TẬP HỢP KIẾN NGHỊ DỰ THẢO LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (SỬA ĐỔI) CỦA DOANH NGHIỆP, HIỆP HỘI TẠI 03 HỘI THẢO HÀ NỘI, ĐÀ NẴNG, TP. HỒ CHÍ MINH

Thứ Sáu 10:26 03-10-2014

TẬP HỢP KIẾN NGHỊ DỰ THẢO

LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (SỬA ĐỔI)

CỦA DOANH NGHIỆP, HIỆP HỘI TẠI HỘI THẢO “VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG LUẬT BHVBQPPL MỚI” Ở TP. HÀ NỘI (13/08), TP. ĐÀ NẴNG (19/08), TP HỒ CHÍ MINH (20/8)

Stt

Quy định tại Dự thảo

Kiến nghị

Lý do của kiến nghị

Doanh nghiệp/Hiệp hội góp ý

1

Góp ý chung

Quy trình xây dựng và thi hành VBPL

-         Việc soạn thảo luật nên thuộc về Ủy ban pháp luật Quốc hội, và cơ quan này sẽ tổ chức “đấu thầu dự thảo luật” để lựa chọn cá nhân, tổ chức soạn thảo văn bản pháp luật hiệu quả nhất.

-         Doanh nghiệp chủ động lập hiệp hội để tham gia đấu thầu làm luật hoặc tham gia vào quá trình xây dựng luật thuông qua hoạt động góp ý.

-         Thông tin mà cơ quan soạn thảo cung cấp để lấy ý kiến bao gồm đánh giá tác động của luật sau khi ban hành, các câu chữ của điều liệu và mục đích của nhà làm luật để doanh nghiệp biết các rủi ro có thể xảy ra đối với mình mà góp ý kịp thời. Thời hạn lấy ý kiến có thể ít nhất 1 tháng và phải được công khai. Trách nhiệm giải trình của cơ quan soạn thảo khi tiếp nhận ý kiến góp ý của doanh nghiệp phải được quy định cụ thể theo hướng nếu không có giải trình thì coi như ý kiến đóng góp của doanh nghiệp sẽ được tự động gửi đến cơ quan giám sát nhắc nhở.

-         Văn bản pháp luật ở địa phương chỉ cần lấy ý kiến qua Hội đồng nhân dân và công khai thông tin để người dân góp ý. Cục Kiểm tra Văn bản pháp luật cần được trao quyền để đảm bảo tính thống nhất của các văn bản trên phạm vi cả nước.

Hạn chế tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” – cơ quan quản lý là người xây dựng văn bản pháp luật. Điều này sẽ dẫn tới việc các bộ, ngành sẽ quy định chung chung để có cơ hội giải thích luật sau này. Và các văn bản có giá trị pháp lý càng thấp thì càng được áp dụng nhiều.

Công ty Luật LNT & Partners

(Ông Lê Nết)

         -            Mở rộng các trường hợp ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn (Chương IX), thay đổi cơ chế, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nhất là đối với các dự luật đơn giản ngắn gọn, chỉ có vài ba điều, cần phải ban hành sớm để đáp ứng được kịp thời yêu cầu của cuộc sống.

         -            Cần có quy định để hạn chế tối đa việc ban hành Thông tư, để hạn chế bớt sự phức tạp, rắc rồi, mâu thuẫn, chồng chéo của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời hạn chế tình trạng nghiêng lệch theo nhóm lợi ích.

Quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nói chung, luật, pháp lệnh nói riêng rất tốn kém, phức tạp, rắc rối, chặt chẽ, với một rừng thủ tục và kéo dài lê thê từ khâu đề xuất, kiến nghị, đưa vào chương trình, soạn thảo, thẩm định, thông qua nhiều cấp (ví dụ Luật phải thông qua Tổ biên tập, Ban soạn thảo, Lãnh đạo cơ quan chủ trì soạn thảo, Hội đồng thẩm định, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Uỷ ban của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội, trong đó nhiều lần ở một số cơ quan). Tuy nhiên trên thực tế thì văn bản quy phạm pháp luật  có chất lượng rất thấp, nội dung bất cập, hình thức lôm côm, mâu thuẫn chồng chéo,… tạo ra một hệ thống văn bản pháp luật phức tạp nhất thế giới nhưng hiệu quả, hiệu lực thì lại hoàn ngược lại.

Công ty Luật BASICO

(Luật sư Trương Thanh Đức)

Cần quy định các cơ chế để khuyến khích hoặc trong một số trường hợp bắt buộc áp dụng kỹ thuật lập pháp “một luật sửa nhiều luật”

Giúp xử lý nhanh chóng các bất cập trong các văn bản pháp luật khác nhau, từ đó mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người dân. Ngoài ra, một luật sửa nhiều luật cũng đảm bảo được tính thống nhất giữa các đạo luật, và vì thế, rất thuận tiện cho hoạt động thực thi pháp luật

Công ty Luật Russin&Vecchi

(Ngô Việt Hòa)

Dự thảo cần có quy định để hạn chế tình trạng đề xuất các dự án luật sửa đổi tràn lan, thay vào đó, nếu cần thiết phải sửa đổi, thì nên khuyến khích sửa đổi luật dưới hình thức sửa đổi, bổ sung một số điều

Nhiều dự án luật được xây dựng theo hướng thay thế  hoàn toàn văn bản luật hiện hành trong khi chỉ sửa một số điều và giữ lại phần lớn nội dung, tinh thần của văn bản luật đó. Rõ ràng, cách làm này không cần thiết, gây lãng phí nguồn lực, cũng như có thể dẫn đến nhiều sai sót do khối lượng soạn thảo thường khá lớn. Ngoài ra, việc sửa đổi toàn diện một văn bản luật cũng sẽ kéo theo việc phải ban hành hàng mới chục các văn bản hướng dẫn thi hành dưới luật và điều này đương nhiên tăng độ phức tạp, giảm sự ổn định của hệ thống pháp luật, đồng thời gây ra lãng phí nguồn lực lớn cho bộ máy nhà nước.

Cần nghiên cứu phương án sửa đổi, bổ sung một luật bằng cách xây dựng “phụ lục” của chính văn bản luật đó nhằm đơn giản hóa về mặt hình thức của đạo luật.

Kỹ thuật lập pháp này, một mặt, tạo ấn tượng về sự ổn định của hệ thống pháp luật, mặt khác, rất thuận tiên cho công việc tra cứu, tìm hiểu luật pháp của doanh nghiệp và dân chúng.

Cần quy định nguyên tắc các bộ, cơ quan ngang bộ và ủy ban nhân dân các cấp không được áp đặt các điều kiện, đưa ra các tiêu chuẩn hành xử, hay có các quy định hạn chế hoạt động của tổ chức, cá nhân trong xã hội

Quy định này là nhằm hạn chế các bộ, ủy ban nhân dân các cấp quy định các “giấy phép con” và thực tế đã hạn chế được phần nào tình trạng tùy tiện trong việc quy định các điều kiện kinh doanh và đầu tư của các cơ quan này

Cần nghiên cứu quy định cơ chế để các đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, trong một số trường hợp cụ thể, có thể được mời  tham gia phát biểu ý kiến, giải trình tại các cuộc họp thẩm tra, thẩm định các dự án luật của Hội đồng tư vấn chính sách và pháp luật của Chính Phủ, Ủy ban pháp luật, các Ủy ban của Quốc Hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và các cơ quan có liên quan khác. 


Khi xây dựng dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) cần:

         -            Một là, phải có đủ thời gian cho các đối tượng áp dụng của luật và các cơ quan thực thi pháp luật đóng góp ý kiến xây dựng dự thảo luật và các văn bản quy định chi tiết hoặc hướng dẫn thi hành luật trước khi thông qua và ban hành. Vấn đề này cần quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

         -            Hai là, đối tượng cần được lấy ý kiến trong việc xây dựng dự thảo luật và các văn bản quy định chi tiết hoặc hướng dẫn thi hành luật không chỉ bao gồm các đối tượng áp dụng của luật mà còn phải bao gồm cả các cơ quan hữu quan, trong đó một số dự thảo luật và văn bản dưới luật có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp còn cần có ý kiến đóng góp của Tòa án (Ví dụ: Luật doanh nghiệp; Luật thương mại; Luật Đầu tư; Luật Đất đai; các luật về thuế … và các văn bản hướng dẫn thi hành các luật này).

         -            Ba là, cần mở rộng và cải tiến các phương thức phổ biến dự thảo luật và văn bản dưới luật và phương thức thu thập ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp và các cơ quan hữu quan sao cho chủ trương và dự thảo chính sách, pháp luật của Nhà nước thực sự đến được với cộng đồng doanh nghiệp, các cơ quan hữu quan và Nhà nước thu nhận được nhiều ý kiến đóng góp nhất.

         -            Bốn là, cần có quy định cụ thể hơn về thời điểm có hiệu lực thi hành của luật và các văn bản quy định chi tiết hoặc hướng dẫn thi hành luật sao cho các đối tượng áp dụng của luật, đặc biệt là các doanh nghiệp, có đủ thời gian chuẩn bị thực hiện, tránh gây thiệt hại cho các doanh nghiệp do Nhà nước thay đổi đột ngột chính sách, pháp luật.

         -            Năm là, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan soạn thảo cũng như thẩm tra, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật. Nếu để xảy ra sai sót trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật gây hậu quả xấu thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải chịu trách nhiệm.

Để khắc phục các hạn chế:

- Luật được ban hành và đã có hiệu lực thi hành nhưng không có hoặc chậm có văn bản quy định chi tiết hoặc hướng dẫn thi hành, gây lúng túng cho các doanh nghiệp, các cơ quan hữu quan.

- Văn bản quy định chi tiết hoặc hướng dẫn thi hành lại trái luật hoặc trái với quy định của cơ quan ban hành văn bản cấp trên.

- Văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành này mâu thuẫn với văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành khác về cùng một vấn đề.

- Văn bản quy định chi tiết hoặc hướng dẫn thi hành có nội dung không rõ ràng, có thể hiểu và áp dụng theo nhiều cách khác nhau.

- Luật ban hành không phù hợp với thực tế, không theo kịp thực tế, chậm được sửa đổi, bổ sung.

- Thời điểm bắt đầu có hiệu lực của luật, nhất là văn bản dưới luật, quá gần ngày ban hành hoặc công bố khiến các doanh nghiệp bị động, không kịp điều chỉnh kế hoạch, điều chỉnh hướng đầu tư, vi phạm hợp đồng với đối tác.

- v.v…

Tòa Kinh tế TAND tp. HCM

(Ông Nguyễn Công Phú)

         -            Cần có lộ trình Quốc hội xây dựng bộ máy trực tiếp làm luật

         -            Luật cần được viết chi tiết, càng chi tiết càng giảm bớt văn bản dưới luật.

         -            Dự thảo luật cần được đóng góp ý kiến và phản biện bởi Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội, hiệp hội ngành nghề… như Hiến pháp đã quy định

         -            Dành thời gian nhiều cho góp ý kiến dự thảo luật.

         -            Tập trung nhiều cho các đối tượng có liên quan đến chủ đề của luật.

         -            Thật sự khách quan, cầu thị trong sửa chữa, chấn chỉnh, xây dựng luật và văn bản dưới luật.

Hạn chế tình trạng cơ quan quản lý hành chính soạn thảo luật

Luật được viết như luật khung, chỉ nêu những vấn đề chung nhất còn phần chi tiết, cụ thể lại do Chính phủ và Bộ, ngành có văn bản quy định thi hành bằng nghị định, thông tư, quyết định… Và văn bản cấp dưới có giá trị áp dụng hơn là văn bản cấp trên

Hiệp hội Các doanh nghiệp khu công nghiệp tp.HCM

1. 

-  Luật ban hành cần chi tiết cụ thể hoặc chuẩn bị tương đối các dự thảo nghị định, thông tư để pháp luật sớm có giá trị trong thực tiễn đời sống của doanh nghiệp

 - Về thời điểm hiệu lực của văn bản và thời điểm văn bản pháp luật được công khai

Thời điểm áp dụng các văn bản pháp luật quá gấp khiến cho doanh nghiệp bị động.

Hội các nhà Xuất Nhập khẩu Đồng Nai

Bãi bỏ thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của bộ, cơ quan ngang bộ; giảm bớt nghị định của Chính phủ, tăng cường ra pháp lệnh và luật; việc soạn thảo luật phải do Ủy ban thường vụ Quốc hội thực hiện.     

  

Đối với quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật dưới luật, mặc dù trình tự ban hành cũng trải qua nhiều bước, nhưng theo chúng tôi vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế như: Quy trình soạn thảo, ban hành văn bản vẫn khép kín trong chính nội bộ một cơ quan đó, vì vậy khó có thể đảm bảo tính khách quan, thậm chí cơ quan cấp dưới được giao thẩm tra văn bản của cơ quan cấp trên hoặc cơ quan cùng cấp thẩm tra lẫn nhau thì không thể tránh khỏi sự nể nang; ví dụ : Bộ tư pháp thẩm tra nghị định, thông tư của các bộ khác. Mặc dù, có thể lấy ý kiến của các đối tượng khác nhau, nhưng không đảm bảo chắc chắn rằng, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu, vì đối tượng đóng góp ý kiến không có thẩm quyền yêu cầu chỉnh sửa hoặc thông qua văn bản đó. Về giám sát việc kiểm tra xử lí văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật, lại cũng chính cơ quan ban hành tự kiểm tra, xử lí văn bản do mình ban hành, đây là điều mà dân gian thường gọi là “vừa đá bóng vừa thổi còi”.

Văn phòng luật sư VNC

(Ông Hoàng Văn Sơn)

Các cơ quan của Chính Phủ không nên là người ban hành Luật. Chính phủ là cơ quan thực thi pháp luật trên thực tế. Cần làm rõ thẩm quyền ban hành Luật và không thể giao nhiệm vụ này cho các cơ quan hành pháp.

Cần nghiên cứu các án lệ để bổ sung cho những điểm thiếu sót hoặc làm rõ những điểm mờ của các VBQPPL.

Quốc hội cũng nên tiếp nhận một khách quan đối với những sáng kiến luật do các đại biểu trình bày.

Cần có sự quan sát và nhận thức rõ ràng về việc xậy dựng và ban hành các đạo luật, để chính bản thân các luật này không chỉ còn nằm trên các trang giấy mà có thể được vận dụng một cách hiệu quả trên thực tế

Nếu vừa ban hành vừa thực thi pháp luật thì không đảm bảo tính khách quan. Đồng thời điều này cũng không làm minh bạch thẩm quyền của các cơ quan nhà nước vì lập pháp là nhiệm vụ của Quốc Hội, Chính Phủ chỉ là cơ quan thực thi pháp luật

Trung tâm Tư vấn, bồi dưỡng pháp luật kinh doanh

(Ông Nguyễn Việt Khoa)

Những yêu cầu khách quan khi xây dựng Luật ban hành VBQPPL

-         Thực hiện nghiêm túc quy định của Hiến pháp 2013 về quyền làm luật của Quốc hội. Khoản 1, Điều 70 Hiến pháp quy định: "Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật".

-         Theo quy định trên, Quốc hội phải thực hiện tất cả các khâu của quy trình xây dựng luật, hạn chế việc uỷ quyền cho bộ máy hành pháp làm luật; ngăn chặn triệt để tình trạng "vừa đá bóng, vừa thổi còi".

-         Thay đổi tư duy làm luật: Không nhất thiết cho rằng, chỉ những vấn đề bao trùm một lĩnh vực lớn của đời sống xã hội mới phải ban hành luật mà cần có những đạo luật điều chỉnh cụ thể về một vấn đề không lớn, thậm chí là nhỏ.

-         Tư tưởng xây dựng các bộ luật lớn ở các nước trên thế giới trong thế kỷ XX nay đã lùi vào quá khứ. Ví dụ, riêng việc hỗ trợ các DN nhỏ và vừa, Hàn Quốc đã ban hành 19 Luật. Chúng ta không sợ có nhiều luật mà chỉ sợ "Luật khung, luật ống" nên bị "treo" trong thực tế.

-         Đảm bảo đến mức cao nhất tính minh bạch của văn bản luật, ngăn chặn triệt để tình trạng đưa lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm vào văn bản luật;

-         Hạn chế đến mức thấp nhất các văn bản dưới luật, quy định chi tiết thi hành luật.

Các quan hệ xã hội – đối tượng điều chỉnh của luật - chưa hoàn thiện và ổn định, do đó, tính dự báo không cao.

Trình độ làm luật nói chung và của một số Ban soạn thảo còn thấp.

Áp lực rất lớn từ chương trình lập pháp trong những năm qua.

Thiếu một quy trình lập pháp khoa học, việc quyết định xây dựng và ban hành một đạo luật chưa thực sự dựa trên những đề án đã được chuẩn bị kỹ càng về mặt chính sách và những định hướng nội dung điều chỉnh.

Quan điểm về xây dựng luật còn cứng nhắc vì cho rằng, chỉ những vấn đề

Bao trùm một lĩnh vực lớn của đời sống xã hội mới phải ban hành luật;

Thiếu kiên quyết trong thực hiện quy trình làm luật và xử lý vi phạm

Hậu quả là:

Văn bản cấp dưới lại có giá trị áp dụng hơn là văn bản pháp lý cấp trên.

Tạo ra một hệ thống pháp luật thiếu minh bạch, làm giảm niềm tin của người dân vào pháp luật. Đánh giá của Bộ Tư pháp "Tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh vẫn đang là nguyên nhân hạn chế hiệu lực thực tế của cả hệ thống pháp luật; chưa có cơ chế kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng, ban hành thông tư dẫn đến nhiều văn bản không phù hợp với thực tế, còn hiện tượng thiên về thuận lợi cho cơ quan quản lý, chưa tôn trọng đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức".

Công ty Tư vấn VFAM Việt Nam

(Ông Vũ Xuân Tiền)

- Cần đổi mới mô hình cơ quan soạn thảo Luật, Nghị định theo hướng thành lập một cơ quan chuyên soạn thảo văn bản độc lập trực thuộc Chính phủ. Các Bộ chuyên ngành chỉ làm nhiệm vụ nghiên cứu và phân tích chính sách. Khi chính sách đã được Chính phủ phê chuẩn thì sẽ được chuyển về cơ quan chuyên môn này để “dịch” thành pháp luật.

- Cần quy định dự thảo văn bản có tác động lớn đến đời sống xã hội trong một số lĩnh vực nộp thuế, lệ phí; tội phạm, hình phạt; xử phạt hành chính; thủ tục đăng ký… thì phải tổ chức các cuộc trao đổi, bàn luận trực tiếp với các chuyên gia trên truyền hình để nhân dân theo dõi, đóng góp ý kiến. Đồng thời tăng cường trách nhiệm giải trình của cơ quan trình văn bản (báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân là tài liệu bắt buộc phải có trong hồ sơ đề xuất xây dựng văn bản).

Với mô hình này, tính chuyên nghiệp trong công tác soạn thảo văn bản sẽ đảm bảo các dự thảo Luật, Nghị định chính xác hơn, có tính khả thi hơn, đồng thời khắc phục được tình trạng “lợi ích ngành” trong các văn bản cũng như tính chịu trách nhiệm khi đối với các dự thảo Luật, Nghị định liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau. Ngược lại, nếu chúng ta vẫn giữ cách làm như hiện nay thì các vụ pháp chế ở tất cả các bộ đều phải được tăng cường, trước hết là tăng cường về chuyên gia soạn thảo văn bản pháp luật.

Đại học Luật TPHCM

(Bà Thái Thị Tuyết Dung)

2

Về tên gọi

Đề nghị đổi tên thành "Luật VBQPPL".

Bởi, khoản 1 Điều 1 dự thảo Luật quy định: "Luật này quy định nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành VBQPPL; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng và tổ chức thi hành VBQPPL".

Công ty Tư vấn VFAM Việt Nam

(Ông Vũ Xuân Tiền)

3

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1.   Về khái niệm văn bản QPPL:

Các tiêu chí được đưa ra chỉ mới dừng lại ở các tiêu chí chung, chưa nhấn mạnh vào tiêu chí chính của VBQPPL là “có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung”. Mặt khác, việc hiểu thế nào là chứa đựng quy tắc xử sự chung cũng chưa được làm rõ?

Điều này dẫn đến sự lúng túng trong việc xác định văn bản nào là VBQPPL, gây khó khăn cho việc ban hành VBQPPL cũng như áp dụng các VBQPPL. Ví dụ: văn bản bãi bỏ, hủy bỏ VBQPPL có phải là VBQPPL hay không, Quyết định nào của UBND chứa QPPL là VBQPPL, Quyết định của Chủ tịch UBND thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình được quy định tại Luật Tổ chức HĐND và UBND có chứa QPPL thì có được xem là VBQPPL hay không.

Đại học Luật TPHCM

(Bà Thái Thị Tuyết Dung)

2.   Bổ sung các giải thích từ ngữ sau

- “Hiệu lực trở về trước” là gì?

Ngoài ra, cần quy định rõ hiệu lực trở về trước là văn bản pháp sinh hiệu lực trước ngày văn bản tồn tại hay trước ngày văn bản được phép có hiệu lực. Ví dụ: văn bản Thông tư ban hành ngày 01.7.2014, theo quy định sẽ có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ban hành, vậy nếu cơ quan ban hành quy định hiệu lực của thông tư kể từ ngày 10.7.2014 thì có xem là hiệu lực trở về trước hay không?

Đọc toàn bộ Dự án Luật chỉ thấy quy định về các trường hợp được quy định và không được quy định hiệu lực trở về trước nhưng  thế nào là “hiệu lực trở về trước” thì chưa được xác định. Trong khi đây không phải là vấn đề “dễ hiểu” đối với mọi đối tượng tiếp cận Luật này, mà tiêu chí của ngôn ngữ trong văn bản QPPL là phải “chính xác, phổ thông… rõ ràng, dễ hiểu” (Khoản 1, Điều 7 Dự án Luật).

- “Trách nhiệm pháp lý” là gì?

Điều 134 Dự án Luật có xác định 2 trường hợp không được quy định hiệu lực trở về trước và đều có liên quan đến trách nhiệm pháp lý. Nhưng trong thực tế thi hành vấn đề trách nhiệm pháp lý còn chưa được hiểu thống nhất. Trong thời gian qua đã có tình trạng cơ quan ban hành văn bản QPPL quy định áp dụng “thuế suất nặng hơn”, “tiền bồi thường tăng lên” áp dụng đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực. Vậy “thuế suất nặng hơn”, “tiền bồi thường tăng lên” có phải là “trách nhiệm pháp lý nặng hơn” không. Luật BHVBQL không giải thích, điều này sẽ làm cho các chủ thể áp dụng văn bản gặp nhiều lúng túng.

“Văn bản QPPL chung và văn bản QPPL chuyên ngành”, cơ sở phân định luật chung và luật chuyên ngành.

Lần đầu tiên trong dự án Luật Ban hành VBQPPL có đưa ra trường hợp áp dụng văn bản QPPL khi có mâu thuẫn giữa “VBQPPL chung và VBQPPL chuyên ngành” tại Khoản 4 Điều 138 của Dự án. Tuy nhiên, cho đến ngay hai thuật ngữ pháp lý này chưa được hiểu thống nhất, còn khá nhiều tranh cãi. Ví dụ giữa Luật Nhà ở và Luật Công chứng, luật nào là chung, luật nào là chuyên ngành? Hoặc Luật Doanh nghiệp, là luật chuyên ngành của Bộ luật Dân sự đồng thời cũng là Luật chung của một số Luật như Luật Kinh doanh Bảo hiểm, Luật Luật sư…

Văn bản có chứa các quy phạm nội bộ của các chủ thể không có thẩm quyền ban hành văn bản:

Đây là vấn đề thực tế xảy ra nhiều, như các Tổng cục, các Cục, Vụ, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh ban hành các văn bản như công văn, hướng dẫn trong đó chứa nhiều quy phạm pháp luật, thậm chí làm hẹp hơn, hoặc rộng hơn nội dung so với các văn bản QPPL chính, thì những văn bản này có được áp dụng không. Ví dụ trường hợp các cơ quan quản lý về công ty Luật đặt ra thêm điều kiện để mở công ty Luật thì Giám đốc phải có sổ Bảo hiểm xã hội 2 năm trở lên (mặc dù Luật quy định hành nghề trong các công ty, văn phòng Luật sư từ 2 năm trở lên), trong trường hợp này người dân có quyền khiếu nại về các văn bản này hay không.

Ngoài ra, cần mạnh dạn đề ra cơ chế khiếu nại đối với các nội dung văn bản QPPL trái pháp luật, vì hiện này quyền nhiều nhất của công dân là quyền kiến nghị, trong khi có nhiều văn bản trái pháp luật ngay từ thời điểm ban hành nhưng nếu báo chí phát hiện thì có thể xem xét lại, nếu không thì sẽ áp dụng.

Một số vấn đề cần làm rõ khác

Cần phân định rõ Bộ luật và Luật của Quốc hội, khi nào sử dụng Luật, khi nào sử dụng Bộ luật.

Việc quy định rút gọn các chủ thể ban hành văn bản QPPL là phù hợp với xu hướng đơn giản hóa các hình thức văn bản, tuy nhiên thực tiễn hiện nay, từ khi bỏ Nghị quyết của Chính phủ là văn bản QPPL đã phát sinh nhiều trường hợp các QPPL được chứa đựng trong Nghị quyết nhưng việc áp dụng không rõ ràng như Nghị quyết 11 năm 2011, Nghị quyết 83 năm 2013, có nhiều chủ thể biết thì áp dụng, còn không biết thì không áp dụng vì việc công khai không tuân thủ như văn bản Nghị định…

Vì vậy, việc bỏ Nghị quyết của Quốc hội cũng cần xem xét chuyển các nội dung vào luật, ví dụ Nghị quyết thí điểm một vấn đề như thừa phát lại, cho người nước ngoài sở hữu nhà… thì sẽ được xem là văn bản gì.


Bổ sung giải thích các khái niệm:

-         Hợp nhất các VBQPPL

-         Pháp điển hệ thống QPPL

-         Văn bản quy định chi tiết và văn bản gốc


Văn phòng luật sư VNC

(Ông Hoàng Văn Sơn)

Bổ sung giải thích khái niệm “VBQPP chung, VBQPP chuyên ngành”


Đề nghị bỏ cụm từ “đặt rathừa nhận

Vì đây là những từ ngữ không phù hợp với văn phong văn bản QPPL và không mang nghĩa xác định.

Sở Tư pháp Long An

(Bà Phan Thị Mỹ Dung)

Bỏ đoạn 2, khoản 2

Vì đây là quy định thừa, quy định này chỉ là cách nói ngược

 Đề nghị sửa lại khoản 2 Điều 2 như sau:"Văn bản không chứa quy phạm pháp luật quy định tại khoản 1 Điều này; văn bản có chứa quy phạm pháp luật, nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này thì không phải là VBQPPL và đối tượng điều chỉnh không bắt buộc phải thực hiện".

- Nâng cao hiệu lực của VBQPPL;

-  Ngăn chặn tình trạng đưa thêm nội dung quy phạm pháp luật vào văn bản dưới luật phục vụ cho lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm;

- Đảm bảo tốt hơn về quyền công dân, quyền của DN

Công ty Tư vấn VFAM Việt Nam

(Ông Vũ Xuân Tiền)

4

Điều 3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Đồng ý với phương án 2 “không quy định thẩm quyền ban hành VBQPPL của huyện, xã”.


Văn phòng luật sư VNC

(Ông Hoàng Văn Sơn)

Đồng ý với Phương án 2

Khoản 1 Điều 2 Dự thảo quy định: "Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với mọi người trong phạm vi cả nước hoặc địa giới hành chính nhất định...". Theo quy định trên, "địa giới hành chính" cần được hiểu là địa giới hành chính của quốc gia chứ không thể là địa giới hành chính của từng địa phương trong quốc gia đó (hay còn gọi là đơn vị hành chính của quốc gia). Vì vậy, các nghị quyết của HĐND  huyện được ban hành để quyết định chủ trương, biện pháp trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội..vv.. nhằm thi hành chính sách pháp luật, xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính trên địa bàn quận, huyện chỉ là văn bản hành chính của huyện đó, không thể là VBQPPL. Tương tự, quyết định của UBND huyện được ban hành để thực hiện chủ trương, biện pháp trong các lĩnh vực kinh tế- xã hội trong quá trình quản lý, xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính trên địa bàn huyện không phải là VBQPPL. Nói cách khác, HĐND, UBND cấp huyện không có thẩm quyền ban hành VBQPPL. Như vậy, cần loại bỏ quy định tại Điều 23 Dự thảo về VBQPPL của HĐND, UBND cấp Huyện.

Tại nội dung "Phương án 2" trong khoản 2 Điều 3 Dự thảo chúng tôi thấy còn có quy định "không quy định thẩm quyền ban hành VBQPPL của huyện, xã". Điều này được hiểu là nếu Phương án 2 được chấp nhận thì không những sẽ loại bỏ thẩm quyền ban hành VBQPPL của HĐND, UBND cấp Huyện mà cả thẩm quyền ban hành VBQPPL của HĐND, UBND cấp Xã cũng sẽ được loại bỏ.

Tuy nhiên, theo rà soát, nội dung Dự thảo không có chỗ nào quy định về VBQPPL của HĐND, UBND cấp xã, phường.

Mặt khác, như nội dung chúng tôi đã phân tích, cũng tương tự HĐND, UBND cấp Quận, Huyện, HĐND, UBND cấp xã, phường không có thẩm quyền ban hành VBQPPL. Hơn nữa, hiện chúng ta đang thực hiện khá thành công mô hình thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) huyện, quận, phường, xã tại địa phương nên có  cơ sở để tin rằng việc loại bỏ thẩm quyền ban hành VBQPPL của HĐND, UBND cấp quận, huyện, phường, xã - như từng được quy định tại Luật ban hành VBQPPL của HĐND, UBND năm 2004 - là phù hợp với chủ trương cải cách hành chính của Đảng và Nhà nước.

Công ty Luật LCT Lawyers

(LS. Châu Huy Quang - Lương Thanh Quang)

Bỏ khoản 2, Điều 1 và bỏ khoản 1, Điều 3 (vì nội dung này thuộc về nguyên tắc xây dựng ban hành văn bản QPPL, có thể chuyển sang Điều 4), Điều 3 viết lại như sau:

“Điều 3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được điều chỉnh theo quy định của Luật này bao gồm:

1. Luật

2. Pháp lệnh……………”

Dự thảo quy định Hiến pháp là một loại văn bản QPPL trong hệ thống văn bản QPPL (điểm a, khoản 2, Điều 3), nội dung này sẽ mâu thuẫn với quy định “Luật này không quy định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp” (khoản 2, Điều 1 dự thảo). Mặt khác, tại Điều 119, 120 của Hiến pháp đã khẳng định “Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam….Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp…”.

Sở Tư pháp Long An

(Bà Phan Thị Mỹ Dung)

Đề nghị bỏ điểm l, khoản 2, Điều 3 và Điều 23 của dự thảo (lựa chọn phương án không quy định thẩm quyền ban hành văn bản QPPL của cấp huyện).

Thực tế cho thấy tính chất, vị trí của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện trong hệ thống hành chính là cơ quan chấp hành và thừa hành; trong thi hành pháp luật, cấp huyện và cấp xã chủ yếu là tổ chức thi hành những quy định của Hội đồng nhân dân (HĐND), UBND tỉnh và của Trung ương, nên đề nghị dự thảo không quy định thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) của cấp huyện. Mặt khác, theo quy định của dự thảo (Điều 23, phương án 1) thì trình tự, thủ tục ban hành văn bản QPPL của cấp huyện sẽ do một Luật khác quy định (Luật Tổ chức chính quyền địa phương – Luật này cũng chưa được ban hành), như vậy, mục đích, yêu cầu và quan điểm về hợp nhất 2 Luật Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2008 và Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004 là chưa đảm bảo, tính thống nhất trong hệ thống văn bản QPPL của Việt Nam cũng không đảm bảo.

Đề nghị bỏ điểm k, khoản 2, Điều 3 và Điều 22 của dự thảo.

Nên để đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt là một chủ thể được ủy quyền ban hành văn bản quy định chi tiết, vì nếu quy định đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt được ban hành văn bản QPPL và trình tự, thủ tục ban hành văn bản QPPL được quy định tại Luật về đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (Điều 22 dự thảo), như vậy, cũng là trình tự, thủ tục ban hành văn bản QPPL nhưng lại không điều chỉnh bởi Luật này mà được một văn bản pháp luật khác quy định (Luật về đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt - Luật này cũng chưa được ban hành), như vậy, mục đích, yêu cầu và quan điểm về hợp nhất, thống nhất pháp luật quy định về ban hành văn bản QPPL chưa được đảm bảo

Khoản 2 Điều 3 Dự thảo luật quy định các văn  bản QPPL. Đề nghị sửa lại điểm h như sau:  h) Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đối với những luật được ban hành lần đầu và Pháp lệnh của UBTVQH

- Các luật được xây dựng trong thời gian tới phần lớn là Luật sửa đổi hoặc Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật đã ban hành và đi vào cuộc sống trong một thời gian  từ 05 năm đến 10 năm.

- Do đó, có đủ điều kiện để Luật hoá những quy định của Nghị định, chuyển nội dung các Thông tư hướng dẫn vào Nghị định của Chính phủ, không cần ban hành thông tư hướng dẫn nữa.

- Hạn chế một bước tình trạng "luật khung"

- Thu hẹp dư địa của lợi ích cục bộ, lợi ích  nhóm thông qua việc ban hành Thông tư hướng dẫn.

Công ty Tư vấn VFAM Việt Nam

(Ông Vũ Xuân Tiền)

Nhất trí với phương án 2 không quy định thẩm quyền ban hành VBQPPL của huyện, xã.

Cấp huyện, xã là những cấp quản lý hành chính Nhà nước, chủ yếu là thừa hành, không cần thiết phải ban hành VBQPPL.

Đề nghị tiếp một số loại văn bản quy phạm pháp luật khác như Quyết định của Chủ tịch nước.

Cần bỏ hẳn cấp ban hành văn bản quy phạm pháp luật là Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã.

Vì không cần thiết. Không thể coi Lệnh công bố Luật, pháp lệnh và văn bản quy phạm pháp luật. Hiến pháp năm 2013 cũng không quy định thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước. Bỏ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tập trung vào một hình thức là Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để tránh phức tạp, trùng lặp.

Công ty Luật BASICO

(Luật sư Trương Thanh Đức )

Đồng ý với Phương án 2

Vì không thể chấp nhận Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện là Văn bản quy phạm pháp luật do trình độ năng lực của bộ máy cấp Huyện giới hạn không thể đảm bảo ban hành các Văn bản quy phạm pháp luật có chất lượng.

Giám đốc Công ty Luật hợp danh Việt Nam (Ths.Ls.Phan Thông Anh )

5

Điều 4. Nguyên tắc xây dựng, ban hành và thi hành văn bản quy phạm pháp luật

Sửa Điều 4 thành: “Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật”

Kiến nghị chỉ giữ các nguyên tắc xây dựngban hành tại khoản 1 điều này (do đây là nguyên tắc chỉ áp dụng đối với cơ quan lập pháp). Theo đó, cần tách nguyên tắc “thi hành” tại khoản 2 điều này thành một điều luật độc lập (Điều 5) do đây là nguyên tắc áp dụng cho các cơ quan hành pháp.

Bổ sung cụm từ mở đầu “Việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

Đồng thời kiến nghị bổ sung thêm nguyên tắc “Bảo đảm quyền con người, quyền công dân” ngay sau nguyên tắc “a) Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thứ bậc và tính thống nhất của hệ thống pháp luật”.

Kiến nghị bổ sung thêm từ “cùng” cho câu được rõ nghĩa;

Khoản 2 Điều 4 Dự thảo cần được tách ra thành một điều luật độc lập quy định nguyên tắc thi hành VBQPPL.

Kiến nghị bổ sung cụm từ mở đầu “Việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm các nguyên tắc sau:”

Nội dung quy định tại điều này giữ nguyên không thay đổi so với khoản 2 Điều 4 Dự thảo;

Tại Điều 132 Dự thảo hiện đang quy định các nguyên tắc áp dụng VBQPPL. Như đã phân tích, do đây là một nội dung mang tính nguyên tắc áp dụng xuyên suốt văn bản Luật nên kiến nghị cần đưa thành một điều luật riêng và trình bày trong phần các nguyên tắc của Luật Ban hành VBQPPL (Điều 6).

Đây là nguyên tắc cơ bản điều chỉnh các hành vi tổ chức áp dụng VBQPPL của các cá nhân, tổ chức.

Kiến nghị bổ sung cụm từ mở đầu “Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng theo các nguyên tắc sau:”

Tại khoản 2 Điều 143 Dự thảo hiện đang quy định các nguyên tắc giải thích VBQPPL. Như đã phân tích, do đây là một nội dung mang tính nguyên tắc áp dụng xuyên suốt văn bản Luật nên kiến nghị cần đưa thành một điều luật riêng và trình bày trong phần các nguyên tắc của Luật Ban hành VBQPPL (Điều 7).


Công ty Luật LCT Lawyers

(LS. Châu Huy Quang - Lương Thanh Quang)

- Bỏ cụm từ “tính hợp lý” ở điểm đ khoản 1, vì nội dung này đã được nêu trong quy định tại điểm a, khoản 1.

- Bỏ điểm g, khoản 1, vì nếu có quy định “nghiêm cấm” thì phải có quy định chế tài để xử lý khi có hành vi vi phạm điều “nghiêm cấm” đó (như xử lý vi phạm hành chính, xử lý hình sự…), nhưng trong dự thảo Luật này không có quy định về các biện pháp chế tài hoặc giao cho Chính phủ quy định.

- Thay cụm từ “chấp hành nghiêm chỉnh văn bản QPPL” thành “chấp hành nghiêm văn bản QPPL” tại điểm a, khoản 2.

- Thay bỏ từ “dễ hiểu” tại điểm b khoản 2 và viết lại là “Bảo đảm mọi đối tượng…đầy đủ, rõ ràng nội dung văn bản QPPL trước khi ban hành”.

- Tại điểm h, khoản 2, đề nghị cơ quan soạn thảo trình bày ngắn gọn, liệt kê như dự thảo làm cho nội dung vừa dài dòng vừa không đầy đủ (dự thảo liệt kê như lại thiếu, như: cấp tỉnh phải ban hành văn bản QPPL để triển khai thực hiện các Thông tư, Thông tư liên tịch hoặc UBND cấp tỉnh phải ban hành văn bản QPPL để triển khai thực hiện Nghị quyết của HĐND cùng cấp…).


Sở Tư pháp Long An

(Bà Phan Thị Mỹ Dung)

Sửa tiết a khoản 2 Điều  như sau:

"a) VBQPPL phải được áp dụng trực tiếp, trừ đối với những điều, khoản, điểm cần quy định chi tiết  của Luật được ban hành lần đầu và Pháp lệnh của UBTVQH".

b- Quy định rõ trong luật về nguyên tắc những nội dung nào cần có quy định chi tiết nhằm ngăn chặn tình trạng "chuyển giao" cho văn bản dưới luật quá nhiều.

- Đã có những nguyên tắc b, c,  d, đ .

- Quy định đó không khả thi vì việc xây dựng, ban hành VBQPPL thực hiện trước, việc thi hành VBQPPL thực hiện sau và với những chủ thể khác nhau. Do đó, Luật khó có thể có những quy định đảm bảo sự "gắn kết" giữa hai quá trình này.

Công ty Tư vấn VFAM Việt Nam

(Ông Vũ Xuân Tiền)

Đề nghị bỏ nguyên tắc tại tiết e khoản 2 Điều 4:

Bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ giữa thi hành VBQPPL và xây dựng, ban hành VBQPPL

Vì tiết h khoản 2 Điều 4 quy định:

h) Cơ quan, người có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm về việc chậm ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh, quyết định của Chủ tịch nước hoặc ban hành VBQPPL trái Hiến pháp, luật, pháp lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Đề nghị làm rõ hơn quy định;

- "Phải chịu trách nhiệm" là chịu trách nhiệm như thế nào? Bởi, tình trạng chậm ban hành văn bản quy định chi tiết hoặc có "sáng tạo" trái luật trong văn bản quy định chi tiết xẩy ra không ít nhưng từ trước đến nay chưa thấy ai chịu trách nhiệm?

- Nếu quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì Toà án nào xét xử? Vì theo Luật Tố  tụng hành chính, Toà hành chính chỉ thụ lý các vụ kiện với văn bản hành chính không thụ lý với vụ kiện về VBQPPL?


Dự thảo đưa ra tới 11 nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật là quá nhiều, không rõ ràng, không cần thiết. Cần xem xét lược bớt và viết ngắn gọn, rõ ràng hơn.

Ví dụ nguyên tắc “Không quy định một vấn đề ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau” là không hợp lý, vì ở mức độ này, khác vẫn là điều không thể tránh khỏi, nhất là với nhiều cấp đồng thời có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật như Dự thảo. Do đó, cùng lắm chỉ có thể yêu cầu theo hướng không quy định một vấn đề trùng nhau ở văn bản quy định chi tiết va văn bản được quy định chi tiết. Chính tại Điều về áp dụng pháp luật của Luật hiện hành cũng như Dự thảo luôn phải có nhiều quy định để xử lý tình trạng này. Hay nguyên tắc “Không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.” là không rõ ràng và rất khó khả thi.

Tương tự là 8 nguyên tắc thi hành văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có nguyên tắc “Bảo đảm mọi đối tượng đều được thông tin chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu về văn bản quy phạm pháp luật trước khi thi hành” cũng là điều bất khả thi, vì việc bảo đảm mọi đối tượng đều được thông tin đã là điều không thể, lại còn yêu cầu phải thông tin đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu.

Công ty Luật BASICO

(Luật sư Trương Thanh Đức )

6

Điều 5. Tham gia xây dựng và thi hành văn bản quy phạm pháp luật

Việc luật hoá quy định về việc lấy ý kiến của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đối với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của doanh nghiệp là rất cần thiết,

Vì thực tế cho thấy các quy định liên quan đến doanh nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến cộng đồng doanh nghiệp, mà có tác động rất lớn đến cả nền kinh tế, xã hội nói chung.

Công ty Luật BASICO

(Luật sư Trương Thanh Đức )

Cơ chế lấy ý kiến trực tiếp của nhân dân một cách hiệu quả, thiết thực thông qua hai đầu mối chính là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Việc quy định về lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để bảo đảm dân chủ trong xây dựng pháp luật là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rất ít khi nhận được ý kiến góp ý của doanh nghiệp và người dân tham gia đóng góp ý kiến vào quá trình ra quyết định của các cơ quan nhà nước.

 Một trong những nguyên nhân của hạn chế này là do việc lấy ý kiến còn dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, chưa có hướng dẫn cụ thể về những nội dung cần tập trung đối với từng đối tượng có liên quan. Văn bản pháp luật được soạn thảo thường là đồ sộ, khó tiếp cận, khó tham gia ý kiến. Nhận thức vai trò tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng và thi hành pháp luật, dự thảo luật bổ sung, xác định rõ quyền tham gia của người dân và doanh nghiệp trong việc xây dựng và thi hành pháp luật. Trong những năm qua, mặc dù chưa được pháp luật quy định về thẩm quyền chủ trì lấy ý kiến kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến doanh nghiệp, tuy nhiên Phòng Thương mại Công Nghiệp Việt Nam ( VCCI )  đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo góp ý cho các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách của Nhà nước đối với doanh nghiệp, đã tổng hợp được những kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp trong việc sửa đổi những quy định pháp luật chưa phù hợp, những quy định còn mang tính chất “rào cản” đối với hoạt động của doanh nghiệp.

VPLS Võ Thị Như Ngọc

(Luật sư Võ Thị Như Ngọc)

Có hai cách để tiến hành lấy ý kiến VBQPPL:

-   Cách thứ nhất: Lấy ý kiến góp ý từ tổ chức, cá nhân, cộng đồng doanh nghiệp trong giai đoạn “thẩm tra, lấy ý kiến thông qua” Văn bản Quy phạm pháp luật như hiện nay. Người chủ trì tổ chức là vai trò của VCCI, VCCI là người tập hợp các cộng đồng doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức mà bấy lâu nay đã làm tốt trách nhiệm này, được cộng đồng doanh nghiệp tín nhiệm. cách làm này thường chỉ tập hợp góp ý một hoặc hai lần, các góp ý được chuyển tới các cơ quan chức năng khi đã được VCCI cô đọng và hiệu chỉnh.

-  Cách thứ hai: Lấy ý kiến góp ý từ tổ chức, cá nhân, cộng đồng doanh nghiệp trong các giai đoạn “đề xuất xây dựng VBPL, giai đoạn soạn thảo VBPL và các giai đoạn tiếp theo”. Cách làm này mất nhiều thời gian, phiền hà, phải lấy ý kiến góp ý nhiều lần song các tổ chức, cá nhân, cộng đồng doanh nghiệp lại tiếp cận ngay từ đầu khi mới sơ khai cho việc xây dựng các Văn bản Quy phạm pháp luật, ý kiến góp ý, đề xuất các vấn đề chính sách trong các VBPL được chi tiết, sát thực với cộng đồng doanh nghiệp hơn. Tuy nhiên cách làm này phức tạp như đã nói ở trên và tốn kém về tiền của, do vậy chỉ nên áp dụng cho các dự luật lớn.


Hiệp hội Công nghiệp Kỹ thuật Điện Việt Nam

(Ông Mai Đình Mạnh)

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 dự thảo Luật (dự thảo lần 3) thì:  “Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chủ trì tổ chức lấy ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến doanh nghiệp.”

Như vậy, với quy định này, vai trò của VCCI sẽ được nâng tầm, theo đó trách nhiệm của VCCI về tổ chức lấy ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến doanh nghiệp không còn mang tính “tự phát” mà sẽ được “luật hóa” nếu dự thảo nêu trên được thông qua. Điều này khẳng định vị trí, vai trò của VCCI trong việc đại diện cho tiếng nói của doanh nghiệp. Tuy nhiên, làm thế nào để VCCI thực hiện tốt các nhiệm vụ, chức năng chủ trì của mình trong quá trình lấy ý kiến của doanh nghiệp cũng là một vấn đề cần phải được cân nhắc.

Có thể nói, trong thời gian qua việc lấy ý kiến người dân nói chung và việc lấy ý kiến doanh nghiệp nói riêng còn nhiều hạn chế. Cụ thể là nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành nhưng không tổ chức lấy ý kiến của doanh nghiệp, hoặc lấy ý kiến theo kiểu “có lệ”. Do đó, văn bản được ban hành không thể hiện được ý chí, nguyện vọng của doanh nghiệp, thậm chí còn là “rào cản” đối với doanh nghiệp. Việc ban hành những văn bản như trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, chủ yếu là từ phía cơ quan soạn thảo “không tiếp thu” hoặc “không muốn tiếp thu” ý kiến góp ý của doanh nghiệp. Việc ban hành những văn bản quy phạm pháp luật còn mang ý chí chủ quan của cơ quan soạn thảo theo kiểu: “Góp ý thì cứ việc góp ý, còn quyết định như thế nào là quyền của cơ quan soạn thảo”.

Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, VCCI cần rà soát, thống kê lại trong tất cả những văn bản góp ý của VCCI đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, có bao nhiêu ý kiến đã được cơ quan có thẩm quyền tiếp thu?

Từ tỷ lệ các ý kiến đã được tiếp thu, chúng ta sẽ thấy được thực trạng của việc lấy ý kiến góp ý ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong thời gian qua có hiệu quả hay không?

Để việc lấy ý kiến của doanh nghiệp thật sự có hiệu quả, cần thực hiện theo hướng:

1.    Thứ nhất, việc tổ chức lấy ý kiến cần phải mang tính thực chất, không nên làm cho có thủ tục. Cần tăng cường trách nhiệm của VCCI trong quá trình tổ chức lấy ý kiến.

2.    Thứ hai, khi nhận được văn bản tổng hợp ý kiến góp ý của doanh nghiệp từ phía VCCI, cơ quan soạn thảo phải có trách nhiệm trả lởi VCCI về việc tiếp thu hoặc không tiếp thu ý kiến góp ý nói trên. Sau đó, VCCI sẽ có phản hồi về việc tiếp thu hoặc không tiếp thu ý kiến của cơ quan soạn thảo.

3.    Thứ ba, trong trường hợp ý kiến của cơ quan soạn thảo và ý kiến góp ý của VCCI còn khác nhau hoặc có mâu thuẫn, cần tăng cường trách nhiệm của cơ quan thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, theo đó cơ quan thẩm định có trách nhiệm xem xét, quyết định ý kiến nào là phù hợp với thực tiễn để đảm bảo tính khách quan.


VPLS Võ Thị Như Ngọc

(Luật sư Võ Thị Như Ngọc)

Sửa đổi khoản 3 Điều 5 như sau: “Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chủ trì, phối hợp với cơ quan soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến doanh nghiệp. Cơ quan soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tiếp thu nghiêm túc các ý kiến đóng góp của doanh nghiệp để hoàn thiện dự thảo”.

Quy định tại khoản 3 Điều 5 còn chung chung, cần được cụ thể hóa theo hướng đề cao trách nhiệm của cơ quan soạn thảo hoặc chủ trì soạn thào VBQPPL trong việc tiếp thu ý kiến đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp

Trường Đại học Bình Dương (Ths. NguyễnTừ Minh Toàn)

Nội dung đảm bảo giám sát của Mặt trận tổ quốc Việt Nam nằm rải rác trong các Điều của dự thảo (điểm i, khoản 1, Điều 4; điểm d, khoản 2, Điều 4; khoản 1, Điều 5) đề nghị bố cục lại cho phù hợp.

Chuyển nội dung khoản 3, Điều 5 vào nội dung quy định về trình tự soạn thảo văn bản QPPL (bước tổ chức lấy ý kiến dự thảo).


Sở Tư pháp Long An

(Bà Phan Thị Mỹ Dung)

7

Điều 6. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế

Đề nghị bỏ Điều 6, đưa nội dung này vào quy định tại “phạm vi điều chỉnh” và  nếu để thực hiện điều ước quốc tế mà phải ban hành văn bản QPPL thì trình tự, thủ tục ban hành văn bản QPPL này phải tuân theo quy định của Luật này


Sở Tư pháp Long An

(Bà Phan Thị Mỹ Dung)

8

Điều 7. Ngôn ngữ, kỹ thuật văn bản quy phạm pháp luật

- Khoản 3, Điều này quy định “3. Tùy theo nội dung, văn bản quy phạm pháp luật có thể được bố cục theo phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm; các phần, chương, mục, tiểu mục, điều trong văn bản quy phạm pháp luật phải có tiêu đề.” Cần xem xét quy định rõ cách viết phần, chương, mục, … theo số thứ tự La mã, Ả rập, bảng chữ cái (đặc biệt là trường hợp thứ tự tự động), tránh tình trạng gọi tên không thống nhất (như khoản 1, 2, 3 và khoản a, b, c).

- Bổ sung bố cục tiểu mục so với Luật hiện hành, cần xem xét bổ sung bố cục tiểu khoản để sử dụng trong một số trường hợp, vì trên thực tế có nhiều văn bản đang sử dụng bố cục a1, a2, a3. Trường hợp không cho phép thì cũng cần quy định rõ, tránh tình trạng trái luật như Tiểu mục đã được sử dụng trong Bộ luật Dân sự năm 1995 và 2005, nhưng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành năm 2008 vẫn không thừa nhận.

- Cần quy định văn bản quy phạm pháp luật phải có mục lục đến bố cục Điều (đánh tự đồng). Việc này để thuận tiện cho việc theo dõi thực hiện, tránh mất quá nhiều thời gian và chi phí của xã hội, đặc biệt là đối với những văn bản lên đến hằng trăm trang, tránh cho hàng nghìn, hàng vạn người sử dụng phải mất công tự làm mục lục.


Công ty Luật BASICO

(Luật sư Trương Thanh Đức)

Tại khoản 3, Điều 7, đề nghị bỏ cụm từ “chương riêng

Vì quy định về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm trong văn bản quy phạm pháp luật cũng có thể được quy định trong một hoặc một vài điều không nhất thiết phải quy định thành chương riêng.

Sở Tư pháp Long An

(Bà Phan Thị Mỹ Dung)

9

Điều 9. Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật

Đề nghị, thống nhất về đánh số thứ tự của văn bản QPPL (khoản 2, Điều 8 dự thảo) là theo năm ban hành, không quy định riêng đối với Luật, Pháp lệnh thì đánh số thứ tự theo từng loại văn bản và nhiệm kỳ của Quốc hội,

Trong số, ký hiệu của Luật, Pháp lệnh đã có thể hiện số khóa của Quốc hội. Theo đó, sửa đổi khoản 2 và gộp điểm a, b khoản 3, Điều 8 dự thảo).

Vì để đảm bảo tính thống nhất chung trong hệ thống văn bản QPPL (HĐND tỉnh cũng hoạt động theo nhiệm kỳ, cũng có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL)

Sở Tư pháp Long An

(Bà Phan Thị Mỹ Dung)

10

Điều 10. Văn bản quy định chi tiết

Cần bổ sung nội dung: Trong thời gian văn bản Luật, Pháp lệnh, Nghị định… chưa có hiệu lực, thì chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản quy định chi tiết có quyền ban hành các văn bản này để khi các văn bản được quy định chi tiết có hiệu lực thì đã có văn bản hướng dẫn, đảm bảo hiệu lực thực tế của pháp luật.


Đại học Luật TPHCM

(Bà Thái Thị Tuyết Dung)

Đề nghị phải có lộ trình xây dựng Luật/ lộ trình xây dựng Nghị định/lộ trình xây dựng Thông tư, trách nhiệm hoàn thành dự thảo Nghị định, Thông tư trong thời hạn nhất định.

Tránh trường hợp Nghị định được ban hành nhưng phải đến 5 năm sau, Thông tư mới được ban hành, ví dụ như: Nghị định số 06/2000/ND-CP của Chính phủ về việc hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học được ban hành ngày 6/3/2000, nhưng đến ngày 14/4/2005 Thông tư liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch Đầu tư hướng dẫn một số điều của Nghị định số 06/2000/NĐ-CP mới được ban hành. Vậy doanh nghiệp sẽ hoạt động ra sao trong 5 năm đó, và cơ quan quản lý sẽ điều hành và quản lý hoạt động của doanh nghiệp ra sao để đảm bảo minh bạch?

Tổ chức giáo dục và Đào tạo Apollo Việt Nam

(Bà Nguyễn Kim Dung)

Đề nghị sửa khoản 1 như sau:

"1. VBQPPL phải được quy định cụ thể để khi có hiệu lực thì thi hành được ngay. Trường hợp trong văn bản có điều, khoản cần quy định chi tiết thì được giao cho Chính phủ quy định chi tiết ngay trong điều, khoản đó".

- Việc ban hành luật là thẩm quyền của Quốc hội, việc quy định chi tiết (nếu có) là thẩm quyền của Chính phủ. Luật không giao việc trực tiếp cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ.

- Việc giao quyền "tắt" như  trên, tạo dư địa cho việc đưa vào Thông tư hướng dẫn những nội dung phục vụ lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm vì Thông tư thường không được kiểm soát chặt chẽ.

Công ty Tư vấn VFAM Việt Nam

(Ông Vũ Xuân Tiền)

11

Điều 11. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản QPPL chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế bằng văn bản QPPL của chính cơ quan nhà nước đã ban hành hoặc bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vấn đề đặt ra là: nếu một văn bản QPPL của HĐND huyện bất hợp pháp, thì nếu như chính HĐND ban hành Nghị quyết để bãi bỏ thì Nghị quyết đó là văn bản QPPL, còn nếu HĐND cấp tỉnh ban hành Nghị quyết bãi bỏ văn bản của HĐND cấp huyện thì có được xem là văn bản QPPL hay không? Thật ra trong trường hợp này bản chất vẫn là bãi bỏ một văn bản QPPL, còn chỉ có khác chủ thề, nên cần quy định “văn bản QPPL chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế bằng văn bản QPPL của chính cơ quan nhà nước đã ban hành hoặc cơ quan có thẩm quyền”.


Đại học Luật TPHCM

(Bà Thái Thị Tuyết Dung)

Tại khoản 1, Điều 11, đề nghị làm rõ: “…hoặc bị đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, như vậy, việc đình chỉ, bãi bỏ này bằng văn bản QPPL hay văn bản hành chính cá biệt (ví dụ như Thủ tướng Chính phủ quyết định bãi bỏ, đình chỉ văn bản QPPL của cấp tỉnh bằng 1 quyết định hành chính hay QPPL?)


Sở Tư pháp Long An

(Bà Phan Thị Mỹ Dung)

12

Điều 16. Nghị định

Đối với khoản 2 quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ”, phần này cần phải được quy định trong luật hoặc pháp lệnh như Luật tổ chức Chính phủ.

Bãi bỏ khoản 3 điều này “Những vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Việc ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội”,

Vì trái với Hiến pháp 2013, chỉ có Quốc hội mới được Hiến pháp quy định ban hành văn bản loại này.

Văn phòng luật sư VNC

(Ông Hoàng Văn Sơn)

Theo Dự thảo thì có 5 loại văn bản là Nghị định (Điều 16), Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Điều 17), Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (Điều 18), Thông tư (Điều 19) và Quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (Điều 21) đều quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh.

Cần xem lại vai trò của từng loại văn bản để bảo đảm sự phân biệt rõ ràng và đơn giản hơn.


Công ty Luật BASICO

(Luật sư Trương Thanh Đức)

Quyền ban hành “nghị định không đầu” cần phải được cụ thể hóa trong Dự thảo Luật theo quan điểm về tính hợp lý là khi ban hành các “quy phạm tiên phát”, Chính phủ không cần phải “xin phép” Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp của “nghị định không đầu” sẽ được thực hiện bằng nhiều cơ chế khác nhau như giám sát trước, giám sát sau ban hành mà không cần phải có “sự đồng ý” vốn dĩ rất hình thức của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Xuất phát từ tính chất chủ động, sáng tạo trong hoạt động hành chính nên Chính phủ có quyền ban hành “nghị định không đầu” chứa các “quy phạm tiên phát”. Các “quy phạm tiên phát” được ban hành dù vẫn trên cơ sở luật, nhưng là trên cơ sở quy định về thẩm quyền nói chung của Chính phủ, chứ không phải là chấp hành các quy định điều chỉnh vấn đề tương ứng mà văn bản cấp trên có, vì luật chưa quy định tới do nhiều nguyên nhân. Hiện nay quy định về quyền này của Chính phủ nằm trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 nhưng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 chưa thể hiện đúng bản chất loại “quy phạm tiên phát” của Chính phủ, đó là quy định “Việc ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội”. Nếu vậy, quyền chủ động, sáng tạo, trách nhiệm chính trị của Chính phủ đã chuyển sang cho Ủy ban thường vụ Quốc hội. Mà Ủy ban thường vụ Quốc hội trên thực tế không làm được. Vì vậy, quy định này không hợp lý (không khả thi) nên chỉ mang tính hình thức, như tính hình thức tràn lan trong pháp luật nước ta.

Đại học Luật TPHCM

(Bà Thái Thị Tuyết Dung)

13

Điều 18. Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Việc sử dụng thuật ngữ “án lệ “tại Điều 18 có thể chưa hoàn toàn chính xác

Điều 18 Dự Thảo quy định Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua công tác xét xử giám đốc thẩm ban hành án lệ để bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử. Về nguyên tắc, án lệ là phán quyết của tòa án cấp trên có tính ràng buộc pháp lý với các tòa án cấp thấp hơn. Do đó, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không thể ban hành án lệ

Công ty Luật Russin&Vechi

(Ngô Việt Hòa)

14

Điều 19. Thông tư

Cần bãi bỏ thẩm quyền ban hành thông tư của bộ, cơ quan ngang bộ…

Vì các lí do đã phân tích ở phần chung

Văn phòng luật sư VNC

(Ông Hoàng Văn Sơn)

15

Điều 23. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện

Đồng ý với phương án 2, không quy định thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện. Nói cách khác, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện không được ban hành văn bản quy phạm pháp luật.


Văn phòng luật sư VNC

(Ông Hoàng Văn Sơn)

16

Điều 27. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trong việc lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh

Quy định không có tính khả thi

Dự thảo gần như là đánh đố các cơ quan, tổ chức (không phải là các bộ ngành Trung ương) và Đại biểu quốc hội nêu sáng kiến lập pháp, bằng quy định tại Điều này. Đó là, trước khi lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, thì người đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh phải tiến hành hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động: Tổng kết việc thi hành pháp luật có liên quan; khảo sát, đánh giá thực trạng, tổ chức nghiên cứu khoa học về các vấn đề liên quan; xây dựng các giải pháp, đánh giá tác động của chính sách, các giải pháp; rồi lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh (Điều 28).

Việc này là quá khó khăn, vô hiệu quá quyền kiến nghị lập pháp, kể cả đối với các đạo luật rất đơn giản, ngắn gọn. Đồng thời nó cũng không thống nhất với quy định tại đoạn 2, khoản 1, Điều 156 về “Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật”: Cơ quan, tổ chức và công dân có quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản mới hoặc thay thế văn bản quy phạm pháp luật.

Công ty Luật BASICO

(Luật sư Trương Thanh Đức)

 Việc "Xây dựng nội dung của chính sách" là vấn đề mới và quan trọng. Vì vậy, cần quy định cụ thể hơn việc "xây dựng nội dung của chính sách" bao gồm những vấn đề gì tránh tình trạng văn bản về "Nội dung của chính sách" chỉ được làm cho đủ thủ tục.


Công ty Tư vấn VFAM Việt Nam

(Ông Vũ Xuân Tiền)

17

Điều 28. Lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh

Đề nghị bổ sung thêm khoản 4 như sau:

"4. Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội đã lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có trách nhiệm tổng hợp các ý kiến góp ý, thông báo về những ý kiến tiếp thu, những ý kiến không tiếp thu và lý do không tiếp thu. Nếu có yêu cầu của người góp ý, phải tổ chức để đối thoại trực tiếp về những nội dung không tiếp thu".

- Để việc lấy ý kiến được thực hiện nghiêm túc, không mang tính hình thức như hiện nay;

- Thể hiện sự tôn trọng với các ý kiến góp ý, thu hút được nhiều ý kiến góp ý tâm huyết.

Công ty Tư vấn VFAM Việt Nam

(Ông Vũ Xuân Tiền)

18

Điều 30. Thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình

1. Xét về nội dung quy định về tên gọi là không phù hợp vì nội dung khoản (1) và một phần khoản (3) thì quy định những vấn đề liên quan đến Hội đồng tư vấn chính sách pháp luật của Chính phủ còn nội dung quy định tại khoàn (2),(4),(5) mới quy định về nội dung thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình. Do đó chúng tôi đề nghị tách ra có một điều khoản quy định về Hội đồng tư vấn chính sách pháp luật của Chính phủ.

2. Về thành phần Hội đồng tư vấn chính sách pháp luật của Chính phủ do Thủ tướng thành lập nhưng thành viên ngoài  Lãnh đạo bộ, cơ quan ngang bộ và một số chuyên gia, nhà khoa học am hiểu sâu về các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại nên bổ sung thêm đại diện của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội Luật gia Việt Nam và Liên đoàn Luật sư Việt Nam để thực hiện vai trò phản biện và góp ý xây dựng pháp luật của các tổ chức này.


Công ty Luật hợp danh Việt Nam (Ths.Ls.Phan Thông Anh)

19

Điều 41. Điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh

           

Trong thẩm quyền của Ủy ban thường vụ quốc hội nên giữ nguyên tinh thần của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 sẽ phù hợp hơn.

“Trong trường hợp cần thiết, Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Việc điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được thực hiện theo quy định tại các điều 23, 24 và 25 của Luật này”.

Dự thảo chỉ nêu ra 4 trường hợp để Ủy ban thường vụ quốc hội được điều chỉnh chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh và ngoài 4 trường hợp nêu trên thì mọi trường hợp điều chỉnh khác điều là trái luật. Đây là điều khoản đã làm hạn chế thẩm quyền của Ủy ban thường vụ quốc hội khác với quy định tại Điều 29 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 trước đây.

Công ty Luật hợp danh Việt Nam

( Ths.Ls.Phan Thông Anh)

Khoản 1, điểm dĐiều chỉnh thời điểm trình do chậm tiến độ soạn thảo hoặc chất lượng dự án luật, pháp lệnh không bảo đảm. Trong trường hợp này, cần phải chuyển sang cho cơ quan khác chủ trì soạn thảo để tạo áp lực, trách nhiệm đối với cơ quan chậm trễ, cần phải có biện pháp chế tài mạnh hơn nữa trong tình trạng hiện nay, việc chuyển do UBTVQH quyết định hoặc nên quy định luôn là chuyển cho UBTVQH thực hiện


Văn phòng luật sư VNC

(Ông Hoàng Văn Sơn)

20

Về phân công cơ quan chủ trì soạn thảo luật, pháp lệnh (Điều 42, 43)

Điều 42, 43 dự thảo luật quy định về phân công cơ quan chủ trì soạn thảo luật, pháp lệnh. Đề nghị không bỏ Ban soạn thảo và quy định lại về Ban soạn thảo như sau:

Điều 42: Ban soạn thảo Luật, Pháp lệnh

1. Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập Ban soạn thảo đối với các dự án luật, pháp lệnh đã được quy định trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm của Quốc hội.

2. Thành phần Ban soạn thảo Luật, pháp lệnh gồm:

- Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội có liên quan đến lĩnh vực luật điều chỉnh làm Trưởng ban soạn thảo các dự thảo Luật, pháp lệnh.

- Các thành viên Ban soạn thảo gồm: Đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đại diện các hiệp hội, hội nghề nghiệp hoặc ngành hàng có liên quan, các nhà khoa học, các chuyên gia tư vấn độc lập.

Điều 43: Nhiệm vụ của Ban soạn thảo, Trưởng Ban soạn thảo

( Theo Điều 32 Luật ban hành VBQPPL năm 2008)

 

- Thực tế đã chứng minh rằng, Ban soạn thảo dự án Luật, pháp lệnh có vị trí đặc biệt quan trọng. Khi dự thảo Luật, pháp lệnh đã hoàn thành, các ý kiến góp ý, phản biện rất ít tác dụng.

   -Việc hình thành một Ban soạn thảo "khép kín" trong cơ quan, tổ chức chủ trì là dư địa cho tình trạng "vừa đá bóng, vừa thổi còi", tính minh bạch, tính thống nhất, tính khả thi của Luật, pháp lệnh bị vi phạm.

   - Việc phê duyệt nội dung của chính sách là cần thiết nhưng không thể thay thế một Ban soạn thảo đa thành phần vì Tờ trình về nội dung của chính sách vẫn chỉ là những nguyên tắc chung, chưa cụ thể như dự thảo luật, pháp lệnh.

   - Để đảm bảo Quốc hội thực sự “làm luật” theo quy định của Hiến pháp.

Công ty Tư vấn VFAM Việt Nam

(Ông Vũ Xuân Tiền)

21

Điều 45. Lấy ý kiến đối với dự án luật, pháp lệnh

1. Đề nghị sửa khoản 3 Điều 45 nêu trên như sau:

“Ban soạn thảo dự án luật, pháp lệnh có trách nhiệm tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý và đăng tải đầy đủ nội dung tiếp thu, giải trình ý kiến trên Trang thông tin điện tử về xây dựng pháp luật của Chính phủ và Cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức mình để Nhân dân biết. Ý kiến giải trình phải nêu rõ những ý kiến nào tiếp thu, những ý kiến nào không tiếp thu và lý do không tiếp thu. Nếu có yêu cầu của người, tổ chức góp ý, phải tổ chức đối thoại trực tiếp giữa Ban soạn thảo với người, tổ chức góp ý đối với những ý kiến không được tiếp thu.

Đối với dự án luật, pháp lệnh do đại biểu Quốc hội soạn thảo, Viện nghiên cứu lập pháp có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến theo quy định tại Điều này”.

2.                 Đề nghị bổ sung vào khoản 4 nêu trên như sau:

“Đối với dự án luật, pháp lệnh do đại biểu Quốc hội soạn thảo, Viện nghiên cứu lập pháp có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến hoặc đại biểu Quốc hội soạn thảo lựa chọn Văn phòng Luật sư, đơn vị tư vấn lấy ý kiến theo quy định tại Điều này”.

Để đảm bảo tính minh bạch, tính khả thi của Luật, pháp lệnh;

- Tôn trọng hơn quyền của công dân, doanh nghiệp trong việc xây dựng một nhà nước pháp quyền.

- Để đại biểu Quốc hội soạn thảo luật, pháp lệnh có quyền lựa chọn đơn vị giúp mình thực hiện nhiệm vụ.

- Từng bước "xã hội hoá" một số khâu trong việc xây dựng Luật, pháp lệnh.

Công ty Tư vấn VFAM Việt Nam

(Ông Vũ Xuân Tiền)

Giai đoạn soạn thảo văn bản pháp luật và lấy ý kiến:

         -            Đề nghị cho phép doanh nghiệp tham gia xây dựng nội dung chính cần phải có dựa trên nhu cầu thực tế hoạt động. Cơ quan nhận văn bản góp ý cần đưa ra lộ trình/hình thức đóng góp ý kiến/thời hạn để đảm bảo các doanh nghiệp tham gia theo đúng quy trình và thống nhất; từ đó cơ quan quản lý có thêm khung sườn để xây dựng chính sách sao cho hiệu quả và sát thực tế nhất.

         -            Việc đóng góp ý kiến của doanh nghiệp cũng cần phải đưa ra thể thức và yêu cầu đóng góp. Việc không có các quy định cụ thể về đóng góp ý kiến sẽ khiến cơ quan tiếp nhận thông tin sẽ không thể xử lý hết ý kiến đóng góp dẫn đến bỏ sót những ý kiến góp ý thực sự xác đáng.

Lấy ý kiến theo thể thức nhất định để thống nhất

Tổ chức giáo dục và Đào tạo Apollo Việt Nam

(Bà Nguyễn Kim Dung)

22

Điều 46. Thẩm định dự án luật, pháp lệnh do Chính phủ trình

- Đổi tên Điều 46 thành: Thẩm định dự án luật, pháp lệnh.

- Sửa khoản 1 Điều 46 như sau:

"1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định tất cả các dự án luật, pháp lệnh với tư cách là thành viên Ban soạn thảo".

- Bổ sung thêm tiết d vào khoản 2 Điều 46 với nội dung:

(d) Bản đánh giá về sự cần thiết, tính khả thi của điều kiện kinh doanh nếu dự thảo luật, pháp lệnh có quy định điều kiện kinh doanh hoặc bổ sung điều kiện kinh doanh;

- Bổ sung vào tiết c khoản 3 Điều 46 như sau:

c) Sự cần thiết, tính hợp lý và chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính và/ hoặc điều kiện kinh doanh trong dự thảo văn bản, nếu trong dự thảo luật, pháp lệnh có quy định thủ tục hành chính và/ hoặc điều kiện kinh doanh;

- Đảm bảo cho dự thảo luật, pháp lệnh đáp ứng yêu cầu hợp hiến, hợp pháp;

- Ngăn chặn tình trạng đặt thêm những điều kiện kinh doanh nhưng không phát sinh thêm thủ tục hành chính, gây khó khăn cho các DN.

Công ty Tư vấn VFAM Việt Nam

(Ông Vũ Xuân Tiền)

23

Điều 51. Thẩm tra của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội về dự án luật, pháp lệnh

Đề nghị sửa lại Điều 51 như sau:

Điều 51. Thẩm tra dự án luật, pháp lệnh

1.Uỷ ban pháp luật của Quốc hội thẩm tra các dự án Luật, pháp lệnh trước khi trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến. Đối với các dự án luật, pháp lệnh do Uỷ ban pháp luật của Quốc hội làm trưởng ban soạn thảo hoặc có những nội dung mới, phức tạp, Uỷ ban TVQH thành lập Hội đồng lâm thời để thẩm tra dự án luật, pháp lệnh. Hội đồng lâm thời gồm:

- Đại biểu Quốc có trình độ chuyên môn sâu về lĩnh vực dự án luật, pháp lệnh điều chỉnh;

- Đại diện VP Chính phủ;

- Đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;

- Một số nhà khoa học, chuyên gia tư vấn độc lập về lĩnh vực dự án luật, pháp lệnh điều chỉnh.

Các khoản 2, 3, 4 giữ nguyên như dự thảo luật.


Công ty Tư vấn VFAM Việt Nam

(Ông Vũ Xuân Tiền)

24

Điều 53. Nội dung thẩm tra dự án luật, pháp lệnh

Đề nghị sửa lại khoản 5 như sau:

5. Sự cần thiết, tính hợp lý và chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh trong dự thảo văn bản, nếu dự thảo luật, pháp lệnh có quy định thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh;


Công ty Tư vấn VFAM Việt Nam

(Ông Vũ Xuân Tiền)

25

Điều 62. Trình tự xem xét, thông qua dự án luật tại một kỳ họp của Quốc hội

Đề nghị sửa đổi đoạn 2 khoản 5 Điều 62 “Cơ quan chủ trì thẩm tra chịu trách nhiệm chính trong việc phối hợp với cơ quan...”.

Tương tự, với điểm a, b khoản 6 Điều này; Điều 63 điểm d khoản 1, điểm a, d khoản 2 “cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì”.

Đề nghị ban soạn thảo rà soát một số điều, khoản tương tự.

Đoạn 2 khoản 5 Điều 62 quy định, trình tự xem xét, thông qua dự án luật tại một kỳ họp của Quốc hội: “Cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, Đoàn thư kí kì họp và cơ quan, tổ chức...”. Cách viết lặp lại từ liên tục trong một đoạn làm cho điều luật khó hiểu hoặc hiểu nhiều nghĩa khác nhau.

Văn phòng luật sư VNC

(Ông Hoàng Văn Sơn)

26

Về xây dựng văn bản QPPL chi tiết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. (Chương V, mục 1)

Đề nghị: Bổ sung thêm 01 Điều về nguyên tắc xây dựng VBQPPL chi tiết như sau:

Điều 69a. Nguyên tắc xây dựng VBQPPL chi tiết

Việc xây dựng các VBQPPL chi tiết phải theo những nguyên tắc sau:

–             Chỉ quy định chi tiết đối với những nội dung có yêu cầu quy định chi tiết ghi tại các Điều, khoản của luật, pháp lệnh đã ban hành.

–             Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ký ban hành văn bản quy định chi tiết thuộc thẩm quyền, không uỷ quyền cho cấp phó.

–             Không được đặt thêm những nội dung quy phạm pháp luật, các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh.

–             Phải có hiệu lực thi hành cùng với hiệu lực thi hành của luật, pháp lệnh đã được ban hành.


Công ty Tư vấn VFAM Việt Nam

(Ông Vũ Xuân Tiền)

27

Điều 70. Nhiệm vụ của cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết

- Về quy định tại Điều 70. Nhiệm vụ của cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết. Khoản 2 “Tổ chức xây dựng dự thảo văn bản, đảm bảo tính đầy đủ, thống nhất của văn bản quy định chi tiết với các quy định của văn bản được quy định chi tiết”, cũng giống như góp ý một số điều khoản nêu trên, cách viết này rất khó hiểu, lặp lại quá nhiều từ hoặc một cụm từ trong một đoạn, khoản. Vấn đền này nên có sự giải thích tại Điều 2 về “Văn bản được quy định chi tiết” là văn bản gốc có giá trị pháp lí cao hơn; còn “Văn bản quy định chi tiết” là văn bản hướng dẫn cụ thể hơn văn bản gốc có giá trị pháp lí thấp hơn văn bản gốc và phụ thuộc vào văn bản gốc; khi văn bản gốc hết hiệu lực thì văn bản quy định chi tiết cũng hết hiệu lực thi hành.

-Về quy định tại khoản 5 Điều 70 “Bảo đảm điều kiện hoạt động của Ban soạn thảo, trong trường hợp thành lập Ban soạn thảo” . Đề nghị cần quy định rõ điều kiện đó là gì? về tài chính, về thời gian, phương tiện vật chất… cần ghi rõ vào điều luật để đảm bảo thi hành.


Văn phòng luật sư VNC

(Ông Hoàng Văn Sơn)

28

Điều 72. Thẩm định dự thảo văn bản quy định chi tiết

Đề nghị sửa lại khoản 1 như sau:

1. Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo các văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, dự thảo thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ...

Nếu để Tổ chức pháp chế của Bộ, cơ quan ngang bộ thẩm định các VBQPPL do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành thì hiệu lực của thẩm định không cao, kẽ hở cho việc đưa vào văn bản quy định chi tiết lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm.

Công ty Tư vấn VFAM Việt Nam

(Ông Vũ Xuân Tiền)

29

Điều 75. Trình tự xem xét, thông qua dự thảo văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh, quyết định của Chủ tịch nước

Bãi bỏ khoản 3 điều này “Trình tự xem xét thông qua thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ”. Như đã kiến nghị ở phần trên, bãi bỏ thẩm quyền ban hành văn bản của bộ, cơ quan ngang bộ.


Văn phòng luật sư VNC

(Ông Hoàng Văn Sơn)

30

Điều 79. Hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định

Đề nghị bỏ quy định tại tiết d khoản 1 Điều 79:

- Nghị định chỉ quy định chi tiết những nội dung được giao trong các điều, khoản của luật, pháp lệnh đã ban hành;

- Nghị định không thể có mục tiêu, nội dung chính sách riêng khác với mục tiêu, nội dung chính sách của luật, pháp lệnh đã ban hành.

Công ty Tư vấn VFAM Việt Nam

(Ông Vũ Xuân Tiền)

31

Điều 92. Thẩm định dự thảo thông tư của bộ, cơ quan ngang bộ

Đề nghị sửa khoản 1 Điều 92 như sau:

1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự thảo thông tư do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thuộc Chính phủ ban hành

 Đối với thông tư có quy định ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người dân, doanh nghiệp hoặc có tính đa ngành, đa lĩnh vực thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định có sự tham gia của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học.

- Để tránh tình trạng "vừa đá bóng, vừa thổi còi" trong xây dựng VBQPPL.

- Để khắc phục hạn chế "chưa có cơ chế kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng, ban hành thông tư dẫn đến nhiều văn bản không phù hợp với thực tế, còn hiện tượng thiên về thuận lợi cho cơ quan quản lý, chưa tôn trọng đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức" theo nhận định của Bộ Tư pháp.

Công ty Tư vấn VFAM Việt Nam

(Ông Vũ Xuân Tiền)

Khoản 1 quy định Tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm thẩm định dự thảo thông tư trước khi trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. " Đối với thông tư có quy định ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người dân, doanh nghiệp hoặc có tính đa ngành, đa lĩnh vực thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định có sự tham gia của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học ".

Đề nghị:

-Về thành phần Hội đồng tư vấn thẩm định ngoài  sự tham gia của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học nên bổ sung thêm đại diện của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội Luật gia Việt Nam và Liên đoàn Luật sư Việt Nam để thực hiện vai trò thẩm định vẳn bản pháp luật của các tổ chức này.

 - Cần quy định trách nhiệm của Bộ ngành phải gửi văn bản cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội Luật gia Việt Nam và Liên đoàn Luật sư Việt Nam để xin ý kiến.


Công ty Luật hợp danh Việt Nam

(Ths.Ls.Phan Thông Anh)

Đề nghị bỏ quy định tại khoản 1

 Quy định thông tư loại này là tương tự như luật, pháp lệnh, điều này là trái với Hiến pháp như đã phân tích ở phần chung, cần được bãi bỏ như đã kiến nghị.

Văn phòng luật sư VNC

(Ông Hoàng Văn Sơn)

32

Điều 95. Xây dựng, ban hành nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Khoản 2 quy định “Dự thảo nghị quyết phải gửi để lấy ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam và Liên đoàn luật sư Việt Nam”.

Đề nghị bổ sung thêm “sau khi lấy ý kiến nêu trên dự thảo phải gửi UBTVQH để thẩm tra”.

Để đảm bảo tính khách quan của văn bản.

Văn phòng luật sư VNC

(Ông Hoàng Văn Sơn)

33

Điều 98. Lấy ý kiến đối với dự thảo nghị quyết

- Khoản 1 Điều 98  điều chỉnh lại thời gian : " đăng tải toàn văn trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời gian ít nhất là 60 ngày (thay vì 30 ngày như dự thảo) để các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý kiến "

- Khoản 2 Điều 98 điều chỉnh lại thời gian : " Trong trường hợp lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của nghị quyết thì cơ quan lấy ý kiến có trách nhiệm xác định những vấn đề cần lấy ý kiến và dành ít nhất 20 ngày làm việc (thay vì 07 ngày làm việc như dự thảo), kể từ ngày tổ chức lấy ý kiến để các đối tượng được lấy ý kiến góp ý vào dự thảo văn bản"


Công ty Luật hợp danh Việt Nam

(Ths.Ls.Phan Thông Anh)

34

Điều 99. Thẩm định dự thảo nghị quyết do Ủy ban nhân dân trình

Khoản 4 Điều 99  điều chỉnh lại thời gian :".............Báo cáo thẩm định phải được gửi đến cơ quan chủ trì soạn thảo trong thời hạn chậm nhất là 20 ngày làm việc (thay vì 07 ngày làm việc), kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định"


Công ty Luật hợp danh Việt Nam

(Ths.Ls.Phan Thông Anh)

Tại Điều 99  đề nghị sửa từ “Tờ trình” trong hồ sơ gửi thẩm định văn bản QPPL thành Dự thảo Tờ trình” và bổ sung quy định những nội dung cần phải có trong một “Dự thảo Tờ trình” là những nội dung gì (ví dụ như sự cần thiết ban hành văn bản, cơ sở pháp lý ban hành văn bản, nội dung chính của văn bản…).


Sở Tư pháp Long An

(Bà Phan Thị Mỹ Dung)

35

Điều 109. Thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập Hội đồng tư vấn chính sách pháp luật của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Hội đồng tư vấn chính sách pháp luật cấp tỉnh). Hội đồng gồm Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng là Giám đốc Sở Tư pháp và các thành viên là đại diện Lãnh đạo các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân, đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, các chuyên gia, nhà khoa học am hiểu về các vấn đề liên quan đến nội dung của nghị quyết.

Đề nghị bổ sung:

Về thành phần Hội đồng tư vấn chính sách pháp luật cấp tỉnh ngoài thành viên là đại diện Lãnh đạo các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân, đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, các chuyên gia, nhà khoa học am hiểu về các vấn đề liên quan đến nội dung của nghị quyết nên bổ sung thêm đại diện của Hội Luật gia và Đoàn Luật sư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để thực hiện vai trò phản biện và góp ý xây dựng pháp luật của các tổ chức này.


Công ty Luật hợp danh Việt Nam

(Ths.Ls.Phan Thông Anh)

36

Điều 112. Thẩm định dự thảo nghị quyết

“Dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh do Uỷ ban nhân dân cùng cấp trình phải được Sở Tư pháp thẩm định trước khi trình Uỷ ban nhân dân”. Nên quy định ban pháp chế thẩm định vì Sở tư pháp là phó chủ tịch hội đồng quy định tại Điều 109.


Văn phòng luật sư VNC

(Ông Hoàng Văn Sơn)

37

Điều 123. Thẩm quyền quyết định việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn

Khoản 4 quy định “Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với thông tư”.

Đề nghị bãi bỏ khoản này như đã kiến nghị về thẩm quyền.


Văn phòng luật sư VNC

(Ông Hoàng Văn Sơn)

38

Điều 125. Hồ sơ, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn

Điểm a khoản 2 quy định “Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo luật tại kỳ họp gần nhất”.

Cần bổ sung thêm “hoặc kì họp bất thường”.


Văn phòng luật sư VNC

(Ông Hoàng Văn Sơn)

39

Điều 126. Đăng Công báo văn bản quy phạm pháp luật

- Cần quy định rõ, chỉ có hiệu lực sau khi đã đăng Công báo, tránh tình trạng có hiệu lực nhiều ngày nhưng chưa được đăng hoặc ngày thực tế phát hành Công báo chậm hơn rất nhiều so với ngày ghi trên Công báo. Điều này không bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, là gây khó, thậm chí đánh lừa doanh nghiệp và người dân.

- Cần quy định phải đăng Công báo điện tử miễn phí, để tránh tình trạng phải mua văn bản quy phạm pháp luật và không được tiếp cận kịp thời, đặc biệt là văn bản của địa phương, chỉ đăng Công báo địa phương, nhưng bất kể người dân và doanh nghiệp nào ở khắp cả nước cũng có thể phải biết và thực hiện khi thực hiện các giao dịch liên quan. 

Dự thảo chỉ quy định thời hạn gửi và thời hạn đăng Công báo như hiện hành, thì mới chỉ là hình thức, không có gì bảo đảm được việc văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng công khai trước khi có hiệu lực.

Công ty Luật BASICO

(Luật sư Trương Thanh Đức)

Cần quy định rõ phải đăng cả bản word của văn bản quy phạm pháp luật lên các trang web chính thức của Quốc hội, Chính phủ, Cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành (theo Điều 133 về “Đăng tải và đưa tin văn bản quy phạm pháp luật”),… Bao giờ cũng phải có một văn bản cuối cùng, chuẩn nhất được in ra để ký ban hành.

Nếu tận dụng được bản này thì đỡ tốn thời gian, công sức của muôn vạn người trong quá trình tra cứu, tìm hiểu, sao chép, trích dẫn.

40

Điều 127. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật

Khoản 2, Điều này quy định: “2. Văn bản quy định chi tiết có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản được quy định chi tiết hoặc hiệu lực của điều, khoản, điểm được quy định chi tiết.” Điều này chỉ hợp lý trong trường hợp văn bản quy định chi tiết được ban hành trước khi văn bản được quy định chi tiết có hiệu lực. Tuy nhiên trên thực tế, văn bản quy định chi tiết luôn quy định khác, quy định thêm những nội dung mới so với văn bản gốc, đồng thời tình trạng treo chờ, chậm trễ sẽ còn là vấn đề muôn thuở, chưa kế còn chưa được đăng Công báo.

Vì vậy nếu quy định như thế này thì sẽ đồng nghĩa với việc quy định có hiệu lực hồi tố, sẽ gây ra rất nhiều khó khăn, phức tạp. Đồng thời điều này còn mâu thuẫn với quy định bất hồi tố tại khoản 2, Điều 128 về “Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật”


Công ty Luật BASICO

(Luật sư Trương Thanh Đức)

41

Điều 128. Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật

1. Khoản 1 Điều 128 quy định: “Chỉ trong trường hợp thật cần thiết, VBQPPL mới được quy định hiệu lực trở về trước.”

Đề nghị quy định cụ thể trong những trường hợp nào thì VBQPPL được quy định hiệu lực trở về trước.

2. Bổ sung tiết c vào khoản 2 Điều 128 DT luật với nội dung sau:

c) Văn bản quy định chi tiết ban hành sau ngày văn bản có hiệu lực cao hơn có hiệu lực;

–    Để ngăn chặn tình trạng chậm ban hành VBQPPL chi tiết;

–    Đảm bảo sự minh bạch, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của công dân và doanh nghiệp, tránh oan sai trong xử lý vi phạm.

Công ty Tư vấn VFAM Việt Nam

(Ông Vũ Xuân Tiền)

Kiến nghị sửa đổi dự thảo khoản 1 theo nguyên tắc hồi tố có lợi cho đối tượng bị điều chỉnh như sau :" 1. Chỉ trong trường hợp có lợi cho đối tượng được điều chỉnh, văn bản quy phạm pháp luật mới được quy định hiệu lực trở về trước"

Quy định như khoản 1 là không ổn sẽ dẫn đến sự tùy tiện khi ban hành văn bản pháp luật vì nội hàm của trường hợp thật cần thiết không có giới hạn và không có cơ sở xác định như thế nào là thật cần thiết.

Công ty Luật hợp danh Việt Nam

(Ths.Ls.Phan Thông Anh)

Hiệu lực của văn bản không những phải ghi rõ thời điểm áp dụng mà còn phải ghi rõ áp dụng theo hình thức nào. Ví dụ: điều khoản chuyển tiếp của Điều 74 Nghị định 73/2012 cho phép không phải xét duyệt lại theo quy định mới nhưng phải bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Tuy nhiên, Nghị định không nói rõ hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định nào? Nghị đinh mới hay cũ? Trường hợp này cơ quan quản lý yêu cầu doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Nghị định mới 73/2012/NĐ-CP dẫn đến nhiều doanh nghiệp không thể đáp ứng theo quy định.

   

Thời điểm áp dụng văn bản pháp luật ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp, nếu không quy định rõ, doanh nghiệp và cả cơ quan quản lý không biết phải áp dụng ra sao gây khó khăn cho việc triển khai trong thực tế.

Việc hiệu lực không rõ ràng dẫn đến doanh nghiệp không có cơ sở để thực thi và cơ quan quản lý thì sẽ tự áp dụng theo cách hiểu của mình.

Tổ chức giáo dục và Đào tạo Apollo Việt Nam

(Bà Nguyễn Kim Dung)

42

Điều 129. Ngưng hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật

- Đề nghị sửa khoản 1 và tiết a khoản 1 Điều 129 như sau:

1. VBQPPL đương nhiên ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần  trong các trường hợp sau đây:

a) Bị đình chỉ việc thi hành theo quy định tại khoản 3 Điều 150, khoản 2 Điều 151 và khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 152 của Luật này.

- Bổ sung thêm tiết c khoản 1 về trường hợp VBQPPL đương nhiên hết hiệu lực:

c) Văn bản quy định chi tiết chậm sửa đổi, bổ sung không quy định chi tiết đối với VBQPPL có hiệu lực cao hơn đã ban hành.”

- Bỏ khoản 2 và 3 Điều 129 vì khi đã quy định VBQPPL đương nhiên hết hiệu lực thì không nhất thiết phải có quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

- Để đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống VBQPPL;

- Thực hiện triệt để việc cải cách thủ tục hành chính;

- Đảm bảo quyền lợi cho công dân, doanh nghiệp; tránh oan sai trong xử lý vi phạm.

Công ty Tư vấn VFAM Việt Nam

(Ông Vũ Xuân Tiền)

43

Điều 130. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực

Đề nghị sửa khoản 4 như sau:

4.VBQPPL hết hiệu lực thì VBQPPL quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực”.


Công ty Luật Russin&Vecchi

(Ngô Việt Hòa)

Cần cân nhắc thêm mấy vấn đề sau:

         -            ai là người có thẩm quyền tuyên bố giữ lại hiệu lực toàn bộ hoặc một phần các văn bản hướng dẫn thi hành vì còn phù hợp;

         -            trong trường hợp một văn bản hướng dẫn một số các văn bản QPPL và một trong số các văn bản được hướng dẫn hết hiệu lực thì cách thức xử lý như thế nào;

         -            lưu ý trong trường hợp Hiến Pháp hết hiệu lực thì các luật ban hành căn cứ vào Hiến Pháp có tự động hết hiệu lực không; và

         -            nếu một văn bản hết hiệu lực, văn bản hướng dẫn thi hành nó không được duy trì hiệu lực mà chưa kịp ban hành văn bản hướng dẫn thi hành mới thì quyền và nghĩa vụ của công dân, doanh nghiệp sẽ được thực hiện như thế nào? 


Bỏ đoạn: "trừ trường hợp được giữ lại toàn bộ hoặc một phần vì còn phù hợp với các quy định của VBQPPL mới"

-Đoạn trên gây khó khăn lớn cho đối tượng thực hiện;

-Tạo điều kiện thuận lợi cho tình trạng chậm ban hành VBQPPL chi tiết và người có trách nhiệm vẫn vô can.

Công ty Tư vấn VFAM Việt Nam

(Ông Vũ Xuân Tiền)

Tại Điều 130, đề nghị bổ sung 01 khoản quy định: “Văn bản QPPL tự hết hiệu lực khi căn cứ nội dung của văn bản bị thay thế bởi văn bản QPPL của cơ quan có thẩm quyền cấp trên”.

Vì trên thực tế hiện nay, có những văn bản của các Bộ, cơ quan ngang Bộ có căn cứ nội dung đã bị thay thế bởi các văn bản QPPL của cơ quan có thẩm quyền cấp trên nhưng Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan vẫn chưa ban hành văn bản bãi bỏ, sửa đổi, thay thế. Và cơ quan cấp dưới vẫn lấy nội dung văn bản QPPL của Bộ, cơ quan ngang Bộ làm cơ sở để áp dụng giải quyết những tình huống cụ thể trong thực tế mặc dù văn bản QPPL cấp trên đã có quy định áp dụng trong cùng trường hợp. Nếu không quy định như trên, mặc nhiên thừa nhận một văn bản QPPL trái luật tồn tại (văn bản QPPL làm căn cứ trước đây đương nhiên vẫn có hiệu lực chứ không bị thay thế hay sửa đổi), tạo ra sự mâu thuẫn, chồng chéo của Luật.

Sở Tư pháp Long An

(Bà Phan Thị Mỹ Dung)

Tại Khoản 2 Điều 136 có quy định “văn bản được sửa đổi, bổ sung thì hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần” là chưa chính xác đối với văn bản chỉ được bổ sung. Vì vậy, cần quy định “những điều khoản được sửa đổi trong văn bản sửa đổi, bổ sung thì hết hiệu lực thì chính xác hơn”.

Ngoài ra, cần làm rõ trong điều này trường hợp đối tượng điều chỉnh trong văn bản không còn tồn tại thì văn bản có hết hiệu lực không.

Tại khoản 4 Điều 136 cần áp dụng phương án 1 cho phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên, cần ràng buộc thêm “cơ quan ban hành văn bản mới để thay thế văn bản cũ nếu không xác định những nội dung giữ lại toàn bộ hay một phần của văn bản quy định chi tiết thì các văn bản quy định chi tiết sẽ hết hiệu lực”. Thực tế, quy định này có hiệu lực từ năm 1996 đến 2008, tuy nhiên, các cơ quan ban hành văn bản mới hầu như không quan tâm đến vấn đề này.


Đại học Luật TPHCM

(Bà Thái Thị Tuyết Dung)

44

Điều 132. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật

Đề nghị xem lại khoản 4

- Tiết e khoản 1 Điều 4 của DT luật quy định: "e) Không quy định một vấn đề ở nhiều VBQPPL khác nhau".

- Nếu quy định như trên, tình trạng luật chuyên ngành "gặm nhấm" luật chung như các luật chuyên ngành đã "gặm nhấm" gần hết Luật Doanh nghiệp sẽ được hợp thức hoá.

Công ty Tư vấn VFAM Việt Nam

(Ông Vũ Xuân Tiền)

Cần phải viết và sắp xếp lại nguyên tắc này theo hướng chỉ là thứ tự ưu tiên sau cùng, sau khi đã áp dụng các thứ tự ưu tiên khác. Tóm lại, cần phải đặt thứ tự ưu tiên lần lượt ngược lại Dự thảo như sau: Áp dụng văn bản theo tính chất chung, riêng; áp dụng văn bản theo thời gian ban hành và áp dụng văn bản theo cơ quan ban hành. Còn việc để xảy ra chồng chéo, mâu thuẫn, xung đột là vi phạm các nguyên tắc của việc ban hành văn bản và thuộc về trách nhiệm của các cơ quan ban hành, chứ không đẩy hậu hoạ đó cho người dân và doanh nghiệp.

Quy định tại khoản 2 điều này “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.” là một điều vô cùng bất cập, sẽ tiếp tục tạo ra những mâu thuẫn rắc rối không thể giải quyết, là nguyên nhân lớn nhất gây rối loạn trật tự pháp luật.

Công ty Luật BASICO

(Luật sư Trương Thanh Đức)

Khoản 7 điều này quy định “Trong trường hợp để bảo vệ công lý, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có quyền đình chỉ việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp có nội dung trái Hiến pháp, luật, pháp lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ”. Như đã kiến nghị ở phần trên, nếu không quy định thẩm quyền ban hành văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ và Hội đồng nhân dân cấp huyện, xã thì phải sửa khoản này, không thể là “các cấp” được. Tuy nhiên, tại sao Hội đồng thẩm phán lại chỉ được phép đình chỉ văn bản của các cơ quan này mà lại không được phép đình chỉ văn bản của các cơ quan, cá nhân ở cấp cao hơn? Nếu văn bản đó trái với Hiến pháp.


Văn phòng luật sư VNC

(Ông Hoàng Văn Sơn)

Về Khoản 2 cần xác định rõ thế nào là văn bản có giá trị pháp lý cao hơn?

Thực tế hiện nay, dựa vào vị trí pháp lý của các chủ thể mà xác định văn bản có giá trị pháp lý cao hơn, tuy nhiên một số trường hợp vẫn có ý kiến khác nhau như:

-  Giữa Nghị quyết của Quốc hội và Luật của Quốc hội: thực tiễn hai văn bản này đa số có giá trị pháp lý như nhau, tuy nhiên vẫn có trường hợp Nghị quyết có giá trị pháp lý cao hơn, hoặc Nghị quyết có giá trị thấp hơn Luật. Vì không quy định rõ, nên việc áp dụng đã gặp nhiều khó khăn như trường hợp điển hình Nghị quyết 71 năm 2006 của Quốc hội với Luật Luật sư 2006.

- Giữa Bộ luật và Luật

- Giữa Nghị định và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Điều 14, Điều 15 dự thảo) không làm rõ Quyết định của TTCP có giá trị pháp lý dưới Nghị định, và trong thực tế đã xảy ra trường hợp tranh luận với nhau về giá trị pháp lý của hai văn bản này.

- Giữa Pháp lệnh và Luật: đã từng có trường hợp Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Luật Cạnh tranh trái nhau, nhiều chủ thể vẫn áp dụng Pháp lệnh vì cho rằng pháp lệnh quy định trực tiếp vấn đề.

Đại học Luật TPHCM

(Bà Thái Thị Tuyết Dung)

Về Khoản 3 và Khoản 4 chưa thống nhất nhau khi chưa có căn cứ để phân định chung hay chuyên ngành. Hơn nữa, quy định ở Khoản 4 “trường hợp văn bản quy định pháp luật chuyên ngành không quy định thì áp dụng văn bản chung”, điều này sẽ vô hiệu Khoản 3 Điều 138 khi đưa ra nguyên tắc áp dụng văn bản ban hành sau.

Khoản 5 Điều 138: trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn thì được áp dụng văn bản mới, vậy các trường hợp nghĩa vụ tài chính nhẹ hơn (thuế), hoặc quy định có lợi cho đối tượng áp dụng (các thủ tục hành chính, các vấn đề ưu đãi, bồi thường…) thì có được áp dụng văn bản mới hay không? Cần quy định rõ điều này để việc áp dụng văn bản chính xác.

Khoản 7 Điều 138: cần chuyển sang Chương XVI về kiểm tra và xử lý văn bản.


45

Điều 144. Thẩm quyền giải thích văn bản quy phạm pháp luật

Cần bổ sung thẩm quyền của tòa án nhân dân trong việc giải thích áp dụng pháp luật theo hướng trao một phần thẩm quyền giải thích pháp luật cho hệ thống toà án nhân dân hiện hành.

Thực tế cho thấy đa phần các nhu cầu giải thích pháp luật đều phát sinh và gắn bó hữu cơ với một sự việc, nhu cầu pháp lý cụ thể nảy sinh trong đời sống kinh tế - xã hội, chứ rất ít trường hợp cần có sự giải thích chính thức mang tính quy phạm hiện nay của cơ quan lập pháp như  Quốc hội, UBTVQH hoặc các cơ quan hành pháp như Chính phủ, các Bộ ngành vì đã có văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành.  Nói cách khác, thực tế yêu cầu giải thích pháp luật đều là yêu cầu giải thích vận dụng áp dụng pháp luật cho một vụ việc cụ thể . Chẳng  trong quá trình tòa án giải quyết một vụ việc cụ thể thuộc thẩm quyền mà phát sinh nhu cầu giải thích pháp luật để áp dụng thì hội đồng xét xử là người giải thích các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Các nội dung giải thích sẽ được ghi trong các văn bản có liên quan, đặc biệt nội dung giải thích chính thức phải được thể hiện trong bản án, quyết định giải quyết vụ việc đó. Giá trị pháp lý của nội dung giải thích chính là giá trị pháp lý của quyết định, bản án được tuyên có hiệu lực.  

Toà án là cơ quan xét xử có nhiệm vụ bảo vệ và bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các bên (cả nhà nước và công dân). Nguyên tắc hoạt động của tòa án là khách quan và khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm nhân dân sẽ hành động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, không dễ bị chi phối bởi lợi ích nhóm như vẫn thường thấy ở các cơ quan hành pháp.  Do vậy, cơ quan tư pháp độc lập mà cụ thể là toà án nên là cơ quan có thẩm quyền giải thích pháp luật, và như vậy, sẽ bảo đảm tính khách quan hơn. Vai trò giải thích luật như đề cập trên của tòa án cần ít nhiều ghi nhận trong Dự thảo lần này.

LS. Châu Huy Quang - Lương Thanh Quang

Đề nghị bổ sung thêm một số nguyên tắc giải thích luật như sau:

-   Cơ quan ban hành VBPL có nghĩa vụ phải giải thích rõ vấn đề trong văn bản của mình. Trong trường hợp có nhiều cách hiểu khác nhau thì áp dụng cách hiểu có lợi cho người bị văn bản đó điều chỉnh;

-   Các điều khoản trong cùng một văn bản phải được giải thích sao cho nhất quán với nhau và cùng loại;

-   Khi giải thích văn bản phải căn cứ vào mục đích soạn thảo văn bản đó;

-   Nếu thiếu quy định cụ thể thì phải áp dụng quy định cùng loại;

-   Quy định khó hiểu phỉa được giải thích từ các phần khác của luật và không thể giải thích không mang lại ý nghĩa gì;

-   Nếu có nhiều nguyên tắc giải thích luật dẫn đến cách hiểu trái ngược nhau thì phải chọn nguyên tắc nào phù hợp với mục đích của QPPL đó;

-   VBPL không áp dụng hồi tố trừ trường hợp vì mục đích công cộng và có lợi cho đối tượng bị áp dụng và phải được quy định cụ thể trong văn bản đó;

-   Thời điểm phát sinh hiệu lực của VBPL và thời điểm VBPL được công khai phải cách nhau ít nhất là 90 ngày.

Ngoài ra Ủy ban PL QH phải lập thành một tổ chuyên trách giải thích VBPL và kiến nghị lên UBTVQH về cách giải thích luật để UBTVQH ra nghị quyết.

Hiện nay Việt Nam chưa có quy định cụ thể về giải thích luật mà chỉ có 2 nguyên tắc cơ bản về giải thích luật trong dự thảo (nguyên tắc lex specialis và nguyên tắc lex posterior). Chỉ 2 nguyên tắc này chưa đủ để giải quyết các mâu thuẫn chồng chéo trong quy định của pháp luật.

Ông Lê Nết

Tại Điều 144, 145, đề nghị xem xét việc giải thích văn bản QPPL, đối với văn bản QPPL là Thông tư, Thông tư liên tịch của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, văn bản QPPL là Nghị quyết của HĐND, Quyết định của UBND cấp tỉnh, điều này sẽ trái lại với nguyên tắc ban hành văn bản QPPL (công khai, minh bạch, chính xác, những quy định phải được áp dụng trực tiếp, các đối tượng hiểu và áp dụng như nhau…), và văn bản giải thích văn bản QPPL lại là không phải văn bản QPPL thì hiệu lực của văn bản giải thích này sẽ như thế nào?


Sở Tư pháp Long An

(Bà Phan Thị Mỹ Dung)

Về quy định tại Điều 144. Thẩm quyền giải thích văn bản quy phạm pháp luật. Khoản 2 quy định “Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật giải thích văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành, trừ quy định tại khoản 1 Điều này”. Như đã phân tích ở phần chung trên, cơ quan ban hành lại được trao quyền giải thích văn bản của chính cơ quan đó, điều này là không hợp lí, không thể tránh khỏi sự giải thích theo ý chí chủ quan của chính cơ quan đó. Tục ngữ có câu “Sư nói sư phải, sãi nói sãi hay”. Không có trọng tài thì ai cũng cho mình là đúng cả, cần để cho một cơ quan thứ ba giải thích văn bản pháp luật. Chẳng hạn, Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao giải thích sẽ khách quan hơn.


Văn phòng luật sư VNC

(Ông Hoàng Văn Sơn)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nên giao hẳn thẩm quyền giải thích luật cho một cơ quan cụ thể

Để việc giải thích được thống nhất và đồng bộ trên toàn lãnh thổ đồng thời giảm tải trách nhiệm cho Ủy ban. Bởi lẽ việc giải thích luật là một công việc quan trọng và cần có sự đầu tư chất lượng

Trung tâm Tư vấn, bồi dưỡng pháp luật kinh doanh

(Việt Khoa)

46

Điều 145. Sử dụng văn bản giải thích

Thống nhất với dự thảo của điều 145 quy định : "Văn bản giải thích có giá trị chính thức trong việc áp dụng và thi hành pháp luật" và cần mở rộng phạm vi áp dụng của việc giải thích pháp luật không chỉ dừng lại áp dụng cho trường hợp cần giải thích mà được áp dụng cho các trường hợp tương tự và cần khẳng định văn bản giải thích pháp luật này là một văn bản quy phạm pháp luật.  

Bổ sung thêm khoản 2 nội dung sau: " 2. Văn bản giải thích là văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng cho trường hợp cần giải thích và các trường hợp tương tự"


Công ty Luật hợp danh Việt Nam

(Ths.Ls.Phan Thông Anh)

Tại Điều 144, 145, đề nghị xem xét việc giải thích văn bản QPPL, đối với văn bản QPPL là Thông tư, Thông tư liên tịch của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, văn bản QPPL là Nghị quyết của HĐND, Quyết định của UBND cấp tỉnh, điều này sẽ trái lại với nguyên tắc ban hành văn bản QPPL (công khai, minh bạch, chính xác, những quy định phải được áp dụng trực tiếp, các đối tượng hiểu và áp dụng như nhau…), và văn bản giải thích văn bản QPPL lại là không phải văn bản QPPL thì hiệu lực của văn bản giải thích này sẽ như thế nào?


Sở Tư pháp Long An

(Bà Phan Thị Mỹ Dung)

47

Điều 151. Chính phủ kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật

Bổ sung thêm quy định tại Điều 151 quy định hạn chế việc lợi dụng việc ban hành VBQPPL để củng cố quyền lực của Bộ-Ngành hoặc phục vụ lợi ích nhóm.

Cần sớm chấm dứt tình trạng hễ cứ ban hành luật về kinh tế thuộc lĩnh vực nào thì lại “đẻ” ra một quỹ, làm “phình to bộ máy” thuộc Bộ-Ngành đó (Ví dụ: Vụ thì “lên” Cục; Cục thì “lên” Tổng cục v.v...).

Công ty Luật LCT Lawyers

(LS. Châu Huy Quang - Lương Thanh Quang)

48

Điều 153. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật

Tên điều luật chưa chính xác với nội dung bên trong, vì trong nội dung chứa đựng việc kiểm tra và xử lý văn bản của nhiều chủ thể chứ không chỉ HĐND và UBND cấp tỉnh. Sửa thành: “HĐND và UBND các cấp kiểm tra, xử lý văn bản QPPL có dấu hiệu trái pháp luật”.

Cần quy định thêm Khoản 3 Điều 158 trong trường hợp các địa phương thí điểm bỏ HĐND cấp huyện. Ví dụ khi Nghị quyết của HĐND cấp xã trái pháp luật, sau khi Chủ tịch UBND cấp huyện đình chỉ thì chủ thể nào có quyền bãi bỏ Nghị quyết của HĐND cấp xã.


Đại học Luật TPHCM

(Bà Thái Thị Tuyết Dung)

Trường hợp cấp huyện không được phép ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì phải sửa lại điều này.


Văn phòng luật sư VNC

(Ông Hoàng Văn Sơn)

49

Điều 156. Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật

Khoản 1 đoạn 3 quy định “Nội dung bị bãi bỏ của văn bản được rà soát hết hiệu lực thi hành kể từ ngày văn bản làm căn cứ pháp lý để rà soát văn bản đó có hiệu lực”. Cách viết này thật khó hiểu, cần phải viết lại, chẳng hạn dùng từ “văn bản mới” hoặc sử dụng thuật ngữ khác dễ hiểu hơn.


Văn phòng luật sư VNC

(Ông Hoàng Văn Sơn)

Các văn bản liên quan