Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên kết luận Hội nghị

Thứ Hai 10:55 22-11-2010

Kính thưa Quốc hội,

Cho phép tôi phát biểu một số ý kiến kết thúc phần thảo luận hôm nay.

Thứ nhất, về tên gọi, các đại biểu đề nghị nghiên cứu để có tên gọi phù hợp với nội dung với tư cách kiểm toán là một dịch vụ trong các hoạt động dịch vụ.

Thứ hai, phạm vi điều chỉnh, các vị đại biểu Quốc hội đã đề cập đến việc có đưa Hội nghề nghiệp kiểm toán vào không? Có một vấn đề trong dự thảo luật quy định kiểm toán viên muốn hành nghề phải là thành viên của Hội nghề nghiệp kiểm toán, chứ không được phép hành nghề với tư cách là kiểm toán viên độc lập, cho nên cân nhắc xem có điều chỉnh Hội nghề nghiệp kiểm toán viên hay không.

Thứ hai, về kiểm toán bắt buộc, đa số đại biểu Quốc hội đề nghị mở rộng.

Thứ tư, về thi, cấp chứng chỉ cho kiểm toán viên, đa số đại biểu Quốc hội đề nghị trước mắt giao cho Bộ Tài chính, nhưng cũng quy định thế nào đó để hướng tới giao nhiệm vụ này và một số nhiệm vụ khác cho Bộ.

Thứ năm, xoay quanh vấn đề về doanh nghiệp kiểm toán, có một số nội dung đại biểu Quốc hội lưu ý cơ quan soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra sẽ lưu ý:

Thứ nhất, cần xác định rõ những điều kiện cần và đủ cho một doanh nghiệp kiểm toán ra đời.

Thứ hai, đối với các loại hình kiểm toán độc lập, rất cân nhắc loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.

Thứ ba, các đại biểu Quốc hội đồng ý cho doanh nghiệp kiểm toán làm một số dịch vụ, làm một số dịch vụ gì sẽ cân nhắc, tránh tình trạng lợi dụng, móc nối, tiêu cực làm giảm hiệu quả của kiểm toán độc lập.

Xoay quanh vấn đề pháp nhân được góp vốn thành lập mở doanh nghiệp kiểm toán hay không, các đại biểu đề cập là nên cho pháp nhân góp vốn.

Vấn đề thứ sáu, các đại biểu đề nghị nghiên cứu thêm khi doanh nghiệp kiểm toán thành lập, số lượng kiểm toán viên bao nhiêu là đủ, 5 hay 3 trong điều kiện thực tế của nước ta?

Nhóm vấn đề thứ sáu xoay quanh vấn đề cấp giấy phép thành lập hay đăng ký kinh doanh doanh nghiệp kiểm toán, đa số giao cho Bộ Tài chính.

Thứ bảy, về các loại hình kiểm toán, chúng ta cố gắng để thực hiện cả 3 loại hình kiểm toán: kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ. Đương nhiên các loại kiểm toán sau đòi hỏi nhu cầu cao hơn, mỗi một loại kiểm toán có mục đích khác nhau cho thật rõ ràng.

Vấn đề cuối cùng, xoay quanh vấn đề giá trị pháp lý của Báo cáo kiểm toán, vấn đề đặt ra lớn nhất là trách nhiệm của những người thực hiện nhiệm vụ kiểm toán đưa ra những kết luận để đúng thì đương nhiên hoan nghênh rồi, không đúng thì xử lý như thế nào? và kể cả các cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm quản lý các doanh nghiệp kiểm toán độc lập này, đấy là đại biểu Quốc hội cũng lưu ý một vấn đề rất lớn như vậy.

Xin cảm ơn Quốc hội.

Các văn bản liên quan