Tập đoàn kinh tế sẽ phải trả giá vì kinh doanh đa ngành

Thứ Hai 14:15 17-11-2008
Tập đoàn kinh tế sẽ phải trả giá vì kinh doanh đa ngành

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Lê Quốc Dung: Tập đoàn kinh tế sẽ phải trả giá vì kinh doanh đa ngành

Dư luận cho rằng, tại phiên khai mạc sáng 6/5, Thủ tướng đã thừa nhận yếu kém trong điều hành, quản lý nhưng lại chưa quy trách nhiệm cụ thể cho bộ, ngành, địa phương và đặc biệt các doanh nghiệp Nhà nước là khu vực đang nắm giữ 50-60% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong phiên thảo luận toàn thể tại hội trường sắp tới, ông có ý kiến gì về việc này?
- Thời gian qua, các ngân hàng đã đổ xô đầu tư mở ngân hàng, cho vay chứng khoán, bất động sản nên bê trễ định hướng mục tiêu chính, gây méo mó cơ cấu, chuyển dòng tiền sang các thị trường khác và gây ra lạm phát.
Chính phủ đã đánh giá chung nhưng phải nói trách nhiệm cụ thể bộ, ngành, địa phương, DNNN, đặc biệt các tập đoàn kinh tế có liên quan. Đại biểu muốn làm rõ điều này.

Cứ hễ tập đoàn nào ra đời là ngân hàng cổ phần lại được thành lập và hoạt động không đúng nguyên tắc, điều này là quá vội vàng. Thị trường hàng hóa thì chưa nhiều mà có quá nhiều ngân hàng tham gia vào quá trình hoạt động, gây ra cạnh tranh không lành mạnh. Có ngân hàng sử dụng tới 70% tiền gửi ngắn hạn cho vay dài hạn. Đến lúc có vấn đề, một vài ngân hàng bất khả kháng, vay qua đêm rất cao, gây khủng hoảng, thúc đẩy lạm phát. Một số ngành lại điều chỉnh giá cả hàng hóa.
Ngoài ra, ngân hàng chủ yếu cho vay với đối tượng khách hàng nội bộ, cạnh tranh nhau để đẩy lãi suất, sử dụng không đúng cơ cấu.

Trong khi đó, quan trọng hơn là kiểm soát nhà nước với ngành ngân hàng cũng chưa chặt chẽ nên đã không điều chỉnh được cơ cấu cho vay ở một số thị trường bất ổn. Hàng hóa thì vừa phải mà tiền vay bơm vào nhiều dẫn đến mất cân đối cơ cấu.
Nhiều ngân hàng thương mại do tập đoàn thành lập sẽ có nguy cơ đổ vỡ lớn. Tôi được biết cho vay bất động sản chiếm 10% dư nợ của các ngân hàng. Nhưng dùng thị trường BĐS để thế chấp vay lại còn nhiều hơn nữa.
Số dư tiền gửi của các ngân hàng bơm ra quá nhiều, trong đó có ngân hàng thương mại và ngân hàng của các tập đoàn kinh tế mới thành lập mà nhà nước không thể kiểm soát được, hoạt động vô nguyên tắc, ai cũng muốn cho vay, vừa cho vay vào chứng khoán, bất động sản

Chính phủ nên có cân nhắc hiện tượng này. Cần phải có đánh giá thực tiễn để kiểm soát chặt chẽ và điều chỉnh cơ cấu.

Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp VPCP: "Việc các tập đoàn thả phanh vào lĩnh vực khác sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giữ vai trò chủ lực. Vì đây đều là những lĩnh vực nhạy cảm, rủi ro lớn. Đặc biệt, với việc các tập đoàn kiểm soát một số ngân hàng, sau đó sử dụng ngân hàng để tài trợ cho các kế hoạch mở rộng của mình, nếu không có hệ thống kiểm soát tốt và khả năng phân tích rủi ro thì cấu trúc này có thể dẫn tới lạm dụng khoản vay và đầu tư quá mức".


-

 

 


Phó Thủ tướng

Nguyễn Sinh Hùng vừa qua cũng đã kêu gọi các tập đoàn chung vai chia sẻ gánh nặng lạm phát vì "nuôi quân ba năm, dùng một giờ" nhưng các tập đoàn thì vẫn lấn sang ngân hàng, bất động sản vì họ lập luận "cần phải lấy ngắn nuôi dài". Giải quyết mâu thuẫn này thế nào?

- Kinh doanh đa ngành là quyền nhưng trên thực tiễn không phải ai kinh doanh đa ngành cũng thành công vì còn phụ thuộc vào chuyên môn, vào sở trường, kinh nghiệm và kỹ năng quản lý. Hiện nhiều tập đoàn khi sang lĩnh vực khác đang bộc lộ điểm yếu, nhiều tập đoàn đã kinh doanh thua lỗ và thời gian tới sẽ phải trả giá bởi vì cứ đổ xô đi làm những thứ anh không có kỹ năng, kinh nghiệm.Kinh doanh đa ngành là bản chất chung nhưng nếu làm được tất cả thì các công ty siêu quốc gia đã làm hết. Bao giờ cũng phải có sự phân công.

Các tập đoàn kinh tế không thể chỉ lập luận trên mục tiêu lợi nhuận vì phải trên một nền tảng nhất định, trong khi anh không có kỹ năng đa ngành, và đang được hưởng quá nhiều ưu đãi của nhà nước cũng như lợi thế về tài nguyên.

- Ông vừa nói các tập đoàn sẽ phải trả giá vì lấn sang lĩnh vực khác. Vậy Quốc hội có cảnh báo điều này hay không?
Quản lý nhà nước phải có định hướng, đơn giản là trong cấp phép kinh doanh, khi họ đăng ký thêm danh mục ngành nghề kinh doanh khác. Rồi phải dự tính, cảnh báo. Hoặc kiểm soát ngay chính cơ cấu cho vay của các tập đoàn kinh tế.

Chính bản thân từng tập đoàn cũng phải tự kiểm soát để ngăn chặn nguy cơ này. Vì Nhà nước đã tin cậy giao cho họ kinh doanh lĩnh vực then chốt của toàn bộ nền kinh tế.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế QH Hà Văn Hiền: Cần có tổng kết về hoạt động các tập đoàn

Mục tiêu lớn nhất hiện nay là kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế. Như vậy sẽ tác động đến các thành phần kinh tế trong toàn xã hội, các DNNN cũng sẽ hưởng thuận lợi nếu có sự ổn định và sẽ bị ảnh hưởng nếu tình hình ngược lại.

Tốt nhất là các thành phần kinh tế cần phải tham gia cùng chung sức chung lòng với nhà nước để vừa đảm bảo hoạt động riêng, vừa phải tham gia cùng nhà nước kiềm chế lạm phát và ổn định nền kinh tế. Về hoạt động của các tập đoàn kinh tế, chúng ta cần có tổng kết kỹ lưỡng khi cho ra đời. Trước đây, các tập đoàn kinh tế đều hình thành từ các tổng công ty, nay chuyển sang mô hình mới là tập đoàn, thực ra là mô hình liên kết.

Kinh nghiệm cho thấy, các tập đoàn nếu như đầu tư vào các lĩnh vực khác ngoài lĩnh vực chính của mình nhiều quá là không nên, đặc biệt là đầu tư vào bất động sản, tài chính…

Quốc hội phải giám sát hoạt động của tập đoàn

ĐB Nguyễn Văn Sơn (Tuyên Quang): Việc thí điểm thành lập các tập đoàn kinh tế đa ngành cũng cần phải cho Quốc hội biết là thí điểm đến khi nào và bao nhiêu tập đoàn được thí điểm, việc thành lập các ngân hàng do tập đoàn kinh tế quản lý liệu có dẫn đến nguy cơ gì không? Các ngân hàng cho vay theo lệnh của tập đoàn liệu có đánh giá hiệu quả của các dự án? Tôi cho rằng Quốc hội cần phải giám sát việc này.

ĐB Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương): Chỉ trong thời gian thí điểm, đã có hàng loạt các tập đoàn kinh tế được thành lập. Khi các tập đoàn kinh tế này ra đời, nhân dân và Chính phủ đều hy vọng rằng đó sẽ là những đòn lực kinh tế mạnh để đưa đất nước tiến lên. Nhưng vừa qua dư luận xã hội rất bất bình khi biết rằng một số lượng lớn vốn Nhà nước đã được các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty đầu tư vào những lĩnh vực rất xa với ngành, lĩnh vực kinh doanh chính. Nhiều tập đoàn còn thành lập cả ngân hàng riêng mà ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh, chuyên đặc biệt liên quan đến huy động vốn xã hội.

Lạm phát và bão giá vừa qua phải chăng có phần do các hoạt động đó của các tập đoàn và các Tổng công ty? Có người đã còn bào chữa rằng, đã là tập đoàn kinh tế thì phải kinh doanh đa dạng, lấy ngắn nuôi dài. Điều này đúng, sai thế nào thì Chính phủ nên làm rõ. Vừa qua các cử tri, nhất là những người về hưu rất băn khoăn với thông tin tập đoàn Điện lực Việt Nam đã đầu tư 260 triệu USD cho một khu Resort nghỉ dưỡng. Cử tri cho rằng là một đơn vị được Nhà nước giao vốn lẽ ra tập đoàn Điện lực Việt Nam phải toàn tâm, toàn lực để phát triển nguồn điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đằng này lại đem một phần vốn không nhỏ đi làm khu Resort, trong khi đó điện thì cứ thiếu, cắt điện thì cứ cắt điện triền miên.

Vừa qua Chính phủ đã có ý kiến về hoạt động của các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty, nhưng tôi đề nghị cần xem xét tình hình này thật nghiêm túc, sớm chấn chỉnh để nguồn lực quốc gia được tập trung phục vụ đất nước tốt hơn.

ĐB Nguyễn Văn Hợp (Hải Dương): Cử tri không chỉ quan tâm tới tình hình lạm phát, tới tốc độ tăng giá tiêu dùng mà còn quan tâm tới những vấn đề lớn thuộc trách nhiệm của Chính phủ như quản lý tài nguyên quốc gia, nhất là đất đai và khoáng sản, quản lý các Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế Nhà nước, quản lý sự phối hợp các chính sách kinh tế xã hội. Có những vấn đề rất lớn đặt ra mà Quốc hội và Chính phủ đều cần phải giải trình một cách minh bạch trước cử tri và nhân dân cả nước. Chúng ta có biết những yếu kém của nền kinh tế đã dồn tích từ nhiều năm nay, nhưng chậm được xử lý khắc phục từ những năm trước.

ĐB Nguyễn Văn Ba (Khánh Hòa):
Nhà nước nên hạn chế đầu tư vào sản xuất, hậm chí dần dần tới mức không cần đầu tư nữa để cho tư nhân phát triển. Chúng ta lại cứ loay hoay vào đầu tư sản xuất mà kinh nghiệm đầu tư các tập đoàn vừa rồi cho thấy rất rõ,  do có tiền Nhà nước đầu tư mà tập đoàn đem ném sang cho tài chính, bất động sản, cho chứng khoán. Vì vậy làm thành một trong những nguyên nhân gây lũng đoạn.  

ĐB Cao Sỹ Kiêm: Trách nhiệm Thống đốc NH đến đâu, CP còn bàn

Tập đoàn kinh tế lập ngân hàng có thể làm đổ vỡ hệ thống ngân hàng?
Hệ thống ngân hàng vừa qua có vấn đề, đặc biệt là thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa ngân hàng với các thị trường chứng khoán, bất động sản và đầu tư. Trong khi đó, hệ thống ngân hàng bung ra, mà sản xuất không được đầu tư đúng mức.

Việc các tập đoàn kinh tế đua nhau thành lập ngân hàng theo ông có nên không?
Hoàn toàn không nên. Nhân sự không có, thị trường không có, trong khi đang lạm phát, khả năng rủi ro là rất lớn. Nhưng quan trọng hơn, vốn ít nhưng các tập đoàn này lại không tập trung vào sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực chính, dẫn đến có thể đổ vỡ hệ thống ngân hàng, mà sản xuất lại không phát triển được. Việc này cần chỉnh sửa nhanh và kiên quyết.

Vậy trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước là gì?
Ngân hàng đã bỏ vốn ra nhưng không thu về kịp, lãi suất không ổn định, tỷ giá phập phồng. Điều hành tiền tệ như thế là có vấn đề. Ngân hàng đã biết rõ điều đó, nên họ làm mạnh, nhưng đã không phối hợp được với các ngành khác.

Còn trách nhiệm của Thống đốc Ngân hàng?
Thống đốc có trách nhiệm rồi, nhưng cụ thể thì Chính phủ phải bàn.
Vân Anh ghi 

Lê Nhung (thực hiện)  tuanvietnam.net 10/5/2008

Các văn bản liên quan