Điểm tiến bộ của Dự thảo 6 LTM
Với tính chất là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất điều chỉnh tổng thể các hoạt động thương mại ở nước ta, Luật Thương mại có vai trò quan trọng trong việc chế định hoá hai điểm cốt lõi của nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay: đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế. Nhiệm vụ đặt ra đối với Luật Thương mại sửa đổi, do vậy, là rất nặng nề. Luật mới không những phải khắc phục những hạn chế của Luật cũ và hệ thống pháp luật liên quan, đáp ứng những đòi hỏi của hiện tại mà còn phải là một động lực thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thương mại trong thời kỳ hội nhập.
Từ quan điểm này, chúng tôi cho rằng Dự thảo 6 Luật Thương mại có nhiều điểm cần được ghi nhận:
Thứ nhất, Dự thảo 6 đã góp phần tạo ra một hành lang pháp lý cho tất cả các hoạt động thương mại thông qua việc:
- Dỡ bỏ những ràng buộc không đầy đủ và hạn hẹp trước đây về hành vi bằng việc mở rộng khái niệm hoạt động thương mại để bao hàm hầu hết các hành vi thương mại nhằm mục đích sinh lời đã được quốc tế thừa nhận rộng rãi (Điều 7.1);
- Tháo gỡ những hạn chế về chủ thể bằng việc mở rộng khái niệm thương nhân, bao gồm tất cả những chủ thể thực hiện hoạt động thương mại một cách thường xuyên và coi đó là một nghề nghiệp (Điều 5);
- Mở rộng [b]đối tượng của hoạt động thương mại thông qua quan điểm mới vừa mang tính cụ thể vừa mang tính khái quát về hàng hoá và dịch vụ (Điều 7.1, 7.2, 65); và
- Công nhận quyền tự do ý chí của các bên thông qua việc thừa nhận và cụ thể hoá tối đa trong các điều khoản nguyên tắc tự do thoả thuận (Điều 11; cách qui định tại các điều khoản theo hướng "trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác").
Bốn yếu tố quan trọng được thiết lập, hoạt động thương mại có nhiều cơ hội hơn để phát triển một cách an toàn.
Thứ hai, Dự thảo 6 là một bước hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại nước ta qua việc:
- Qui định những nội dung cơ bản của hoạt động thương mại (Mua bán hàng hoá, Cung ứng dịch vụ trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, Giải quyết tranh chấp), tạo ra một mặt bằng pháp lý chung cho các hoạt động thương mại (Các Chương I, II, III và V);
- Qui định những hoạt động thương mại cụ thể phổ biến nhất với những sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn hoạt động thương mại thời gian qua (liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến thương mại hàng hoá) vốn là phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại 1997 (Chương IV);
- Không lấn sân những lĩnh vực chuyên ngành của pháp luật thương mại (ví dụ bảo hiểm, xây dựng, hàng hải, tài chính, ngân hàng...).
Cách qui định có chọn lọc này thực tế đã giúp Dự thảo đảm bảo yêu cầu về nội dung của một Luật chung về thương mại, làm nền tảng cho các hoạt động thương mại đồng thời tránh được nguy cơ ôm đồm, không cần thiết.
Thứ ba, Dự thảo 6 đã góp phần vào việc tạo ra một bước ngoặt mới trong việc hệ thống hoá hệ thống pháp luật Việt Nam và mối quan hệ giữa các ngành luật bằng việc:
- Xác định rõ quan hệ giữa Bộ luật dân sự và Luật Thương mại theo đó Luật Thương mại sẽ chỉ qui định những vấn đề mang tính đặc trưng của hoạt động thương mại, những vấn đề khác sẽ tuân thủ pháp luật dân sự chung (Điều 3.2; 3.3);
- Thừa nhận những đặc trưng pháp lý riêng của một số loại hoạt động thương mại được qui định trong các văn bản pháp luật thương mại chuyên ngành (Điều 3.1);
- Thừa nhận vai trò điều chỉnh hành vi của các tập quán, thông lệ thương mại (Điều 12, 13).
Cách thức tiếp cận này của Dự thảo 6 không chỉ góp phần tạo nên một chỉnh thể pháp luật thống nhất để các chủ thể tham gia hoạt động thương mại có thể áp dụng thuận lợi, chính xác cho các giao dịch của mình. Quan trọng hơn, Dự thảo này là bước đầu tiên trong nỗ lực xoá bỏ sự phân biệt pháp lý cứng nhắc giữa hai ngành luật thương mại và dân sự vốn đã gây ra rất nhiều bất cập trong quá trình áp dụng luật cũng như giải quyết tranh chấp thương mại thời gian qua (những bất cập đã khiến các doanh nghiệp rất lúng túng trong áp dụng luật, gây ra sự tốn kém, phiền phức khi tham gia tố tụng tại Toà án).
Thứ tư, Dự thảo 6 đã đáp ứng được những đòi hỏi của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực thương mại với việc:
- Nhiều nội dung Dự thảo được xây dựng trên cơ sở tinh thần của những nguyên tắc thương mại đã được thừa nhận rộng rãi (Công ước Viên về mua bán hàng hoá quốc tế), có tham khảo và lựa chọn các qui định phù hợp nhất trong các hệ thống pháp luật thương mại nước ngoài (Hoa Kỳ, Pháp...);
- Thừa nhận quyền lựa chọn luật áp dụng của các chủ thể tham gia hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài (Điều 4.2), đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ của pháp luật Việt Nam (trong đó có Pháp lệnh Trọng tài Thương mại);
- Tiếp tục thừa nhận nguyên tắc ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế về thương mại mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết (Điều 4).
Với những ưu điểm nêu trên, chúng tôi cho rằng Dự thảo 6 Luật Thương mại sửa đổi về cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu đặt ra đối với văn bản này.
Từ quan điểm này, chúng tôi cho rằng Dự thảo 6 Luật Thương mại có nhiều điểm cần được ghi nhận:
Thứ nhất, Dự thảo 6 đã góp phần tạo ra một hành lang pháp lý cho tất cả các hoạt động thương mại thông qua việc:
- Dỡ bỏ những ràng buộc không đầy đủ và hạn hẹp trước đây về hành vi bằng việc mở rộng khái niệm hoạt động thương mại để bao hàm hầu hết các hành vi thương mại nhằm mục đích sinh lời đã được quốc tế thừa nhận rộng rãi (Điều 7.1);
- Tháo gỡ những hạn chế về chủ thể bằng việc mở rộng khái niệm thương nhân, bao gồm tất cả những chủ thể thực hiện hoạt động thương mại một cách thường xuyên và coi đó là một nghề nghiệp (Điều 5);
- Mở rộng [b]đối tượng của hoạt động thương mại thông qua quan điểm mới vừa mang tính cụ thể vừa mang tính khái quát về hàng hoá và dịch vụ (Điều 7.1, 7.2, 65); và
- Công nhận quyền tự do ý chí của các bên thông qua việc thừa nhận và cụ thể hoá tối đa trong các điều khoản nguyên tắc tự do thoả thuận (Điều 11; cách qui định tại các điều khoản theo hướng "trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác").
Bốn yếu tố quan trọng được thiết lập, hoạt động thương mại có nhiều cơ hội hơn để phát triển một cách an toàn.
Thứ hai, Dự thảo 6 là một bước hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại nước ta qua việc:
- Qui định những nội dung cơ bản của hoạt động thương mại (Mua bán hàng hoá, Cung ứng dịch vụ trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, Giải quyết tranh chấp), tạo ra một mặt bằng pháp lý chung cho các hoạt động thương mại (Các Chương I, II, III và V);
- Qui định những hoạt động thương mại cụ thể phổ biến nhất với những sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn hoạt động thương mại thời gian qua (liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến thương mại hàng hoá) vốn là phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại 1997 (Chương IV);
- Không lấn sân những lĩnh vực chuyên ngành của pháp luật thương mại (ví dụ bảo hiểm, xây dựng, hàng hải, tài chính, ngân hàng...).
Cách qui định có chọn lọc này thực tế đã giúp Dự thảo đảm bảo yêu cầu về nội dung của một Luật chung về thương mại, làm nền tảng cho các hoạt động thương mại đồng thời tránh được nguy cơ ôm đồm, không cần thiết.
Thứ ba, Dự thảo 6 đã góp phần vào việc tạo ra một bước ngoặt mới trong việc hệ thống hoá hệ thống pháp luật Việt Nam và mối quan hệ giữa các ngành luật bằng việc:
- Xác định rõ quan hệ giữa Bộ luật dân sự và Luật Thương mại theo đó Luật Thương mại sẽ chỉ qui định những vấn đề mang tính đặc trưng của hoạt động thương mại, những vấn đề khác sẽ tuân thủ pháp luật dân sự chung (Điều 3.2; 3.3);
- Thừa nhận những đặc trưng pháp lý riêng của một số loại hoạt động thương mại được qui định trong các văn bản pháp luật thương mại chuyên ngành (Điều 3.1);
- Thừa nhận vai trò điều chỉnh hành vi của các tập quán, thông lệ thương mại (Điều 12, 13).
Cách thức tiếp cận này của Dự thảo 6 không chỉ góp phần tạo nên một chỉnh thể pháp luật thống nhất để các chủ thể tham gia hoạt động thương mại có thể áp dụng thuận lợi, chính xác cho các giao dịch của mình. Quan trọng hơn, Dự thảo này là bước đầu tiên trong nỗ lực xoá bỏ sự phân biệt pháp lý cứng nhắc giữa hai ngành luật thương mại và dân sự vốn đã gây ra rất nhiều bất cập trong quá trình áp dụng luật cũng như giải quyết tranh chấp thương mại thời gian qua (những bất cập đã khiến các doanh nghiệp rất lúng túng trong áp dụng luật, gây ra sự tốn kém, phiền phức khi tham gia tố tụng tại Toà án).
Thứ tư, Dự thảo 6 đã đáp ứng được những đòi hỏi của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực thương mại với việc:
- Nhiều nội dung Dự thảo được xây dựng trên cơ sở tinh thần của những nguyên tắc thương mại đã được thừa nhận rộng rãi (Công ước Viên về mua bán hàng hoá quốc tế), có tham khảo và lựa chọn các qui định phù hợp nhất trong các hệ thống pháp luật thương mại nước ngoài (Hoa Kỳ, Pháp...);
- Thừa nhận quyền lựa chọn luật áp dụng của các chủ thể tham gia hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài (Điều 4.2), đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ của pháp luật Việt Nam (trong đó có Pháp lệnh Trọng tài Thương mại);
- Tiếp tục thừa nhận nguyên tắc ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế về thương mại mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết (Điều 4).
Với những ưu điểm nêu trên, chúng tôi cho rằng Dự thảo 6 Luật Thương mại sửa đổi về cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu đặt ra đối với văn bản này.