Tính cấp thiết và sự hoàn thiện: trao quyền cho Ngân hàng nhà nước Việt Nam như thế nào?

Thứ Tư 09:06 12-03-2008


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC LẤY Ý KIẾN VỀ DỰ THẢO LUẬT NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (SỬA ĐỔI) VÀ LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG:

TÍNH CẤP THIẾT VÀ SỰ HOÀN THIỆN

Theo Chương trình xây dựng Luật và Pháp lệnh của Quốc hội khoá XII, Dự án Luật Ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam (sửa đổi) và Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào tháng 5/2008 và xem xét thông qua vào tháng 10/2008. Phó Thống đốc NHNN Việt Nam, ông Đặng Thanh Bình cũng phải thừa nhận Dự thảo hai luật này được xây dựng trong bối cảnh rất gấp. Song kỳ vong không chỉ của NHNN Việt Nam mà của các TCTD cũng như người dân là tính hoàn thiện của luật… Có quá nhiều vấn đề để dung hoà được tính cấp thiết và sự hoàn thiện của một dự án luật trước khi trình lên Chinh phủ, Quốc hội…

Bài 1: TRAO QUYỀN CHO NH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM- NHƯ THẾ NÀO?

Một trong những hạn chế lớn nhất của Luật NHNN Việt Nam hiện hành (1997) được chính NHNN Việt Nam chỉ ra là Luật chưa trao đầy đủ thẩm quyền cho NHNN với tư cách là mộtàngan hàng trung ương (NHTW), do vậy phần nào đã hạn chế khả năng chủ động và tính linh hoạt của NH TW trong việc thực hiệncác chức năng nhiệm vụ của một NHTW như các quy định liên quan đến cơ chế tài chính, cơ cấu tổ chức của NHNN… Tuy nhiên, Trong Tờ trình Chính phủ, NHNN cho rằng những hạn chế này sẽ được điều chỉnh cho phù hợp, nhưng “điều đó không có nghĩa cần phải thay đổi địa vị pháp lý hiện hành của NHNN”. Điều này khiến cho nhiều chuyên gia nước ngoài ngạc nhiên. “Vậy thì, nếu đị vị pháp lý của NHNN Việt Nam vẫn được giữ như quy định hiện hành thì trong luật cần quy định những vấn đề gì để hạn chế được những bất cập trong việc phân định chức năng QLNN với chức năng NHTW của NHNN?”- GS Phil Wellon đặt vấn đề. Theo GS Phil Wellon, Chuyên gia của Dự án Star Việt Nam, thông lệ quốc tế luôn ủng hộ cho vị thế độc lập của một NHTW trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách tiền tệ mà không phụ thuộc vào bất cứ cơ quan nào khác cũng như không phải chịu bất cứ áp lực nào. GS Phil Wellon cho rằng Luật NHNN Việt Nam (sửa đổi) có thể sửa đổi một số quy định về chức năng QLNN để tạo điều kiện cho NHTW có thể tập trung hơn vào chính sách tiền tệ mà đó mới là điều hỗ trợ cho nền kinh tế trong giai đoạn dài và trung hạn, vi du như NHNN phải được kiểm soát ngân sách của mình, NHNN có thể thực  thi thêm các quyền hạn quản lý đội ngũ nhân sự của mình... Các quyền đó, theo GS Phil Wellon, sẽ góp phần làm thay đổi địa vị pháp lý của NHNN - "Mặc dù thay đổi đó có biến thành sự thật hay không lại còn phụ thuộc vào luật pháp Việt Nam hoặc do các luật sư Việt Nam quyết định..."- GS Phil Wellon lưu ý.

"Có thể giới chức Việt Nam chưa sẵn sàng cân nhắc về một mức độ độc lập có giới hạn để áp dụng cho NHTW của mình. Song họ nên xem xét liệu việc tiếp tục mô tả NHNN như một "cơ quan của chính phủ" có phải là thích hợp không?"- ông Peter Nicholl, chuyên gia của Dự án Star Việt Nam đặt vấn đề. Theo ông Peter Nicholl, ông chưa thấy có văn bản nào của các nước quy định như vậy về NHTW. Ví du như Luật về NHTW  của Bosnia & Herzegovina quy định "NHTW của Bosnia & Herzegovina l à  một  pháp  nhân với  đầy  đủ  năng lực  theo quy định  của  pháp luật". Luât NHNN Việt Nam 1997 cũng quy định NHNN là "NHTW của nước CHXHCN Việt Nam", trong khi ở hầu hết các nước bản thân khái niệm "NHTW" đã cho thấy cơ cấu của tổ chức này mang tính chất nửa tự trị và trong một số trường hợp có nghĩa là tương đối đối lập, sự độc lập đó không bao giờ là tuyệt đối bởi nó vẫn bị hạn chế bởi quy định của pháp luật điều chỉnh việc thành lập ngân hàng... Ông Peter Nicholl cũng cho rằng Luật NHNN Việt Nam 1997 quy định địa vị pháp lý của NHNN "được xác định phù hợp với thể chế chính trị, điều kiện lịch sử của Việt Nam và xét tới tính thực tiễn của vấn đề" là vấn đề đáng e ngai, nhất là cho rằng địa vị pháp lý của NHNN phải "phù hợp với điều kiện lịch sử Viêt Nam", bởi đây là một tiêu chí lạc hậu. "Cơ cấu tổ chức của NHNN phải được xác định dưa trên các tiêu chí tiên tiến giống như cơ cấu tổ chức của nền kinh tế Việt Nam, nhất là khi mức độ mở của của nên kinh tế này đối với thế giới đang thay đổi. Vì thế nên bỏ quy định này ra khỏi luật!"- Ông Peter Nicholl đề nghị.

Về mối quan hệ giữa NHNN và các cơ quan khác của Chính phủ, theo GS Phil Wellon, mối quan hệ này nên mang tính chất phối hợp bình đẳng giữa các tổ chức chứ không nên mang tính phân cấp phân ngành. "Điều đó có nghĩa NHTW sẽ không phụ thuộc hoặc không phải quỵ luỵ bất cứ cơ quan nhà nước nào khác. NHTW có vị thế bình đẳng để thực hiện các chức năng mục đích của mình"- GS Phil Wellon mô tả. Ông Peter Nicholl cũng cho rằng mối quan hệ đó cần phải được quy định cụ thể và rõ ràng trong Luật NHNN hoặc trong một văn bản dưới luật để tất cả mọi người đều hiểu rõ và để giảm bớt cũng như tránh tình trạng tranh chấp về quyền hạn có thể xảy ra...

THANH LAN - Báo Pháp luật Việt Nam

(Bài 2: Các ngân hàng sẽ không được đầu tư vào hoạt động phi ngân hàng?)

BOX:

* Dự thảo Luật NHNN Việt Nam (sửa đổi) có 8 chương, 72 điều. Theo Ban soạn thảo, hiện có 8 nội dung còn có quan điểm khác nhau cần xin ý kiến: Địa vị pháp lý của NHNN Việt Nam; Mục tiêu hoạt động của NHNH Việt Nam; Về trách nhiệm của kho bạc phải mở tài khoản tại NHNN Việt Nam; Về thẩm quyền và tính tự chủ của NHNN Việt Nam; Về tính minh bạch trong hoạt động và trách nhiệm giải trình, báo cáo của NHNN Việt Nam; Về thanh tra, giám sát hoạt động NH; Về hoạt động thanh toán; Về tổng kỉêm soát.

*Theo TS Lê Thị Thu Thuỷ, Giảng viên Khoa Luật, Trường ĐH Quốc gia Hà Nội, Ban soạn thảo nên cân nhắc tên gọi của Luật bởi thực tế giảng dậy cho thấy, rất nhiêu sinh viên, học viên có sự hiểu lầm về NHNN. Họ thường hiểu NHNN "là ngân hàng thương mại do nhà nước cấp 100% vốn". Nên chăng nên goi luật này là Luật NHTW Việt Nam?- TS Thuỷ gợi ý.

Các văn bản liên quan