Sửa Bộ luật Dân sự: Vướng Hiến pháp
Sửa Bộ luật Dân sự: Vướng Hiến pháp
Dự kiến giữa tuần này, Bộ Tư pháp sẽ tổ chức tọa đàm về dự
án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Dân sự.
Theo chương trình của Quốc hội, lần sửa đổi này tập trung vào phần liên quan
đến quyền sở hữu tài sản, hợp đồng. Theo các chuyên gia, hiện các quy định về
sở hữu trong BLDS đã bộc lộ nhiều hạn chế.
Phân loại chưa hợp lý
Trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân, Bộ luật
Dân sự hiện hành quy định sáu hình thức sở hữu, gồm: sở hữu nhà nước; sở hữu
tập thể; sở hữu tư nhân; sở hữu chung; sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị-xã hội; sở hữu của tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp; sở hữu của
tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp. Nhóm nghiên cứu sửa đổi BLDS cho
rằng sự phân chia này chưa hợp lý, vì các hình thức sở hữu khác nhau ở cách
thức thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu chứ không phải ở chức năng, nhiệm
vụ, tính chất của các loại hình tổ chức (pháp nhân).
Bên cạnh đó, việc xác định các hình thức sở hữu dựa trên sự liệt kê các loại
hình tổ chức cũng không thể đầy đủ. Cùng với sự phát triển của xã hội thì nhiều
loại hình tổ chức khác cũng sẽ xuất hiện. “Nếu BLDS cứ phải chạy theo chúng để
sửa đổi cho phù hợp thì không bảo đảm sự ổn định cần thiết của một bộ luật” -
nhóm nghiên cứu chỉ rõ.
Băn khoăn quyền sử dụng đất
Về tên gọi, trong khi Hiến pháp, Luật Đất đai quy định hình thức sở hữu toàn
dân đối với đất đai thì BLDS 2005 lại quy định về hình thức sở hữu nhà nước đối
với đất đai.
Theo các chuyên gia của nhóm soạn thảo, quan điểm, chủ trương lớn của Đảng
và nhà nước về sở hữu đất đai về cơ bản là phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội
của đất nước hiện nay. Tuy nhiên, “các cơ chế, chính sách cụ thể lại chưa phù
hợp, dẫn đến vấn đề đất đai không những trở thành vấn đề kinh tế lớn mà còn làm
phát sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp”.
Dẫn chứng rõ nhất, theo nhóm nghiên cứu, là chưa làm rõ được bản chất của
quyền sử dụng đất. Ở Việt
Như vậy, các chủ thể này chỉ là người sử dụng (người có quyền sử dụng đất).
Nhưng ngoài các quyền bình thường như chiếm hữu, sử dụng, người sử dụng đất còn
có các quyền khác mang tính định đoạt như cho thuê, thừa kế, chuyển nhượng, góp
vốn.
“Vậy bản chất của quyền này là gì?”. Theo nhóm chuyên gia, quyền sử dụng đất
không còn là một quyền năng bình thường mà đã trở thành một loại vật quyền,
phái sinh từ quyền sở hữu đất đai của nhà nước. Tuy nhiên, quan điểm này chưa
được thể chế hóa một cách đầy đủ, thỏa đáng trong Luật Đất đai hiện hành.
Rút còn ba hình thức sở hữu?
Khi tranh luận về việc sửa BLDS lần này, một số ý kiến cho rằng nên giữ
nguyên quy định về các hình thức sở hữu như hiện nay. Lý do lớn nhất là Hiến
pháp đã quy định cụ thể các hình thức sở hữu nên khi Hiến pháp chưa được sửa
đổi thì BLDS không được sửa các quy định về sở hữu. Đồng tình với quan điểm
này, Phó Chánh án TAND Tối cao Từ Văn Nhũ cho rằng thực tế kể từ năm 1996 đến
nay không có vụ việc nào tranh chấp về hình thức sở hữu. “Về mặt lý luận thì có
nhiều tranh luận nhưng chưa được tổng kết” - ông Nhũ nói.
Trong khi đó, nhóm “cải cách” thì kiến nghị phải sửa ngay, bởi các quy định
về hình thức sở hữu hiện nay là “rất bất hợp lý và không phù hợp với thực tiễn
khách quan”. Quan trọng hơn là cần phải sửa để bảo đảm quan niệm về sở hữu và
các hình thức sở hữu của Việt
Những người theo quan điểm này đề xuất BLDS chỉ quy định ba hình thức sở hữu
gồm: sở hữu nhà nước, sở hữu riêng (sở hữu của cá nhân, sở hữu của pháp nhân)
và sở hữu chung.
Tên gọi chưa đúng với bản chất Theo nhóm nghiên cứu sửa
đổi BLDS, tên gọi của hình thức “sở hữu tập thể” là chưa đúng với bản chất.
Theo Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2003, HTX là pháp nhân có tài sản riêng, được
hình thành từ tài sản do xã viên đóng góp và các nguồn tài sản khác; HTX có
quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt khối tài sản này. Như vậy, không phải tất
cả xã viên là đồng sở hữu chủ mà chỉ có HTX (với tư cách là pháp nhân) mới có
quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt khối tài sản của HTX. Về bản chất, sở hữu
tập thể trong HTX là sở hữu của pháp nhân. |
ĐỨC MINH - Theo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh ngày 08-3