phép tồn tại các tổ chức chứng thực có giấy phép. Cụ thể, các tổ chức muốn làm dịch vụ này phải có đăng ký kinh doanh (tại Phòng ĐKKD tỉnh như qui định hiện tại của Luật Doanh nghiệp) và có giấy phép kinh doanh dịch vụ này (do một cơ quan có thẩm quyền – ví dụ Bộ Bưu chính Viễn thông - cấp sau khi tổ chức đó đã đáp ứng những điều kiện nhất định).
Quan điểm hiện tại trong Dự thảo 5 Luật Giao dịch điện tử (GDĐT) là cho phép tồn tại đồng thời (i) tổ chức chứng thực có phép (đăng ký KD tại Phòng ĐKKD và xin Giấy phép KD DVCTĐT) và (ii) tổ chức chứng thực không được cấp phép (chỉ đăng ký KD tại Phòng ĐKKD, không cần xin giấy phép). Muốn được cấp giấy phép, tổ chức chứng thực phải đáp ứng những điều kiện nhất định (về công nghệ, nhân lực, qui trình hoạt động...) do Chính phủ qui định.
Qui định như trên tạo ra quyền tự do lựa chọn rộng rãi của người tiến hành GDĐT có sử dụng CKĐT được chứng thực (ai muốn sử dụng loại nào thì tuỳ, các bên giao dịch tự thoả thuận với nhau). Qui định này đồng thời tạo ra quyền tự do cho doanh nghiệp (muốn lựa chọn hoạt động theo hình thức nào cũng được). Tất nhiên, chứng thực địên tử được cấp bởi tổ chức có phép (đáp ứng các điều kiện về nhân lực, công nghệ... do Chính phủ qui định) sẽ đáng tin cậy hơn (và do đó sẽ an toàn hơn) chứng thực địên tử do các tổ chức không phép cấp.
Tuy nhiên, trên thực tế, qui định cho phép tồn tại song song hai loại tổ chức chứng thực có phép và không có phép như vậy có khả năng gây ra những khó khăn nhất định vì lý do:
(i) Không tương thích với qui định về thành lập và cấp phép hoạt động hiện nay của Luật DN và các VBPL trong hầu hết các VBPL kinh doanh chuyên ngành:
Theo pháp luật hiện hành thì việc thành lập và kinh doanh của doanh nghiệp trong một lĩnh vực kinh doanh cụ thể đi theo một trong 3 hình thức sau:
- Chỉ cần ĐKKD tại Phòng ĐKKD tỉnh, thành phố (áp dụng cho DN thuộc hầu hết các lĩnh vực KD)
- ĐKKD tại Phòng ĐKKD tỉnh, thành phố và xin Giấy phép kinh doanh (ngành nghề cụ thể) tại cơ quan quản lý chuyên ngành (Bộ hoặc Sở) (ví dụ kinh doanh thiết bị mạng và dịch vụ viễn thông)
- Xin Giấy phép thành lập và hoạt động – có giá trị đồng thời như Giấy ĐKKD (ví dụ kinh doanh bảo hiểm)
Như vậy cho đến nay chưa có tiền lệ nào về việc một ngành nghề kinh doanh có thể có trường hợp cấp phép, có thể có trường hợp không cấp phép mà vẫn hoạt động bình thường. Điều này chắc chắn gây ra khó khăn cho quản lý Nhà nước đối với các tổ chức này (đặc biệt khi vấn đề chứng thực CKĐT khá quan trọng, liên quan đến tính trung thực của chữ ký, và do đó cần sự quản lý nhất định từ phía cơ quan NN nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng).
(ii) Tạo ra nhiều rủi ro cho người sử dụng
Người sử dụng (người ký CKĐT và bên chấp nhận CKĐT) sẽ gặp phải rủi ro vì không phải ai, khi nào, cũng biết được một tổ chức chứng thực là được cấp phép hay không và giá trị của việc chứng thực có cấp phép như thế nào. Vì thế tốt hơn cả là không nên để tồn tại song song cả hai hình thức cấp phép và không cấp phép. Đây có lẽ cũng là một trong những lý do giải thích tại sao pháp luật nhiều nước về vấn đề này đều xem chứng thực CKĐT là hoạt động kinh doanh đặc biệt, cần quản lý bằng giấy phép.
(iii) Tạo ra những rủi ro về pháp lý
Hiện tại, Dự thảo Luật GDĐT đang đi theo hướng coi CKĐT được chứng thực là CKĐT an toàn (có thể sử dụng làm chứng cứ có giá trị cao, không thể phủ nhận trong các quá trình tố tụng). Qui định này có thể chấp nhận được đối với những CKĐT được chứng thực bởi các tổ chức chứng thực được cấp phép (bởi ít ra các tổ chức này cũng đã đáp ứng những điều kiện tối thiểu do pháp luật qui định nhằm đảm bảo tính an toàn và đáng tin cậy của chứng thực mà mình cung cấp). Tuy nhiên, qui định này không thực sự “an toàn” những CKĐT do tổ chức chứng thực không phép cấp (vì không ai quản lý những tổ chức này để đảm bảo rằng chứng thực do họ cấp thực sự đáng tin cậy). Do vậy, việc cho phép tồn tại tổ chức chứng thực không có giấy phép có lẽ cần được xem xét lại (nếu vẫn giữ qui định nêu trên về CKĐT an toàn).
Ngoài ra, sự tồn tại cùng lúc của CKĐT có chứng thực được cấp phép và các CKĐT do tổ chức không có giấy phép chứng thực chắc chắn sẽ gây ra những khó khăn cho Toà án (và các chủ thể giải quyết tranh chấp khác) khi có tranh chấp liên quan. Lý do: sự tồn tại song song này sẽ tạo ba mức tin cậy khác nhau của CKĐT không chứng thực (mức tin cậy thấp nhất), CKĐT có chứng thực nhưng tổ chức chứng thực không được cấp phép (mức tin cậy cao hơn nhưng không hoàn toàn) và CKĐT được chứng thực bởi một tổ chức được cấp phép (mức tin cậy cao nhất). Toà án, hoặc sẽ rất lúng túng khi đánh giá mức độ tin cậy của từng loại nói trên, hoặc sẽ được trao quyền quyết định quá lớn trong vấn đề này. Nếu chỉ tồn tại hai hình thức là CKĐT không được chứng thực và CKĐT được chứng thực bởi tổ chức chứng thực được cấp phép thì vấn đề sẽ đơn giản hơn nhiều: CKĐT được chứng thực là CKĐT an toàn, là chứng cứ được chấp nhận ngay; CKĐT không được chứng thực nếu có tranh cãi sẽ phải giám định, kiểm tra lại.
Từ những lý do trên, có lẽ sẽ tốt hơn (theo nghĩa là an toàn hơn cho người sử dụng, thuận tiện hơn khi có tranh chấp và dễ dàng hơn đối với cơ quan quản lý) nếu chỉ cho phép tồn tại các tổ chức chứng thực có giấy phép. Cụ thể, các tổ chức muốn làm dịch vụ này phải có đăng ký kinh doanh (tại Phòng ĐKKD tỉnh như qui định hiện tại của Luật Doanh nghiệp) và có giấy phép kinh doanh dịch vụ này (do một cơ quan có thẩm quyền – ví dụ Bộ Bưu chính Viễn thông - cấp sau khi tổ chức đó đã đáp ứng những điều kiện nhất định).