Luật giao dịch điện tử: Có đáp ứng mong chờ?
Luật giao dịch điện tử: Có đáp ứng mong chờ?
Theo dự kiến, Luật Giao dịch điện tử sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ nhất tại kỳ họp thứ 7 vào đầu năm 2005 và trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 8 vào cuối năm 2005…
Chấm dứt dự thảo Pháp lệnh TMĐT
Khi Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (UBKHC&MT) của Quốc hội đảm nhận trách nhiệm soạn thảo dự án Luật giao dịch điện tử, nhiều ý kiến tỏ ra băn khoăn về sự “song hành” tồn tại của cả dự thảo Pháp lệnh Thương mại điện tử (do Bộ Thương mại chịu trách nhiệm soạn thảo) và dự thảo Luật giao dịch điện tử. Tuy nhiên, băn khoăn này đã được giải tỏa khi ông Vũ Minh Mão, Phó Chủ nhiệm UBKHC&MT của Quốc hội cho biết ngày 15/10 vừa qua, Chính phủ đã chính thức yêu cầu Bộ Thương mại chấm dứt soạn thảo dự án Pháp lệnh Thương mại điện tử và chuyển giao toàn bộ phần công việc này sang UBKHCN&MT của Quốc hội.
Nhiều tranh luận
Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Thương mại điện tử, Bộ Thương mại, việc xây dựng hệ thống pháp luật về giao dịch điện tử ở các nước trên thế giới đang diễn ra theo một số khuynh hướng sau: Chỉ thừa nhận giá trị pháp lý của các giao dịch điện tử; hoặc mở rộng hơn các vấn đề liên quan đến thương mại điện tử (một phần hoặc toàn bộ); hoặc là xây dựng các luật về từng vấn đề cụ thể liên quan đến giao dịch điện tử; hoặc là không xây dựng luật giao dịch điện tử mà sửa đổi hệ thống pháp luật hiện hành (Luật Thương mại, Bộ luật dân sự…). “Luật giao dịch điện tử Việt Nam đang đi theo hướng mở rộng hơn đến các vấn đề liên quan đến thương mại điện tử”, ông Hải nói và nhận xét thêm: “Khuynh hướng này đòi hỏi kỹ thuật lập pháp cao và sẽ có nhiều ý kiến tranh luận”.
Đúng như nhận xét của ông Trần Thanh Hải, ngay từ phạm vi điều chỉnh của Luật Giao dịch điện tử đã có hai loại ý kiến khác nhau. Loại ý kiến thứ nhất dự kiến phạm vi điều chỉnh tương đối rộng, bao gồm chính sách đối với giao dịch điện tử, các quy định về chứng từ điện tử, dữ liệu điện tử, chữ ký điện tử, mật mã, công chức điện tử, an ninh mạng, bảo đảm bí mật thông tin, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nhưng có ngoại trừ một số trường hợp để đề phòng rủi ro trong giao dịch điện tử, gồm các giao dịch có liên quan đến di chúc, thừa kế; giao dịch có liên quan đến bất động sản; giao dịch hành chính có liên quan đến các quyền nhân thân...
Một số chuyên gia cho rằng, ở góc độ pháp lý, một đạo luật có phạm vi điều chỉnh như vậy là khá “tham vọng”. Vì thế, những chuyên gia này cho rằng phạm vi điều chỉnh của Luật giao dịch điện tử chỉ nên tập trung vào 3 lĩnh vực: dân sự, thương mại và hành chính.
Cũng liên quan đến phạm vi điều chỉnh, theo dự thảo, Luật giao dịch điện tử “điều chỉnh mọi giao dịch có sử dụng thông điệp dữ liệu được thực hiện trên lãnh thổ của nước CHXHCN Việt Nam”. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, quy định này chưa thực sự hợp lý, bởi luật này sẽ không thể điều chỉnh mọi giao dịch có sử dụng thông điệp dữ liệu và chỉ điều chỉnh việc sử dụng thông điệp dữ liệu điện tử. Mặt khác, do tính chất “mạng”, “ảo” của các giao dịch nên sẽ phải dựa vào yếu tố “trụ sở thương mại” hay “quốc tịch”, “nơi cư trú” để xác định chủ thể hay địa điểm diễn ra giao dịch để có thể xác định phạm vi áp dụng của luật, cũng như xác định luật áp dụng đối với các giao dịch có yếu tố nước ngoài, bởi không thể dựa vào tiêu chí địa chỉ IP của máy tính hay máy chủ (server) đặt ở đâu để xác định do tính chất “không cố định” và “khó kiểm soát” của nó.
Khi Luật Giao dịch điện tử được ban hành thì vai trò của một cơ quan giúp Chính phủ quản lý nhà nước trong lĩnh vực này là rất quan trọng. Vấn đề đặt ra ở đây là có nên giao cho một Bộ giúp Chính phủ quản lý nhà nước hay cần phải thành lập một tổ chức tư vấn. Quanh vấn đề này, có quan điểm cho rằng không cần thiết phải thành lập một Uỷ ban giao dịch điện tử do lo ngại sự gia tăng thêm bộ máy của Chính phủ. Tuy nhiên, theo ông Mai Anh, thành viên Ban soạn thảo, Tổ trưởng Tổ biên tập dự án Luật Giao dịch điện tử, cũng có một số ý kiến tán thành việc cần thành lập một ủy ban giao dịch điện tử hoặc Hội đồng cố vấn, nhưng chỉ làm tư vấn cho Chính phủ, nhằm khắc phục việc làm tăng thêm bộ máy quản lý.
Doanh nghiệp chờ đợi gì?
Tuy dự thảo Luật Giao dịch điện tử xác định đối tượng áp dụng là “tất cả các tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch có sử dụng thông điệp dữ liệu trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam”, nhưng nhiều ý kiến cho rằng các doanh nghiệp vẫn là đối tượng chịu sự điều chỉnh nhiều nhất của đạo luật này, cả trong thời gian trước mắt cũng như về lâu dài.
Hiện nay, cho dù các doanh nghiệp đã ít nhiều sử dụng các công cụ tin học trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà với việc sử dụng các phương tiện điện tử trong hoạt động thương mại của mình. Một trong những nguyên nhân pháp lý được nêu ra là doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều rủi ro trong quan hệ với đối tác kinh doanh và khách hàng cũng như sẽ gặp phải không ít rắc rối trong quan hệ với các cơ quan nhà nước một khi họ sử dụng các giao dịch điện tử. Vì thế, theo bà Nguyễn Thị Thu Trang thuộc Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đồng thời là thành viên Ban soạn thảo dự án Luật Giao dịch điện tử, các doanh nghiệp đang trông đợi Luật Giao dịch điện tử sẽ là một đạo luật tạo hành lang pháp lý an toàn và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiến hành các giao dịch điện tử. “Tôi cũng hy vọng đây sẽ là một đạo luật tôn trọng quyền tự do lựa chọn ứng xử pháp lý của doanh nghiệp, đồng thời sẽ là một đạo luật có khả năng thực thi cao”, bà Trang nói.
Để Luật Giao dịch điện tử có khả năng thực thi cao và có thể nhanh chóng đi vào cuộc sống khi ban hành, ông Vũ Minh Mão cho biết kèm theo dự thảo Luật sẽ bao gồm 5 dự thảo các Nghị định hướng dẫn thi hành: Nghị định về chữ ký số và xác thực điện tử (Bộ BCVT soạn thảo); Nghị định về thanh toán điện tử trong lĩnh vực ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước); Nghị định hướng dẫn chi tiết về giao kết hợp đồng điện tử (Bộ Thương mại); Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính kế toán (Bộ Tài chính); Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực hành chính (Văn phòng Chính phủ). “Tôi tin là với hàng loạt các Nghị định hướng dẫn đi kèm khi dự thảo Luật được Quốc hội thông qua, Luật Giao dịch điện tử sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng, hiệu quả”, ông Mão nói.
Nhóm phóng viên CNTT-VT
[i]Theo Báo Bưu điện ngày Số 46, từ 8/11 đến 14/11/2004
Theo dự kiến, Luật Giao dịch điện tử sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ nhất tại kỳ họp thứ 7 vào đầu năm 2005 và trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 8 vào cuối năm 2005…
Chấm dứt dự thảo Pháp lệnh TMĐT
Khi Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (UBKHC&MT) của Quốc hội đảm nhận trách nhiệm soạn thảo dự án Luật giao dịch điện tử, nhiều ý kiến tỏ ra băn khoăn về sự “song hành” tồn tại của cả dự thảo Pháp lệnh Thương mại điện tử (do Bộ Thương mại chịu trách nhiệm soạn thảo) và dự thảo Luật giao dịch điện tử. Tuy nhiên, băn khoăn này đã được giải tỏa khi ông Vũ Minh Mão, Phó Chủ nhiệm UBKHC&MT của Quốc hội cho biết ngày 15/10 vừa qua, Chính phủ đã chính thức yêu cầu Bộ Thương mại chấm dứt soạn thảo dự án Pháp lệnh Thương mại điện tử và chuyển giao toàn bộ phần công việc này sang UBKHCN&MT của Quốc hội.
Nhiều tranh luận
Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Thương mại điện tử, Bộ Thương mại, việc xây dựng hệ thống pháp luật về giao dịch điện tử ở các nước trên thế giới đang diễn ra theo một số khuynh hướng sau: Chỉ thừa nhận giá trị pháp lý của các giao dịch điện tử; hoặc mở rộng hơn các vấn đề liên quan đến thương mại điện tử (một phần hoặc toàn bộ); hoặc là xây dựng các luật về từng vấn đề cụ thể liên quan đến giao dịch điện tử; hoặc là không xây dựng luật giao dịch điện tử mà sửa đổi hệ thống pháp luật hiện hành (Luật Thương mại, Bộ luật dân sự…). “Luật giao dịch điện tử Việt Nam đang đi theo hướng mở rộng hơn đến các vấn đề liên quan đến thương mại điện tử”, ông Hải nói và nhận xét thêm: “Khuynh hướng này đòi hỏi kỹ thuật lập pháp cao và sẽ có nhiều ý kiến tranh luận”.
Đúng như nhận xét của ông Trần Thanh Hải, ngay từ phạm vi điều chỉnh của Luật Giao dịch điện tử đã có hai loại ý kiến khác nhau. Loại ý kiến thứ nhất dự kiến phạm vi điều chỉnh tương đối rộng, bao gồm chính sách đối với giao dịch điện tử, các quy định về chứng từ điện tử, dữ liệu điện tử, chữ ký điện tử, mật mã, công chức điện tử, an ninh mạng, bảo đảm bí mật thông tin, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nhưng có ngoại trừ một số trường hợp để đề phòng rủi ro trong giao dịch điện tử, gồm các giao dịch có liên quan đến di chúc, thừa kế; giao dịch có liên quan đến bất động sản; giao dịch hành chính có liên quan đến các quyền nhân thân...
Một số chuyên gia cho rằng, ở góc độ pháp lý, một đạo luật có phạm vi điều chỉnh như vậy là khá “tham vọng”. Vì thế, những chuyên gia này cho rằng phạm vi điều chỉnh của Luật giao dịch điện tử chỉ nên tập trung vào 3 lĩnh vực: dân sự, thương mại và hành chính.
Cũng liên quan đến phạm vi điều chỉnh, theo dự thảo, Luật giao dịch điện tử “điều chỉnh mọi giao dịch có sử dụng thông điệp dữ liệu được thực hiện trên lãnh thổ của nước CHXHCN Việt Nam”. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, quy định này chưa thực sự hợp lý, bởi luật này sẽ không thể điều chỉnh mọi giao dịch có sử dụng thông điệp dữ liệu và chỉ điều chỉnh việc sử dụng thông điệp dữ liệu điện tử. Mặt khác, do tính chất “mạng”, “ảo” của các giao dịch nên sẽ phải dựa vào yếu tố “trụ sở thương mại” hay “quốc tịch”, “nơi cư trú” để xác định chủ thể hay địa điểm diễn ra giao dịch để có thể xác định phạm vi áp dụng của luật, cũng như xác định luật áp dụng đối với các giao dịch có yếu tố nước ngoài, bởi không thể dựa vào tiêu chí địa chỉ IP của máy tính hay máy chủ (server) đặt ở đâu để xác định do tính chất “không cố định” và “khó kiểm soát” của nó.
Khi Luật Giao dịch điện tử được ban hành thì vai trò của một cơ quan giúp Chính phủ quản lý nhà nước trong lĩnh vực này là rất quan trọng. Vấn đề đặt ra ở đây là có nên giao cho một Bộ giúp Chính phủ quản lý nhà nước hay cần phải thành lập một tổ chức tư vấn. Quanh vấn đề này, có quan điểm cho rằng không cần thiết phải thành lập một Uỷ ban giao dịch điện tử do lo ngại sự gia tăng thêm bộ máy của Chính phủ. Tuy nhiên, theo ông Mai Anh, thành viên Ban soạn thảo, Tổ trưởng Tổ biên tập dự án Luật Giao dịch điện tử, cũng có một số ý kiến tán thành việc cần thành lập một ủy ban giao dịch điện tử hoặc Hội đồng cố vấn, nhưng chỉ làm tư vấn cho Chính phủ, nhằm khắc phục việc làm tăng thêm bộ máy quản lý.
Doanh nghiệp chờ đợi gì?
Tuy dự thảo Luật Giao dịch điện tử xác định đối tượng áp dụng là “tất cả các tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch có sử dụng thông điệp dữ liệu trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam”, nhưng nhiều ý kiến cho rằng các doanh nghiệp vẫn là đối tượng chịu sự điều chỉnh nhiều nhất của đạo luật này, cả trong thời gian trước mắt cũng như về lâu dài.
Hiện nay, cho dù các doanh nghiệp đã ít nhiều sử dụng các công cụ tin học trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà với việc sử dụng các phương tiện điện tử trong hoạt động thương mại của mình. Một trong những nguyên nhân pháp lý được nêu ra là doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều rủi ro trong quan hệ với đối tác kinh doanh và khách hàng cũng như sẽ gặp phải không ít rắc rối trong quan hệ với các cơ quan nhà nước một khi họ sử dụng các giao dịch điện tử. Vì thế, theo bà Nguyễn Thị Thu Trang thuộc Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đồng thời là thành viên Ban soạn thảo dự án Luật Giao dịch điện tử, các doanh nghiệp đang trông đợi Luật Giao dịch điện tử sẽ là một đạo luật tạo hành lang pháp lý an toàn và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiến hành các giao dịch điện tử. “Tôi cũng hy vọng đây sẽ là một đạo luật tôn trọng quyền tự do lựa chọn ứng xử pháp lý của doanh nghiệp, đồng thời sẽ là một đạo luật có khả năng thực thi cao”, bà Trang nói.
Để Luật Giao dịch điện tử có khả năng thực thi cao và có thể nhanh chóng đi vào cuộc sống khi ban hành, ông Vũ Minh Mão cho biết kèm theo dự thảo Luật sẽ bao gồm 5 dự thảo các Nghị định hướng dẫn thi hành: Nghị định về chữ ký số và xác thực điện tử (Bộ BCVT soạn thảo); Nghị định về thanh toán điện tử trong lĩnh vực ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước); Nghị định hướng dẫn chi tiết về giao kết hợp đồng điện tử (Bộ Thương mại); Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính kế toán (Bộ Tài chính); Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực hành chính (Văn phòng Chính phủ). “Tôi tin là với hàng loạt các Nghị định hướng dẫn đi kèm khi dự thảo Luật được Quốc hội thông qua, Luật Giao dịch điện tử sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng, hiệu quả”, ông Mão nói.
Nhóm phóng viên CNTT-VT
[i]Theo Báo Bưu điện ngày Số 46, từ 8/11 đến 14/11/2004