Góp ý của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Tiến – Hà Tĩnh

Thứ Hai 10:54 22-11-2010

Kính thưa Quốc hội.

Tôi nhất trí cao với dự thảo luật và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế.

Thứ nhất là về tên thì tôi vẫn thấy băn khoăn về tên độc lập và tôi muốn lấy tên theo như tên thứ hai như một số đại biểu đã phát biểu.

Thứ hai, về phạm vi thì chúng tôi cũng nhất trí là phạm vi hoạt động thì đưa hoạt động của hội nghề nghiệp vào. Tuy nhiên, việc quản lý Nhà  nước thì tôi đồng tình là Bộ Tài chính nhưng riêng hoạt động về đào tạo, tập huấn, thi, cấp chứng chỉ, thu hồi, v.v. thì chúng tôi nghĩ nên sớm đưa vào cho hội nghề nghiệp thực hiện để Bộ Tài chính tập trung vào quản lý Nhà nước. Giai đoạn đầu thì bộ có thể kiểm soát và giám sát.

Thứ ba là về doanh nghiệp. Đối với loại hình doanh nghiệp thì tôi không đồng ý đưa loại hình doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên vì hoạt động này là dịch vụ có tính chất đặc biệt và đòi hỏi trách nhiệm cao cho nên kiểm toán viên cũng như doanh nghiệp kiểm toán phải chịu trách nhiệm dài hạn.

Thứ tư là về giá trị của báo cáo kiểm toán thì chúng tôi nhất trí với ý kiến là quy định về báo cáo giá trị kiểm toán như trong dự thảo là cần thiết. Tuy nhiên, cần làm rõ bản chất và giá trị và sự khác nhau giữa kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ và kiểm toán của Nhà nước.

Thứ năm là xử lý vi phạm ở Điều 68 đã đưa vào nhưng tôi vẫn thấy chung chung, chưa rõ đặc thù với hoạt động kiểm toán. Bởi vì hoạt động kiểm toán cũng như báo cáo kiểm toán rất quan trọng, nó có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến đầu tư của các nhà kinh doanh, ảnh hưởng đến rất nhiều khách hàng. Cho nên, việc xử lý này cần phải rõ đặc thù hơn, có thể là sai không chính xác và có thể làm tròn, làm sạch đối với một số kiểm toán độc lập làm tròn, làm sạch và sau đó doanh nghiệp có thể hợp đồng để làm tròn, làm sạch và sau đó khi các cơ quan chức năng khác vào thì phát hiện ra có những điểm không phù hợp và sai trái.

Điều 46, Khoản 2 thì chúng tôi thấy đưa thêm hoạt động dịch vụ của kiểm toán vào như một số đại biểu đã phát biểu thì chúng tôi thấy như vậy nó không khách quan, vừa đá bóng, vừa thổi còi và cần phải quy định chặt chẽ hơn nữa như trong dự thảo luật thì chúng tôi thấy doanh nghiệp kiểm toán vừa hoạt động kiểm toán lại vừa hoạt động các dịch vụ khác thì có thể có thông đồng và như vậy thì không khách quan và một số ý kiến khác ở Điều 3, chúng tôi thấy bổ sung là mục đích của kiểm toán độc lập ngoài công tác quản lý điều hành thì phải thêm nữa là quản lý sử dụng vốn và tài sản. Chúng ta thêm từ sử dụng vốn và tài sản rất quan trọng và điều hành kinh tế của Nhà nước.

Về Điều 9 khuyến khích kiểm toán, chúng tôi thấy rằng hiện nay một số đơn vị sự nghiệp của Nhà nước có nguồn thu rất lớn chẳng hạn một số bệnh viện có thể nguồn thu đến 1,5 ngàn tỷ bằng thu nhập của một tỉnh mà kiểm toán Nhà nước thì không thể có đều đặn hàng năm, 2, 3 năm. Cho nên chúng tôi đề nghị bổ sung danh mục đơn vị sự nghiệp vào đối tượng khuyến khích kiểm toán để nhằm tạo điều kiện là cơ quan chủ quản, thủ trưởng đơn vị cần thiết được thuê kiểm toán.

Về phí dịch vụ kiểm toán, Điều 50 thì cần bổ sung quy định giao cho Chính phủ quy định mức tỷ lệ phí tối đa cho việc kiểm toán các dự án đầu tư từ nguồn ngân sách, đặc biệt là các trường hợp đơn vị sự nghiệp thuê kiểm toán độc lập thì cần có giá để Nhà nước có thể quyết toán được cho các phí này.

Điều 60, chúng tôi nghĩ chắc là viết lộn, tức là ở câu trên theo Khoản 1, Điều 46 của luật này của Bộ Tài chính, thì tôi đề nghị bỏ chữ "của Bộ Tài chính" đi vì luật này là luật của Quốc hội ban hành, chứ không phải của Bộ Tài chính.

 

Chúng tôi đồng tình cao với việc phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiểm toán viên. Xin hết.

Các văn bản liên quan