Thương hiệu người nổi tiếng không bị “bỏ rơi”?
Thương hiệu người nổi tiếng không bị "bỏ rơi"?
(VietNamNet) 10/08/2005 - Thương hiệu của người nổi tiếng mới được bảo hộ ''gián tiếp'' mà chưa có quy định cụ thể trong dự thảo Luật sở hữu trí tuệ.
Có đại biểu Quốc hội đề nghị cần có quy định cụ thể để chống hiện tượng lạm dụng tên tuổi người nổi tiếng để kinh doanh, trục lợi trái phép.
Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách sáng 9/8, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Hồ Đức Việt cho biết, vấn đề này đã được quy định trong dự thảo Luật sở hữu trí tuệ: ''khi thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân khác''.
Mặt khác, tuy Bộ luật Dân sự hiện hành không có điều khoản quy định cụ thể về ''thương hiệu cá nhân'' hay ''thương hiệu của người nổi tiếng'' nhưng có quy định về quyền cá nhân đối với họ tên của mình gắn với quyền nhân thân. ''Vì vậy xin đề nghị cho phép chưa quy định cụ thể hơn về vấn đề này trong Luật sở hữu trí tuệ'', ông Việt đại diện cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nói.
Một vấn đề đáng lưu ý là bảo hộ tên miền. Tên miền là địa chỉ giao dịch của tổ chức, cá nhân trên mạng vi tính toàn cầu (Internet) bao gồm các thông tin về quốc gia, vùng, tên riêng của tổ chức cá nhân... Trong nhiều trường hợp, tên miền có tác dụng như chỉ dẫn nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ, doanh nghiệp. Việc đăng ký, sử dụng tên miền do đó có thể gây xung đột với tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá... của doanh nghiệp khác và trong thực tế đã xẩy ra việc mua bán, trao đổi, tranh chấp, khiếu kiện về tên miền.
Vì vậy, có ý kiến đề nghị Luật sở hữu trí tuệ cần quy định về phòng, chống sự lạm dụng tên miền; sử dụng tên miền xung đột với nhãn hiệu, tên thương mại của tổ chức, cá nhân khác và giải quyết tranh chấp những vấn đề có liên quan.
Theo ông Hồ Đức Việt, tên miền được coi là một dạng tài nguyên, do vậy mà Luật mẫu của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và pháp luật của nhiều nước trên thế giới chưa có quy định tên miền là đối tượng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Ở nước ta, căn cứ vào Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông, Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông đã ban hành Quyết định 92/2003, trong đó có chương riêng quy định cụ thể về tên miền. Cũng có nước như Hoa Kỳ có luật chống chiếm đoạt tên miền trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu, tên thương mại của người khác.
''Đây là vấn đề mới, nước ta chưa có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy, trước mắt xin đề nghị Quốc hội cho phép tạm thời để quy định về tên miền ở văn bản dưới luật, chờ tổng kết, đánh giá chu đáo sẽ bổ sung vào Luật sở hữu trí tuệ sau nếu thực sự cần thiết'', ông Hồ Đức Việt nói.
Văn Tiến
(VietNamNet) 10/08/2005 - Thương hiệu của người nổi tiếng mới được bảo hộ ''gián tiếp'' mà chưa có quy định cụ thể trong dự thảo Luật sở hữu trí tuệ.
Có đại biểu Quốc hội đề nghị cần có quy định cụ thể để chống hiện tượng lạm dụng tên tuổi người nổi tiếng để kinh doanh, trục lợi trái phép.
Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách sáng 9/8, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Hồ Đức Việt cho biết, vấn đề này đã được quy định trong dự thảo Luật sở hữu trí tuệ: ''khi thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân khác''.
Mặt khác, tuy Bộ luật Dân sự hiện hành không có điều khoản quy định cụ thể về ''thương hiệu cá nhân'' hay ''thương hiệu của người nổi tiếng'' nhưng có quy định về quyền cá nhân đối với họ tên của mình gắn với quyền nhân thân. ''Vì vậy xin đề nghị cho phép chưa quy định cụ thể hơn về vấn đề này trong Luật sở hữu trí tuệ'', ông Việt đại diện cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nói.
Một vấn đề đáng lưu ý là bảo hộ tên miền. Tên miền là địa chỉ giao dịch của tổ chức, cá nhân trên mạng vi tính toàn cầu (Internet) bao gồm các thông tin về quốc gia, vùng, tên riêng của tổ chức cá nhân... Trong nhiều trường hợp, tên miền có tác dụng như chỉ dẫn nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ, doanh nghiệp. Việc đăng ký, sử dụng tên miền do đó có thể gây xung đột với tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá... của doanh nghiệp khác và trong thực tế đã xẩy ra việc mua bán, trao đổi, tranh chấp, khiếu kiện về tên miền.
Vì vậy, có ý kiến đề nghị Luật sở hữu trí tuệ cần quy định về phòng, chống sự lạm dụng tên miền; sử dụng tên miền xung đột với nhãn hiệu, tên thương mại của tổ chức, cá nhân khác và giải quyết tranh chấp những vấn đề có liên quan.
Theo ông Hồ Đức Việt, tên miền được coi là một dạng tài nguyên, do vậy mà Luật mẫu của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và pháp luật của nhiều nước trên thế giới chưa có quy định tên miền là đối tượng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Ở nước ta, căn cứ vào Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông, Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông đã ban hành Quyết định 92/2003, trong đó có chương riêng quy định cụ thể về tên miền. Cũng có nước như Hoa Kỳ có luật chống chiếm đoạt tên miền trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu, tên thương mại của người khác.
''Đây là vấn đề mới, nước ta chưa có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy, trước mắt xin đề nghị Quốc hội cho phép tạm thời để quy định về tên miền ở văn bản dưới luật, chờ tổng kết, đánh giá chu đáo sẽ bổ sung vào Luật sở hữu trí tuệ sau nếu thực sự cần thiết'', ông Hồ Đức Việt nói.
Văn Tiến