Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên phát biểu những vấn đề cần lấy ý kiến

Thứ Ba 09:23 22-06-2010

Xin phép Quốc hội, chúng ta bắt đầu làm việc buổi chiều.

Theo chương trình, chiều nay Quốc hội thảo luận cho ý kiến về dự án luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhưng do xen kẽ một số nội dung khác nữa cho nên không được cả buổi chiểu. Mặc dù không được cả buổi chiều nhưng tôi xin phép Quốc hội là ta cũng kết thúc trước 5 giờ. Có được không ạ.

Đã như thế thì chúng tôi xin đề nghị khi các đại biểu phát biểu ý kiến thì không cần nghi lễ thưa gửi gì nữa; thứ hai là nói thẳng vào vấn đề mình cần nói thôi; thứ ba là không nên quá 7 phút, 5 phút được thì càng quý, để có nhiều vị đại biểu phát biểu được ý kiến. Về dự án này thì đúng là cũng giống như Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, khó thì rất khó, dễ thì rất dễ. Khó ở chỗ là thể chế hóa bằng những ngôn ngữ quy định của pháp luật và nó cũng rất thực tiễn. Chính vì thế cho nên xin đại biểu Quốc hội tập trung vào mấy nhóm vấn đề dưới đây:

Một là về phạm vi điều chỉnh. Có điều chỉnh những sản phẩm, hàng hóa là dịch vụ hay không, hay là chỉ điều chỉnh những hàng hóa vật chất mang tính truyền thống trước đây.

Thứ hai là nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Thứ ba là bảo vệ thông tin của người tiêu dùng nó có liên quan đến không chỉ là tiêu dùng những sản phẩm vật chất truyền thống trước đây, mà liên quan đến sản phẩm mang tính dịch vụ nhất là trong thời đại công nghệ thông tin đã phát triển như hiện nay.

Thứ tư là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cá nhân hoạt động độc lập, thường xuyên nhưng không đăng ký kinh doanh đối với những người tiêu dùng, thực chất là những người sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ.

Thứ năm, bảo vệ người tiêu dùng trước và trong giao dịch mua bán như thế nào để có hiệu quả trong điều kiện tập quán tiêu dùng từ xưa đến nay thì chúng ta cũng thấy rằng đại đa số người tiêu dùng muốn qua cho nó xong, hóa đơn cũng chẳng lấy đành chịu thiệt vậy.

Thứ sáu, quy định về bảo hành và bồi thường thiệt hại.

Thứ bảy, quy định về điều khoản vô hiệu trong hợp đồng giao tiếp.

Thứ tám, về tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì đáng lưu ý có mấy điểm: Thứ nhất, địa vị pháp lý của tổ chức này. Thứ hai là quyền tố cáo, khởi kiện của tổ chức này. Luật hiện hành thì tổ chức không có quyền tố cáo. Thứ ba, quyền thực hiện một số nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước. Nếu nó là một hội, xã hội nghề nghiệp mà được giao thực hiện một số quyền của cơ quan Nhà nước thì nên như thế này có được hay không.

Thứ chín, giải quyết khiếu nại bằng biện pháp hành chính thì có nên không và nếu có thì nó đặt ra những vấn đề gì, mà khi giải quyết trong thực tiễn của nước ta nó phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, nó rối thêm trong quá trình xử lý và tính khả thi nó cũng hạn chế.

Thứ mười, giải quyết tranh chấp tại tòa án, trong này lưu ý hai điểm là nghĩa vụ chứng minh lỗi trong vụ án nhân sự về bảo vệ người tiêu dùng thì trong luật quy định người tiêu dùng và tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thì không có quyền đứng ra chứng minh, nhưng quan hệ dân sự thì cốt ở đôi bên, thì người cụ thể bị xâm phạm phải có được quyền chứng minh cho những vi phạm người khác trong quan hệ với mình. Ý thứ hai là về thủ tục xét xử rút gọn khi đưa vụ việc này ra tòa án.

Đấy là 10 nhóm vấn đề chúng tôi thấy rất chú ý, quan tâm mang ý nghĩa chính sách và những quy định rất sát sườn khi thực hiện bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng.

Các văn bản liên quan