Phỏng vấn TS. Phạm Sĩ Liêm: Thuế suất không hợp lý

Thứ Năm 10:10 03-09-2009

Phỏng vấn TS Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Viên trưởng Viên nghiên cứ Đô thị và Phát triển Hạ tầng.

Mức thuế chưa đủ sức nặng!

Theo tôi, về mục tiêu 1, đối tượng chịu thuế không phải là toàn bộ đất mà chỉ là đất ở và đất kinh doanh phi nông nghiệp, vì vậy chỉ liên quan đến việc sử dụng loại đất này. Mục tiêu là hợp lý nhưng muốn khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả thì thuế suất phải đủ lớn. Dự thảo luật quy định thuế suất tối đa chưa đến 1/1000 thì chưa đủ sức tác động.

Về mục tiêu 2, trong tờ trình không có định nghĩa về đầu cơ đất nên khó bình luận. Hiện nay số lượng người đầu cơ đất là bao nhiêu mà lại phải đánh thuế vào hàng chục triệu người để chống lại? Vả lại với mức thuế quá thấp thì cũng không chống được. Thuế phải có mục tiêu cụ thể. Nói riêng về nhà, về việc sử dụng, chống lãng phí thì có phù hợp với phong tục tập quán và thói quen của người dân không. Bởi dối với người dân, nhà, đất là một trong 3 việc lớn trong đời người. Vì vậy, nhiều gia đình tranh thủ lúc có cơ hội, mua trước nhà để dành cho con sau này dựng vợ gả chồng. Và tất nhiên trong giai đoạn này họ không sử dụng, nói là lãng phí thì cũng rất khó, bởi không phải lúc nào họ cũng có thể mua được nhà đất như mình mong muốn. Hay ví dụ về việc cán bộ để nhà trống để đi công tác nước ngoài, đu du học… cũng tương tự.

Một giáo sư ĐH Harvarrt đã chia sẻ với tôi khi nói về việc đầu cơ đất ở Việt Nam, ông ta cho rằng: nếu anh không mua thì miếng đất đó cũng bỏ hoang, họ cần tiền thì họ mới bán cho anh chứ không phải do họ cần xây. Nếu anh không mua thì đất nó chẳng sinh sôi ra gì cả. Nhưng nếu có người mua thì một khoản tiền lớn từ trong túi người này nhảy sang túi người kia, sự luân chuyển của đồng tiền đó cũng đã góp phần nộp có thuế cho nhà nước. Tuy nhiên, điều quan trọng là mức thuế quá thấp thì cũng không giải quyết vấn đề gì. Thế nên, những kẻ đầu cơ để đất nằm không còn được nữa là mỗi năm mất chỉ thêm 1 ít tiền thuế đất không đáng kể gì so với chênh lệch họ có thể được hưởng từ khoản đầu cơ của họ. Nên có thể thấy mục tiêu chống đầu cơ là khó.

Cũng phải nói thêm rằng, mức thuế quy định trong dự thảo cũng không tác động đến thị trường, bởi đánh thuế vào lúc sau khi đưa nhà vào sử dụng chứ không phải đánh vào lúc xây. Chứ cũng không phải đánh thuế vào nhà đầu tư, vì nhà đầu tư có thuế VAT ,mà đánh thuế vào người mua để dùng. Tuynhiên, dự thảo lần này cũng thể hiện tác dụng hạn chế chuyển nhượng bất động sản chui, vì nếu không làm thủ tục chuyển nhượng kịp thời và hợp pháp thì chủ cũ phải tiếp tục đống thuế. Việc thu thuế còn có tác dụng làm rõ ai hiện đang có quyền sử dụng đất đến đâu và đóng thuế từ lúc nào, ai là chủ sở hữu nhà ở, vì vậy, tuy khoản 2 điều 4 dự thảo quy định rằng “Việc nộp thuế không phải là công nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất hợp pháp của người nộp thuế” nhưng cũng là gián tiếp xác nhận các quyền đó, cho nên phải hêt sức cẩn thận xác minh đối tượng nộp thuế và diện tích nhà, đất tính thuế. Ngoài tác động nói trên ra thì thuế nhà, đất không liên quan gì đến phát triển thị trường bất động sản.

Về mục tiêu 4: thuế hiển nhiên là đóng góp vào ngân sách nhà nước nhưng cũng là công cụ điều tiết sự phân phối thu nhập, còn gọi là công cụ tái phân phối thu nhập để thực hiện công bằng xã hội. Nhung mục tiêu này có đạt được hay không còn phải xem thuế suất và biểu thuế.

Thuế suất không hợp lý là cả nước ta nơi nào cũng như nơi nào, tính cào bằng là không đúng. Ở các nước, thuế, tài sản thuế nhà đất là 1 loại thuế địa phương mà dự thảo không nói được rõ, tức là tạo ra ngân sách điạ phương. Phải tuỳ địa phương có những nguồn nào mà đánh thuế vào người dân ở địa phương đó.

Thông thường thuế nhà đất các nước chiếm đến 30% ngân sách đô thị, thậm chí cao hơn, đối với những nơi hoạt động kinh doanh ít hơn. Đó là tỷ lệ không nhỏ. Việc thu này cần cho ngân sách địa phương, đặc biệt các địa phương kém phát triển.

Tuy nhiên, mục tiêu của chúng ta ở giai đoạn này là để cho người dân làm quen với loại thuế này, nên chúng ta nên đưa vào thực tế áp dựng cho quen, rồi sửa đổi bổ sung dần dần. Miễn là ngay từ lúc đầu nguyên tắc là phải quán triệt, đô thị mức thuế phải cao hơn nông thôn, bởi thuế nhà và đất đô thị gắn với hạ tầng, luôn hơn hẳn nông thôn, kể cả điện nước, đường xá. Điều quan trọng nữa là, nên thi thu thuế đồng loạt, sau này mới khoanh đối tượng miến giảm. Nên chỉ miễn giảm những người nghèo, như người ta nói là: “không có miếng đất cắm dùi”, chứ có tài sản thì cũng nên ít nhiều có nghĩa vụ với nhà nước. Theo tôi, mức thuế hiện nay áp dụng ở nông thôn hợp lý, nhưng ở đô thị tuỳ nơi có thể gấp đôi, gấp 3, tuỳ vào thu nhập bình quân của các vùng đô thị so với nông thôn.

Còn hạn mức đánh thuế nhà có diện tích 600m2 trở lên là vô nghĩa, như nhà nông thôn rộng hàng trăm mét nhưng có cấp 4, 3 thì không bằng nhà chung cư ở thành phố. Mặt khác, với nên kinh tế thế giới có nhiều biến động, giá cả, tiền tệ cũng vậy, nên quy định về giá trị nhà như thế sẽ không mấy mà lạc hậu. Nếu tính như vậy, chúng ta cần chuyên gia thẩm định giá, đòi hỏi trình độ cao. Và trong điều kiện hiện nay, khi chưa có thì chúng ta cần quy định đơn giản, chứ hàng năm đánh giá theo giá thị trường thì sẽ rất phức tạp. Ví dụ nhà mới chắc gì đã có giá trị bằng 1 ngôi nhà cổ, nhà dường hàng trăm năm.

Tóm lại, điều quan trọng là đánh thuế vào nhà, đất tương ứng với thu nhập vào mức nào mà người ta chấp nhận được và mặt khác dần dần đáp ứng được nhu cầu ngân sách. Theo thông lệ quốc tế thuê này cần được coi là nguồn thu chủ yếu. Bởi do tính chất thuế đất không gắn với thị trường nên tính ổn định cao, không bị tác động bởi sự rủi ro hay tác động suy giảm của nền kinh tế. Có như vậy thì nguồn ngân sách mới mạnh, tăng cường huy động được các nguồn thuế từ nhà đất, để cải thiện chế độ tiền lương, có ngân sách cho nhà nước tái đầu tư và vì sự phát chung của đất nước.

Diễn đàn Doanh nghiệp - Ban Pháp chế VCCI thực hiện

Các văn bản liên quan