Quốc hội thảo luật Dự án Luật Sở hữu trí tuệ
Ngày làm việc thứ 20, kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XI: Tiếp tục thảo luận Dự án Luật sở hữu trí tuệ
Trong phiên họp sáng 31-5, với sự chủ trì của Phó Chủ tịch QH Nguyễn Văn Yểu, các đại biểu QH tiếp tục thảo luận Dự án Luật sở hữu trí tuệ.
Các ý kiến phát biểu đều có chung nhận xét, với thời gian chuẩn bị không dài, Ban soạn thảo đã trình ra QH bản dự thảo Luật sở hữu trí tuệ tương đối hoàn chỉnh, và về cơ bản đã bao quát được nhiều tầng, nhiều lĩnh vực của sở hữu trí tuệ.
Đó là cố gắng lớn của Ban soạn thảo và Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của QH (cơ quan thẩm tra dự án Luật). Bởi vậy, các ý kiến phát biểu cũng cơ bản nhất trí với Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của QH. Trên cơ sở nghiên cứu dự thảo, các đại biểu QH đã đóng góp ý kiến vào khá nhiều nội dung cụ thể của dự thảo luật.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Trân (An Giang) đánh giá cao tầm quan trọng của luật này, do đó đề nghị bổ sung một điều quy định về mục đích của luật là nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước ta, đồng thời để tạo thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Nếu việc ban hành luật chỉ nhằm mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế thì sẽ không tránh khỏi sự ràng buộc bởi những điều ước quốc tế và có khi những ràng buộc này không phù hợp điều kiện thực tế Việt Nam. Cho nên, phải nghĩ tới những quy định phù hợp điều ước quốc tế, đồng thời phù hợp điều kiện của Việt Nam.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Trân và một số đại biểu khác quan tâm quy định tại Điều 11 về nội dung và trách nhiệm quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ. Theo đó ở điều b, khoản 1 điều này, nội dung của quản lý Nhà nước không chỉ xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mà phải là: chính sách quốc gia về sở hữu trí tuệ. Cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ phải có vai trò tham mưu cho Nhà nước trong việc đàm phán quốc tế về sở hữu trí tuệ. Do đó đề nghị cần bổ sung ý này vào Điều 11.
Nhiều đại biểu QH quan tâm các quy định tại Chương XVI về thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự. Theo đại biểu Nguyễn Tài Lương (Hà Nội), giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ mà đưa ngay đến toà án thì cũng khó cho toà án. Đại biểu này đề nghị thành lập Hội bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để tham gia giải quyết các tranh chấp xảy ra. Đại biểu Mai Anh (Khánh Hoà) và một số đại biểu khác đề nghị bổ sung quy định về vai trò của các hội và hiệp hội trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ.
Điều 15 quy định các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, trong đó khoản 2 lại quy định: “Tin tức thời sự mang tính chất thông tin thuần tuý... không được bảo hộ quyền tác giả”. Không đồng ý với quy định này, đại biểu Lê Quốc Trung (Bình Thuận) nêu vấn đề: Hiểu như thế nào về hai từ “thuần tuý” ở đây? Nếu một tin thời sự bị bóp méo, xuyên tạc (như khoản 5 Điều 33 quy định) thì Nhà nước có bảo hộ hay không? Vì tin thời sự khi bị bóp méo, xuyên tạc có thể ảnh hưởng đến uy tín chính trị của tác giả, và quyền nhân thân của tác giả bị vi phạm. Mặt khác, một phóng viên ảnh được cơ quan báo chí cử đi chụp ảnh phiên họp của QH chẳng hạn đăng báo thì được bảo hộ quyền tác giả. Vậy tại sao phóng viên viết tin về phiên họp QH đăng báo lại không được bảo hộ, như vậy là không công bằng. Đề nghị tin thời sự cũng được bảo hộ quyền tác giả.
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả cũng được nhiều đại biểu cho ý kiến, nhưng nhìn chung các ý kiến tán thành như dự thảo tại Điều 17 là: Suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo sau năm tác giả chết và chấm dứt vào ngày 31-12 của năm thứ 50 sau năm tác giả chết. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, như thế là quá lâu (Nguyễn Minh Thuyết, Lạng Sơn). Bởi vì, sau khi kết thúc thời hạn bảo hộ, thì mặc nhiên tác phẩm sẽ thuộc về quảng đại công chúng. Nếu quy định thời hạn bảo hộ lâu sẽ không có lợi cho công chúng trong việc sớm được tiếp cận các thành tựu nghệ thuật. Do đó, cần bảo đảm công bằng quyền lợi của tác giả và công chúng.
Có ý kiến đặt vấn đề: Tại khoản 3, Điều 4 quy định đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ là: giống cây trồng mới, vậy tại sao giống con mới không được quy định. Đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu thêm (Nguyễn Thị Hồng Minh, An Giang).
Các đại biểu còn cho ý kiến vào nhiều điều luật khác như: Điều 27 quy định: chủ sở hữu quyền tác giả là cơ quan, tổ chức, cá nhân; Điều 13 - tác giả; Điều 24 - chủ sở hữu quyền tác giả...; Điều 161 - quyền sử dụng trước nhãn hiệu...
Kết thúc thảo luận về Dự án luật này, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Văn Yểu nhận xét; các ý kiến đóng góp của các đại biểu QH cho Dự án Luật Sở hữu trí tuệ là khá toàn diện, sâu sắc. Uỷ ban Thường vụ QH sẽ chỉ đạo các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thụ, chỉnh lý nâng cao một bước chất lượng dự thảo. Sau đó đưa về các Đoàn đại biểu QH tiếp tục thảo luận, đóng góp ý kiến và chỉnh lý, trình ra Hội nghị đại biểu QH chuyên trách (dự kiến vào tháng 8-2005). Trên cơ sở đó tiếp tục hoàn chỉnh để trình QH xem xét, thông qua vào kỳ họp thứ 8.
Theo Nhân dân
Trong phiên họp sáng 31-5, với sự chủ trì của Phó Chủ tịch QH Nguyễn Văn Yểu, các đại biểu QH tiếp tục thảo luận Dự án Luật sở hữu trí tuệ.
Các ý kiến phát biểu đều có chung nhận xét, với thời gian chuẩn bị không dài, Ban soạn thảo đã trình ra QH bản dự thảo Luật sở hữu trí tuệ tương đối hoàn chỉnh, và về cơ bản đã bao quát được nhiều tầng, nhiều lĩnh vực của sở hữu trí tuệ.
Đó là cố gắng lớn của Ban soạn thảo và Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của QH (cơ quan thẩm tra dự án Luật). Bởi vậy, các ý kiến phát biểu cũng cơ bản nhất trí với Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của QH. Trên cơ sở nghiên cứu dự thảo, các đại biểu QH đã đóng góp ý kiến vào khá nhiều nội dung cụ thể của dự thảo luật.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Trân (An Giang) đánh giá cao tầm quan trọng của luật này, do đó đề nghị bổ sung một điều quy định về mục đích của luật là nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước ta, đồng thời để tạo thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Nếu việc ban hành luật chỉ nhằm mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế thì sẽ không tránh khỏi sự ràng buộc bởi những điều ước quốc tế và có khi những ràng buộc này không phù hợp điều kiện thực tế Việt Nam. Cho nên, phải nghĩ tới những quy định phù hợp điều ước quốc tế, đồng thời phù hợp điều kiện của Việt Nam.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Trân và một số đại biểu khác quan tâm quy định tại Điều 11 về nội dung và trách nhiệm quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ. Theo đó ở điều b, khoản 1 điều này, nội dung của quản lý Nhà nước không chỉ xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mà phải là: chính sách quốc gia về sở hữu trí tuệ. Cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ phải có vai trò tham mưu cho Nhà nước trong việc đàm phán quốc tế về sở hữu trí tuệ. Do đó đề nghị cần bổ sung ý này vào Điều 11.
Nhiều đại biểu QH quan tâm các quy định tại Chương XVI về thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự. Theo đại biểu Nguyễn Tài Lương (Hà Nội), giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ mà đưa ngay đến toà án thì cũng khó cho toà án. Đại biểu này đề nghị thành lập Hội bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để tham gia giải quyết các tranh chấp xảy ra. Đại biểu Mai Anh (Khánh Hoà) và một số đại biểu khác đề nghị bổ sung quy định về vai trò của các hội và hiệp hội trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ.
Điều 15 quy định các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, trong đó khoản 2 lại quy định: “Tin tức thời sự mang tính chất thông tin thuần tuý... không được bảo hộ quyền tác giả”. Không đồng ý với quy định này, đại biểu Lê Quốc Trung (Bình Thuận) nêu vấn đề: Hiểu như thế nào về hai từ “thuần tuý” ở đây? Nếu một tin thời sự bị bóp méo, xuyên tạc (như khoản 5 Điều 33 quy định) thì Nhà nước có bảo hộ hay không? Vì tin thời sự khi bị bóp méo, xuyên tạc có thể ảnh hưởng đến uy tín chính trị của tác giả, và quyền nhân thân của tác giả bị vi phạm. Mặt khác, một phóng viên ảnh được cơ quan báo chí cử đi chụp ảnh phiên họp của QH chẳng hạn đăng báo thì được bảo hộ quyền tác giả. Vậy tại sao phóng viên viết tin về phiên họp QH đăng báo lại không được bảo hộ, như vậy là không công bằng. Đề nghị tin thời sự cũng được bảo hộ quyền tác giả.
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả cũng được nhiều đại biểu cho ý kiến, nhưng nhìn chung các ý kiến tán thành như dự thảo tại Điều 17 là: Suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo sau năm tác giả chết và chấm dứt vào ngày 31-12 của năm thứ 50 sau năm tác giả chết. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, như thế là quá lâu (Nguyễn Minh Thuyết, Lạng Sơn). Bởi vì, sau khi kết thúc thời hạn bảo hộ, thì mặc nhiên tác phẩm sẽ thuộc về quảng đại công chúng. Nếu quy định thời hạn bảo hộ lâu sẽ không có lợi cho công chúng trong việc sớm được tiếp cận các thành tựu nghệ thuật. Do đó, cần bảo đảm công bằng quyền lợi của tác giả và công chúng.
Có ý kiến đặt vấn đề: Tại khoản 3, Điều 4 quy định đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ là: giống cây trồng mới, vậy tại sao giống con mới không được quy định. Đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu thêm (Nguyễn Thị Hồng Minh, An Giang).
Các đại biểu còn cho ý kiến vào nhiều điều luật khác như: Điều 27 quy định: chủ sở hữu quyền tác giả là cơ quan, tổ chức, cá nhân; Điều 13 - tác giả; Điều 24 - chủ sở hữu quyền tác giả...; Điều 161 - quyền sử dụng trước nhãn hiệu...
Kết thúc thảo luận về Dự án luật này, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Văn Yểu nhận xét; các ý kiến đóng góp của các đại biểu QH cho Dự án Luật Sở hữu trí tuệ là khá toàn diện, sâu sắc. Uỷ ban Thường vụ QH sẽ chỉ đạo các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thụ, chỉnh lý nâng cao một bước chất lượng dự thảo. Sau đó đưa về các Đoàn đại biểu QH tiếp tục thảo luận, đóng góp ý kiến và chỉnh lý, trình ra Hội nghị đại biểu QH chuyên trách (dự kiến vào tháng 8-2005). Trên cơ sở đó tiếp tục hoàn chỉnh để trình QH xem xét, thông qua vào kỳ họp thứ 8.
Theo Nhân dân