Nhà thầu tự thổi phồng nlực TC để trúng thầu
Nhiều nhà thầu tự thổi phồng năng lực tài chính để trúng thầu
“Những năm qua, phần lớn đấu thầu là hạn chế. Chỉ định thầu và tự thực hiện chiếm trên 80%. Nhưng vi phạm pháp luật về đấu thầu khi thực hiện các hình thức lựa chọn nhà thầu còn phổ biến. Việc mua sắm hàng hoá bằng kinh phí hàng năm cũng rất lớn và không ít tiêu cực”. Đó là đáng giá của Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội dựa trên báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính. Làm thế nào để sau khi Luật Đấu thầu được ban hành sẽ giảm bớt các hạn chế này, là nội dung được các Đại biểu Quốc hội quan tâm thảo luận tại Hội trường ngày 08/11.
Không nên chỉ lựa chọn tiêu chí giá rẻ.
Đại biểu Nguyễn Đình Xuân, tỉnh Tây Ninh băn khoăn về con số trên 80% gói thầu hiện nay được thực hiện do chỉ định thầu. Trong khi đó ở các địa phương, phần lớn các công trình đều có vốn đầu tư dưới 1 tỷ đồng nên không tránh khỏi tình trạng chỉ định thầu. Vấn đề mà đại biểu Nguyễn Đình Xuân đặt ra là làm sao chống được hình thức chia nhỏ gói thầu thì dự án Luật quy định chưa rõ. Mặt khác, hiện nay, các nhà đầu tư thường rất thích chỉ định thầu vì thủ tục đấu thầu ở nước ta còn quá mất thời gian mà chưa chắc đã chọn được nhà thầu tốt do chỉ quy định chọn nhà thầu rẻ nhất chứ chưa có một thang điểm tổng thể về các ưu điểm, hạn chế của nhà thầu đó. Theo Đại biểu Nguyễn Đình Xuân, thống kê cho thấy chỉ định thầu làm tăng 5-7% giá thành gói thầu còn đấu thầu thì không mất khoản tiền này.
Điều đó chưa phản ánh đúng thực chất của vấn đề vì 5-7% giá thành tăng lên ở chỉ định thầu sẽ không nằm ở chất lượng công trình mà nằm ở phần “cảm ơn”, “tình cảm”, “hoa hồng” giữa nhà đầu tư và người được chỉ định thầu. Còn 5-7% rẻ hơn ở đấu thầu cũng không nằm vào giá thành công trình vì nhà thầu cố tình giảm giá để trúng thầu để rồi sau đó rút ruột công trình để bù vào khoản này. Theo Đại biểu Xuân, việc ban hành một thang điểm tổng thể, trong đó có yếu tố giá rẻ, chất lượng tốt đối với nhà thầu hoàn toàn nằm trong tầm tay của các nhà soạn thảo luật này. Như vậy, vấn đề khắc phục tiêu cực trong đấu thầu vẫn dễ dàng hơn trong chỉ định thầu và Luật cần có những quy định cụ thể để sau khi đi vào thực tiễn thì tình trạng chỉ định thầu sẽ giảm đi.
Đề nghị bổ sung năng lực tài chính của nhà thầu
Bên cạnh nội dung này, vấn đề mà nhiều Đại biểu quan tâm là Điều 7, Điều 8 của dự Luật quy định về tư cách hợp lệ của nhà thầu chưa nói gì đến yêu cầu về trình độ nghiệp vụ của nhà thầu. Đại biểu Nguyễn Văn Thuyết, tỉnh Lạng Sơn cho biết, trên thực tế đã có nhiều nhà thầu tự thổi phồng năng lực tài chính của mình để trúng thầu mà không ai kiểm định, để lại những hậu quả đáng tiếc cho các công trình. Đại biểu Nguyễn Ngọc Trân, tỉnh An Giang cũng đồng tình với ý kiến này và khẳng định nếu không bổ sung quy định này vào dự án Luật thì đây sẽ là kẽ hở để các nhà thầu này sinh tiêu cực.
Những nội dung khác như phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, các hình vi bị cấu trong đấu thầu, đấu thầu quốc tế, đồng tiền dự thầu, hình thức lựa chọn nhà thầu, quy định về thời gian trong đấu thầu…cũng được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận do chưa thống nhất ý kiến với quy định tại dự thảo Luật.
3 năm để chống “khép kín”: quá lâu!
Theo nhận định của nhiều đại biểu, một trong các nguyên nhân khác dẫn tới tiêu cực trong đấu thầu là tình trạng “khép kín” trong mối quan hệ giữa chủ đầu tư, tư vấn, thẩm định, xây dựng, nghiệm thu. Do vậy, cần có quy định chặt chẽ để tiến tới xoá bỏ tình trạng này. Qua thảo luận, các Đại biểu cho rằng, cốt lõi của việc xoá bỏ tình trạng “khép kín” là cần tách bạch chức năng quản lý Nhà nước của các Bộ, ngành, địa phương và chức năng tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, nhà thầu. Đồng thời quy định rõ trách nhiệm pháp lý của từng cá nhân, tổ chức và xử lý nghiêm khi vi phạm pháp luật. Về nội dung này, Điều 11 của dự thảo Luật về đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu theo hướng tách bạch các chủ thể và công việc có liên quan đến các khâu của quá trình đấu thầu như: nhà thầu và nhà tư vấn lập hồ sơ mời thầu, chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà thầu…
Tuy nhiên, Khoản 2, Điều 11 lại quy định “Các quy định tại Khoản 1 Điều này phải được thực hiện chậm nhất là 3 năm kể từ khi Luật này có hiệu lực”, do đây là vấn đề về tổ chức bộ máy và cơ chế vận hành nằm trong chương trình tổng thể cải cách hành chính của Chính phủ nên cần phải có thời gian quá độ để Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan chuẩn bị.
Trước nhiều ý kiến còn khác nhau xung quanh các quy định cụ thể tại dự án Luật Đấu thầu, Quốc hội cho biết sẽ tiếp thu ý kiến đóng góp và tiếp tục chỉnh lý dự án Luật này.
Pháp luật Việt Nam ngày 09/11/2005
“Những năm qua, phần lớn đấu thầu là hạn chế. Chỉ định thầu và tự thực hiện chiếm trên 80%. Nhưng vi phạm pháp luật về đấu thầu khi thực hiện các hình thức lựa chọn nhà thầu còn phổ biến. Việc mua sắm hàng hoá bằng kinh phí hàng năm cũng rất lớn và không ít tiêu cực”. Đó là đáng giá của Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội dựa trên báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính. Làm thế nào để sau khi Luật Đấu thầu được ban hành sẽ giảm bớt các hạn chế này, là nội dung được các Đại biểu Quốc hội quan tâm thảo luận tại Hội trường ngày 08/11.
Không nên chỉ lựa chọn tiêu chí giá rẻ.
Đại biểu Nguyễn Đình Xuân, tỉnh Tây Ninh băn khoăn về con số trên 80% gói thầu hiện nay được thực hiện do chỉ định thầu. Trong khi đó ở các địa phương, phần lớn các công trình đều có vốn đầu tư dưới 1 tỷ đồng nên không tránh khỏi tình trạng chỉ định thầu. Vấn đề mà đại biểu Nguyễn Đình Xuân đặt ra là làm sao chống được hình thức chia nhỏ gói thầu thì dự án Luật quy định chưa rõ. Mặt khác, hiện nay, các nhà đầu tư thường rất thích chỉ định thầu vì thủ tục đấu thầu ở nước ta còn quá mất thời gian mà chưa chắc đã chọn được nhà thầu tốt do chỉ quy định chọn nhà thầu rẻ nhất chứ chưa có một thang điểm tổng thể về các ưu điểm, hạn chế của nhà thầu đó. Theo Đại biểu Nguyễn Đình Xuân, thống kê cho thấy chỉ định thầu làm tăng 5-7% giá thành gói thầu còn đấu thầu thì không mất khoản tiền này.
Điều đó chưa phản ánh đúng thực chất của vấn đề vì 5-7% giá thành tăng lên ở chỉ định thầu sẽ không nằm ở chất lượng công trình mà nằm ở phần “cảm ơn”, “tình cảm”, “hoa hồng” giữa nhà đầu tư và người được chỉ định thầu. Còn 5-7% rẻ hơn ở đấu thầu cũng không nằm vào giá thành công trình vì nhà thầu cố tình giảm giá để trúng thầu để rồi sau đó rút ruột công trình để bù vào khoản này. Theo Đại biểu Xuân, việc ban hành một thang điểm tổng thể, trong đó có yếu tố giá rẻ, chất lượng tốt đối với nhà thầu hoàn toàn nằm trong tầm tay của các nhà soạn thảo luật này. Như vậy, vấn đề khắc phục tiêu cực trong đấu thầu vẫn dễ dàng hơn trong chỉ định thầu và Luật cần có những quy định cụ thể để sau khi đi vào thực tiễn thì tình trạng chỉ định thầu sẽ giảm đi.
Đề nghị bổ sung năng lực tài chính của nhà thầu
Bên cạnh nội dung này, vấn đề mà nhiều Đại biểu quan tâm là Điều 7, Điều 8 của dự Luật quy định về tư cách hợp lệ của nhà thầu chưa nói gì đến yêu cầu về trình độ nghiệp vụ của nhà thầu. Đại biểu Nguyễn Văn Thuyết, tỉnh Lạng Sơn cho biết, trên thực tế đã có nhiều nhà thầu tự thổi phồng năng lực tài chính của mình để trúng thầu mà không ai kiểm định, để lại những hậu quả đáng tiếc cho các công trình. Đại biểu Nguyễn Ngọc Trân, tỉnh An Giang cũng đồng tình với ý kiến này và khẳng định nếu không bổ sung quy định này vào dự án Luật thì đây sẽ là kẽ hở để các nhà thầu này sinh tiêu cực.
Những nội dung khác như phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, các hình vi bị cấu trong đấu thầu, đấu thầu quốc tế, đồng tiền dự thầu, hình thức lựa chọn nhà thầu, quy định về thời gian trong đấu thầu…cũng được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận do chưa thống nhất ý kiến với quy định tại dự thảo Luật.
3 năm để chống “khép kín”: quá lâu!
Theo nhận định của nhiều đại biểu, một trong các nguyên nhân khác dẫn tới tiêu cực trong đấu thầu là tình trạng “khép kín” trong mối quan hệ giữa chủ đầu tư, tư vấn, thẩm định, xây dựng, nghiệm thu. Do vậy, cần có quy định chặt chẽ để tiến tới xoá bỏ tình trạng này. Qua thảo luận, các Đại biểu cho rằng, cốt lõi của việc xoá bỏ tình trạng “khép kín” là cần tách bạch chức năng quản lý Nhà nước của các Bộ, ngành, địa phương và chức năng tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, nhà thầu. Đồng thời quy định rõ trách nhiệm pháp lý của từng cá nhân, tổ chức và xử lý nghiêm khi vi phạm pháp luật. Về nội dung này, Điều 11 của dự thảo Luật về đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu theo hướng tách bạch các chủ thể và công việc có liên quan đến các khâu của quá trình đấu thầu như: nhà thầu và nhà tư vấn lập hồ sơ mời thầu, chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà thầu…
Tuy nhiên, Khoản 2, Điều 11 lại quy định “Các quy định tại Khoản 1 Điều này phải được thực hiện chậm nhất là 3 năm kể từ khi Luật này có hiệu lực”, do đây là vấn đề về tổ chức bộ máy và cơ chế vận hành nằm trong chương trình tổng thể cải cách hành chính của Chính phủ nên cần phải có thời gian quá độ để Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan chuẩn bị.
Trước nhiều ý kiến còn khác nhau xung quanh các quy định cụ thể tại dự án Luật Đấu thầu, Quốc hội cho biết sẽ tiếp thu ý kiến đóng góp và tiếp tục chỉnh lý dự án Luật này.
Pháp luật Việt Nam ngày 09/11/2005