Tiêu cực trong đấu thầu-luật có “triệt” được?
Tiêu cực trong đấu thầu - luật có "triệt" được?
Tiêu cực, tham nhũng, thất thoát trong xây dựng cơ bản và đấu thầu đã trở thành "căn bệnh nan y"của xã hội. Tệ nạn này đã được đặt lên bàn nghị sự tại Quốc hội qua nhiều kỳ họp để "mổ xẻ", Nhà nước cũng đã rất cố gắng xử lý nhưng vẫn không có hiệu quả. Dự án Luật Đấu thầu được trình QH thảo luận tại phiên họp ngày 8 và 9.11, nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều kẽ hở mà "con voi" tiêu cực vẫn có thể lọt qua.
Ba năm quá dài?
Tăng cường tính cạnh tranh, hạn chế và từng bước xoá bỏ tình trạng khép kín trong đầu thầu (Điều 11) được Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Võ Hồng Phúc - Trưởng ban soạn thảo - giới thiệu là một nội dung mới trong dự luật và ông hy vọng sẽ "triệt tiêu" được tệ nạn tiêu cực. Lộ trình để triệt tiêu ung nhọt nhức nhối này được nêu trong dự luật là ba năm kể từ ngày Luật có hiệu lực thi hành.
Tuy nhiên, rất nhiều ĐBQH không đồng tình với thời hạn quá dài mà Bộ KH-ĐT đã đề nghị. ĐB Nguyễn Văn Mễ (Thừa Thiên - Huế) kiến quyết: Phải nhanh chóng tách khâu giám sát, giám định ra khỏi vòng "khép kín" của hoạt động đấu thầu. Những đơn vị có chức năng giám sát, giám định phải được điều chuyển ra khỏi phạm vị một bộ, một ngành".
ĐB Nguyễn Đức Kiên - Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế & Ngân sách của QH - khái quát: "Về vấn đề chống khép kín, tôi lấy ví dụ, những dự án trong Bộ GT-VT, quyền quyết định đầu tư của bộ. Bộ trưởng Bộ GT-VT cũng quyết định đầu tư, cơ quan tư vấn, thiết kế dự toán, giám sát, thẩm định, nghiệm thu và cuối cùng là thanh quyết toán đều nằm trong Bộ GT-VT". Chu trình khép kín đến như vậy thử hỏi làm sao mà phát hiện được tiêu cực? Ông Kiên cho rằng, Chính phủ tha thiết để cho một thời gian quá độ là 3 năm để "tách" các mối quan hệ "ràng buộc, móc nối, cấu kết" của các chủ thể (các cơ quan cùng nằm trong một hệ thống bộ, ngành) thì cần 1 hoặc 2 năm là cùng.
Hầu hết các ý kiến ĐBQH chỉ đồng tình quá lắm là một năm. Theo ĐB Nguyễn Văn Mễ thì "Chỉ cần tách khâu tư vấn, giám sát, giám định là hoạt động đấu thầu được lành mạnh hoá một cách đáng kể". Đơn cử một số công trình phục vụ SEA Games 22 đã bộc lộ rất rõ sự cấu kết chặt chẽ của các chủ thể để móc tiền nhà nước. Cho đến nay, Nhà thi đấu Gia Lâm đã đưa vào sử dụng được hai năm có lẻ nhưng không một ai dám quả quyết là dưới nền móng được đóng bao nhiêu chiếc cọc? Hoặc dự án Sân vận động quốc gia Mỹ Đình đã một thời dư luận ầm ĩ về chuyện đấu thầu. Các nhà chuyên môn đã phải đặt câu hỏi, nếu chọn nhà thầu HISG thì phải sửa Quy chế đấu thầu. Nhưng rồi quy chế cũng chẳng cần sửa, nhà thầu lẽ ra bị loại ngày từ vòng đầu... vẫn cứ trúng thầu.
Kẽ hở để voi chui lọt
Theo thống kê của các cơ quan chức năng có tới 85% gói thầu là chỉ định thầu. ĐB Nguyễn Đức Kiên khẳng định rằng: "Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiêu cực, lãng phí của xã hội, khiến dư luận bức xúc". Việc Bộ KH-ĐT trình tới 5 trường hợp được nằm trong diện chỉ định thầu đã bị các ĐBQH phản ứng gay gắt.
ĐB Nguyễn Văn Dũng (Tiền Giang) quả quyết: "Nếu mà chúng ta cứ chỉ định thầu mãi thì lại đưa tới tình trạng bắt tay, móc ngoặc". ĐB Lê Đình Trưởng (Quảng Ninh) kiên quyết đề nghị Ban soạn thảo (BST) cần bỏ hình thức đấu thầu hạn chế, nên áp dụng đấu thầu rộng rãi, riêng chỉ định thầu thì BST nghiên cứu thiết kế để hạn chế đến mức tối thiểu nhất. Dự luật quy định khi đấu thầu hạn chế phải mời tối thiểu 5 nhà thầu... nhưng kẽ hở chính là chỗ chủ đầu tư liên kết với 1 nhà thầu và dàn xếp với 4 nhà thầu tham gia nhưng thực chất chỉ là hình thức.
ĐB Trần Hữu Hậu (Tây Ninh) phát hiện thêm một kẽ hở lớn của dự luật, đó là Điều 45 (khoản 3) quy định hồ sơ dự thầu có tổng giá trị tuyệt đối lớn hơn 10% giá dự thầu sẽ bị loại bỏ. Ông Hậu phân tích: "BST quy định tỉ lệ này càng cao thì sẽ tạo kẽ hở càng lớn cho các nhà thầu lợi dụng để thu lợi cho mình, lật ngược kết quả đấu thầu khi vận dụng quy định này phối hợp với khoản 3, Điều 38 về việc sẽ đề nghị trúng thầu cho nhà thầu nào có chi phí trên một mặt bằng thấp nhất. Không biết BST có tổ chức cuộc họp chuyên đề nào về các chiêu thức thông đồng, lách luật trong đấu thầu chưa?".
Nhiều ĐBQH còn chỉ ra rất nhiều kẽ hở lớn của dự luật như Điều 19, 29, tỉ lệ 30% trong tổng số vốn đầu tư của Nhà nước thì mới được đấu thầu... và có đến gần 20 kẽ hở để "con voi" tiêu cực dễ dàng chui lọt. Nhiều ĐBQH lo lắng về hình thức xử phạt của dự luật còn quá nhẹ.
Ý kiến của ĐB Nguyễn Bá Thanh dường như đã đưa ra được liều thuốc đặc hiệu trị căn bệnh nan y này: "Tôi cho rằng dự luật có đến 73-74 điều là quá nhiều mà không giải quyết được vấn đề cơ bản. Nếu không xử lý được vấn đề cơ bản đó thì chúng ta vẫn ở trong vòng luẩn quẩn". Theo ông Thanh: "Điều quan trọng là bằng hình thức nào để chọn cho được những đơn vị tư vấn thiết kế có đủ năng lực, uy tín trong việc tham gia, thiết kế công trình và xác định được năng lực tài chính và năng lực chuyên môn của đơn vị tham gia đấu thầu".
Lê Huân - Lâm Hoàng LĐ số 314 Ngày 13.11.2005
Tiêu cực, tham nhũng, thất thoát trong xây dựng cơ bản và đấu thầu đã trở thành "căn bệnh nan y"của xã hội. Tệ nạn này đã được đặt lên bàn nghị sự tại Quốc hội qua nhiều kỳ họp để "mổ xẻ", Nhà nước cũng đã rất cố gắng xử lý nhưng vẫn không có hiệu quả. Dự án Luật Đấu thầu được trình QH thảo luận tại phiên họp ngày 8 và 9.11, nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều kẽ hở mà "con voi" tiêu cực vẫn có thể lọt qua.
Ba năm quá dài?
Tăng cường tính cạnh tranh, hạn chế và từng bước xoá bỏ tình trạng khép kín trong đầu thầu (Điều 11) được Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Võ Hồng Phúc - Trưởng ban soạn thảo - giới thiệu là một nội dung mới trong dự luật và ông hy vọng sẽ "triệt tiêu" được tệ nạn tiêu cực. Lộ trình để triệt tiêu ung nhọt nhức nhối này được nêu trong dự luật là ba năm kể từ ngày Luật có hiệu lực thi hành.
Tuy nhiên, rất nhiều ĐBQH không đồng tình với thời hạn quá dài mà Bộ KH-ĐT đã đề nghị. ĐB Nguyễn Văn Mễ (Thừa Thiên - Huế) kiến quyết: Phải nhanh chóng tách khâu giám sát, giám định ra khỏi vòng "khép kín" của hoạt động đấu thầu. Những đơn vị có chức năng giám sát, giám định phải được điều chuyển ra khỏi phạm vị một bộ, một ngành".
ĐB Nguyễn Đức Kiên - Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế & Ngân sách của QH - khái quát: "Về vấn đề chống khép kín, tôi lấy ví dụ, những dự án trong Bộ GT-VT, quyền quyết định đầu tư của bộ. Bộ trưởng Bộ GT-VT cũng quyết định đầu tư, cơ quan tư vấn, thiết kế dự toán, giám sát, thẩm định, nghiệm thu và cuối cùng là thanh quyết toán đều nằm trong Bộ GT-VT". Chu trình khép kín đến như vậy thử hỏi làm sao mà phát hiện được tiêu cực? Ông Kiên cho rằng, Chính phủ tha thiết để cho một thời gian quá độ là 3 năm để "tách" các mối quan hệ "ràng buộc, móc nối, cấu kết" của các chủ thể (các cơ quan cùng nằm trong một hệ thống bộ, ngành) thì cần 1 hoặc 2 năm là cùng.
Hầu hết các ý kiến ĐBQH chỉ đồng tình quá lắm là một năm. Theo ĐB Nguyễn Văn Mễ thì "Chỉ cần tách khâu tư vấn, giám sát, giám định là hoạt động đấu thầu được lành mạnh hoá một cách đáng kể". Đơn cử một số công trình phục vụ SEA Games 22 đã bộc lộ rất rõ sự cấu kết chặt chẽ của các chủ thể để móc tiền nhà nước. Cho đến nay, Nhà thi đấu Gia Lâm đã đưa vào sử dụng được hai năm có lẻ nhưng không một ai dám quả quyết là dưới nền móng được đóng bao nhiêu chiếc cọc? Hoặc dự án Sân vận động quốc gia Mỹ Đình đã một thời dư luận ầm ĩ về chuyện đấu thầu. Các nhà chuyên môn đã phải đặt câu hỏi, nếu chọn nhà thầu HISG thì phải sửa Quy chế đấu thầu. Nhưng rồi quy chế cũng chẳng cần sửa, nhà thầu lẽ ra bị loại ngày từ vòng đầu... vẫn cứ trúng thầu.
Kẽ hở để voi chui lọt
Theo thống kê của các cơ quan chức năng có tới 85% gói thầu là chỉ định thầu. ĐB Nguyễn Đức Kiên khẳng định rằng: "Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiêu cực, lãng phí của xã hội, khiến dư luận bức xúc". Việc Bộ KH-ĐT trình tới 5 trường hợp được nằm trong diện chỉ định thầu đã bị các ĐBQH phản ứng gay gắt.
ĐB Nguyễn Văn Dũng (Tiền Giang) quả quyết: "Nếu mà chúng ta cứ chỉ định thầu mãi thì lại đưa tới tình trạng bắt tay, móc ngoặc". ĐB Lê Đình Trưởng (Quảng Ninh) kiên quyết đề nghị Ban soạn thảo (BST) cần bỏ hình thức đấu thầu hạn chế, nên áp dụng đấu thầu rộng rãi, riêng chỉ định thầu thì BST nghiên cứu thiết kế để hạn chế đến mức tối thiểu nhất. Dự luật quy định khi đấu thầu hạn chế phải mời tối thiểu 5 nhà thầu... nhưng kẽ hở chính là chỗ chủ đầu tư liên kết với 1 nhà thầu và dàn xếp với 4 nhà thầu tham gia nhưng thực chất chỉ là hình thức.
ĐB Trần Hữu Hậu (Tây Ninh) phát hiện thêm một kẽ hở lớn của dự luật, đó là Điều 45 (khoản 3) quy định hồ sơ dự thầu có tổng giá trị tuyệt đối lớn hơn 10% giá dự thầu sẽ bị loại bỏ. Ông Hậu phân tích: "BST quy định tỉ lệ này càng cao thì sẽ tạo kẽ hở càng lớn cho các nhà thầu lợi dụng để thu lợi cho mình, lật ngược kết quả đấu thầu khi vận dụng quy định này phối hợp với khoản 3, Điều 38 về việc sẽ đề nghị trúng thầu cho nhà thầu nào có chi phí trên một mặt bằng thấp nhất. Không biết BST có tổ chức cuộc họp chuyên đề nào về các chiêu thức thông đồng, lách luật trong đấu thầu chưa?".
Nhiều ĐBQH còn chỉ ra rất nhiều kẽ hở lớn của dự luật như Điều 19, 29, tỉ lệ 30% trong tổng số vốn đầu tư của Nhà nước thì mới được đấu thầu... và có đến gần 20 kẽ hở để "con voi" tiêu cực dễ dàng chui lọt. Nhiều ĐBQH lo lắng về hình thức xử phạt của dự luật còn quá nhẹ.
Ý kiến của ĐB Nguyễn Bá Thanh dường như đã đưa ra được liều thuốc đặc hiệu trị căn bệnh nan y này: "Tôi cho rằng dự luật có đến 73-74 điều là quá nhiều mà không giải quyết được vấn đề cơ bản. Nếu không xử lý được vấn đề cơ bản đó thì chúng ta vẫn ở trong vòng luẩn quẩn". Theo ông Thanh: "Điều quan trọng là bằng hình thức nào để chọn cho được những đơn vị tư vấn thiết kế có đủ năng lực, uy tín trong việc tham gia, thiết kế công trình và xác định được năng lực tài chính và năng lực chuyên môn của đơn vị tham gia đấu thầu".
Lê Huân - Lâm Hoàng LĐ số 314 Ngày 13.11.2005