Nhiều đại biểu QH băn khoăn về khái niệm “thương nhân”
Theo Đầu tư ngày 11 tháng 5 năm 2005
“Nhược điểm lớn nhất của Luật Thương mại (sửa đổi) là chỉ tập trung chế tài thương nhân mà thiếu vắng những chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt động thương mại. Thương mại là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, vì vậy, Luật Thương mại cần chỉ rõ những hoạt động thương mại góp phần điều chỉnh sản xuất”, đại biểu Đỗ Trọng Ngoạn (Bắc Giang) đã nhận xét như vậy về Dự thảo Luật Thương mại (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XI.
Băn khoăn lớn nhất mà nhiều đại biểu tập trung cho ý kiến là khái niệm “thương nhân”. Theo Dự thảo Luật Thương mại sửa đổi (Dự thảo Luật), thương nhân bao gồm cả cá nhân và tổ chức tham gia hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên như một nghề nghiệp, nhưng không bao gồm những người buôn bán nhỏ mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký kinh doanh. Đại biểu Lê Xuân Thân (Khánh Hoà) cho rằng, khái niệm “thương nhân” chưa rõ ràng, thiếu những quy định về pháp nhân của các tổ chức tham gia hoạt động thương mại. Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) cho biết, theo cách hiểu thông thường thì thương nhân là người làm nghề buôn bán, còn các tổ chức hoạt động thương mại không thể gọi là thương nhân được. “Nên chăng, chúng ta có thể gọi các tổ chức này là thương nghiệp để phân biệt rõ ràng hơn”, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết gợi ý.
Phát hiện ra bất cập của khái niệm “thương nhân”, ông Thân cho biết, theo quy định của Bộ luật Hình sự thì chỉ có cá nhân mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự, còn tổ chức thì không. Vậy Dự thảo Luật đưa ra khái niệm thương nhân bao gồm cả tổ chức và cá nhân thì khi có vi phạm pháp luật cần xử lý sẽ phải thực hiện như thế nào? Đại biểu Mạc Kim Tôn (Thái Bình) cũng băn khăn về định nghĩa “thương nhân” của Dự thảo Luật. Ông Tôn cho rằng, quy định thương nhân phải có “hoạt động thường xuyên như một nghề nghiệp” là không cần thiết, vì có nhiều hoạt động không thường xuyên, nhưng cũng vì mục đích sinh lợi như buôn bán ôtô, bất động sản… “Vì vậy nên bỏ cụm từ trên”, ông Tôn đưa ra quan điểm.
Về xử phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong trường hợp kết quả giám định sai, có ý kiến đề nghị không cần căn cứ vào yếu tố lỗi, bởi việc xác định lỗi trong việc giám định rất khó thực hiện. Tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Kiên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội lại cho rằng, việc phân biệt cố ý hay vô tình là cần thiết. Nếu xác định được thương nhân kinh doanh giám định không trung thực, thiếu khách quan thì phải xử lý nặng hơn. Việc xác định vô ý hay cố ý được thực hiện theo các bằng chứng pháp lý, tương tự như nhiều trường hợp được quy định tại Bộ luật Hình sự.
Ở một khía cạnh khác, đại biểu Hứa Chu Khem (Sóc Trăng) cho rằng, quy định bồi thường thiệt hại khi giám định sai như trong Dự thảo Luật là chưa hợp lý. Cụ thể, khi sai do vô ý chỉ bị phạt không quá 10 lần thù lao dịch vụ giám định là quá rộng, ai sẽ quyết định mức phạt 1 lần hay 10 lần, căn cứ nào để quyết định? Ông Khem đề nghị, cần quy định số tiền phạt trong cả 2 trường hợp đều phải tương đương với số tiền bị thiệt hại do giám định sai gây ra. Điều này sẽ buộc cơ quan giám định phải thận trọng hơn khi tiến hành công việc của mình.
Về xúc tiến thương mại, có ý kiến đề nghị bổ sung một số quy định để ngăn ngừa tình trạng lừa dối khách hàng trong việc tổ chức triển lãm, hội chợ ở nước ngoài và đề phòng rủi ro trước, trong hoặc sai thời gian triển lãm, hội chợ. Bên cạnh đó, cần quy định đối tượng được tổ chức triển lãm, hội chợ ở nước ngoài phải là những thương nhân có uy tín, khi đăng ký tổ chức phải ký uỷ thác với một ngân hàng hoặc mua bảo hiểm cho toàn bộ người và hàng hoá tham gia. Tuy nhiên, ông Kiên cho rằng, Dự thảo Luật đã quy định thương nhân không đăng ký kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thì không được tổ chức cho thương nhân khác tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài. Việc yêu cầu thương nhân đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm ở nước ngoài phải ký uỷ thác với một ngân hàng hoặc mua bảo hiểm cho toàn bộ người và hàng hoá tham gia là không cần thiết, vì các chi phí này do thương nhân tham gia phải chịu. “Nên dành quyền cho thương nhân tự quyết định việc mua bảo hiểm cho người và hàng hoá của mình”, ông Kiên phát biểu.
“Nhược điểm lớn nhất của Luật Thương mại (sửa đổi) là chỉ tập trung chế tài thương nhân mà thiếu vắng những chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt động thương mại. Thương mại là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, vì vậy, Luật Thương mại cần chỉ rõ những hoạt động thương mại góp phần điều chỉnh sản xuất”, đại biểu Đỗ Trọng Ngoạn (Bắc Giang) đã nhận xét như vậy về Dự thảo Luật Thương mại (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XI.
Băn khoăn lớn nhất mà nhiều đại biểu tập trung cho ý kiến là khái niệm “thương nhân”. Theo Dự thảo Luật Thương mại sửa đổi (Dự thảo Luật), thương nhân bao gồm cả cá nhân và tổ chức tham gia hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên như một nghề nghiệp, nhưng không bao gồm những người buôn bán nhỏ mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký kinh doanh. Đại biểu Lê Xuân Thân (Khánh Hoà) cho rằng, khái niệm “thương nhân” chưa rõ ràng, thiếu những quy định về pháp nhân của các tổ chức tham gia hoạt động thương mại. Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) cho biết, theo cách hiểu thông thường thì thương nhân là người làm nghề buôn bán, còn các tổ chức hoạt động thương mại không thể gọi là thương nhân được. “Nên chăng, chúng ta có thể gọi các tổ chức này là thương nghiệp để phân biệt rõ ràng hơn”, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết gợi ý.
Phát hiện ra bất cập của khái niệm “thương nhân”, ông Thân cho biết, theo quy định của Bộ luật Hình sự thì chỉ có cá nhân mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự, còn tổ chức thì không. Vậy Dự thảo Luật đưa ra khái niệm thương nhân bao gồm cả tổ chức và cá nhân thì khi có vi phạm pháp luật cần xử lý sẽ phải thực hiện như thế nào? Đại biểu Mạc Kim Tôn (Thái Bình) cũng băn khăn về định nghĩa “thương nhân” của Dự thảo Luật. Ông Tôn cho rằng, quy định thương nhân phải có “hoạt động thường xuyên như một nghề nghiệp” là không cần thiết, vì có nhiều hoạt động không thường xuyên, nhưng cũng vì mục đích sinh lợi như buôn bán ôtô, bất động sản… “Vì vậy nên bỏ cụm từ trên”, ông Tôn đưa ra quan điểm.
Về xử phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong trường hợp kết quả giám định sai, có ý kiến đề nghị không cần căn cứ vào yếu tố lỗi, bởi việc xác định lỗi trong việc giám định rất khó thực hiện. Tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Kiên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội lại cho rằng, việc phân biệt cố ý hay vô tình là cần thiết. Nếu xác định được thương nhân kinh doanh giám định không trung thực, thiếu khách quan thì phải xử lý nặng hơn. Việc xác định vô ý hay cố ý được thực hiện theo các bằng chứng pháp lý, tương tự như nhiều trường hợp được quy định tại Bộ luật Hình sự.
Ở một khía cạnh khác, đại biểu Hứa Chu Khem (Sóc Trăng) cho rằng, quy định bồi thường thiệt hại khi giám định sai như trong Dự thảo Luật là chưa hợp lý. Cụ thể, khi sai do vô ý chỉ bị phạt không quá 10 lần thù lao dịch vụ giám định là quá rộng, ai sẽ quyết định mức phạt 1 lần hay 10 lần, căn cứ nào để quyết định? Ông Khem đề nghị, cần quy định số tiền phạt trong cả 2 trường hợp đều phải tương đương với số tiền bị thiệt hại do giám định sai gây ra. Điều này sẽ buộc cơ quan giám định phải thận trọng hơn khi tiến hành công việc của mình.
Về xúc tiến thương mại, có ý kiến đề nghị bổ sung một số quy định để ngăn ngừa tình trạng lừa dối khách hàng trong việc tổ chức triển lãm, hội chợ ở nước ngoài và đề phòng rủi ro trước, trong hoặc sai thời gian triển lãm, hội chợ. Bên cạnh đó, cần quy định đối tượng được tổ chức triển lãm, hội chợ ở nước ngoài phải là những thương nhân có uy tín, khi đăng ký tổ chức phải ký uỷ thác với một ngân hàng hoặc mua bảo hiểm cho toàn bộ người và hàng hoá tham gia. Tuy nhiên, ông Kiên cho rằng, Dự thảo Luật đã quy định thương nhân không đăng ký kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thì không được tổ chức cho thương nhân khác tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài. Việc yêu cầu thương nhân đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm ở nước ngoài phải ký uỷ thác với một ngân hàng hoặc mua bảo hiểm cho toàn bộ người và hàng hoá tham gia là không cần thiết, vì các chi phí này do thương nhân tham gia phải chịu. “Nên dành quyền cho thương nhân tự quyết định việc mua bảo hiểm cho người và hàng hoá của mình”, ông Kiên phát biểu.