“Mũi nhọn” chưa được ưu tiên!
Quộc hội thảo luận về Dự án Luật Du lịch
Quốc hội đã dành một ngày thảo luận về Dự án Luật Du lịch. Đây là một dự án luật hoàn toàn mới để thay thể Pháp lệnh về du lịch hiện hành. Nhiều đại biểu Quốc hội đã góp ý không chỉ vào dự án luật mà còn đề xuất nhiều “kế sách” phát triển mong được ngành du lịch lắng nghe.
“Muốn gà đẻ trứng vàng, phải nuôi gà đã”
Theo ĐB Nguyễn Thị Nghĩa (TP Hồ Chí Minh), điểm yếu của ngành du lịch hiện nay là “thiếu các sản phẩm du lịch thực sự hấp dẫn, giá các dịch vụ, sản phẩm còn cao và môi trường chưa thực sự an toàn... cho khách du lịch” và điều đó khiến cho du lịch Việt Nam còn yếu sức cạnh tranh . Bà Nghĩa nói: “Tôi cảm thấy là kiểu làm du lịch hiện nay còn hời hợt, coi làm du lịch là dễ kiếm tiền mà chưa thực sự có đầu tư lớn cho nó”. Theo bà Nghĩa, làm du lịch là phải đầu tư lớn và thời gian hoàn vốn cũng rất dài nên hiện nay, ngay ở TP.HCM, nhiều doanh nghiệp muồn đầu tư làm nhưng rất khó khăn về vốn vay. Do đó. Góp ý cụ thể vào điều 6 về “Chính sách phát triển du lịch”, bà Nghĩa đề nghị: “Phải nêu rõ chính sách ưu đãi đầu tư cho du lịch như chính sách đất đai, tạo mặt bằng cho các làng nghề, các khu du lịch như thế nào, chính sách vốn vay và thuế của các doanh nghiệp du lịch”. “Thuế và giá điện cho các doanh nghiệp du lịch hiện nay là cao và không khiến cho doanh nghiệp phát triển được, cần hạ xuống”, Bà Nghĩa nhận xét.
Đồng tình với ý kiến trên, một số ĐB cho rằng, công tác quy hoạch với ngành du lịch là rất quan trọng nhưng lâu nay không được chú ý nên có tình trạng du lịch pháp vớ quy hoạch hoặc là các nhà lập quy hoạch lại “bỏ quên” du lịch. ĐB Lê Doãn Hợp (Nghệ An) kiến nghị: “Trong điều 6 dự thảo nên ghi rõ: Nhà nước nên bố trí đúng và đủ cho côngtác quy hoạch du lịch”.
ĐB Đặng Văn Xướng (Long An) đề nghị: “Phải đưa quy định thành lập quỹ hỗ trợ phát triển du lịch vào, vì vừa qua, tuy gọi là thành lập nhưng không có bộ, ngành nào hướng dẫn cả nên thực tế quỹ không tồn tại”.
Cần ngăn chặn hiện tượng ép giá khách du lịch
Với chỉ khoảng chỉ 30% khách du lịch quay trở lại Việt Nam (thông tin qua Tổng cục Du lịch) đã khiến cho các ĐBQH không thể yên tâm. ĐB Trương Thị Mai (Trà Vinh) đặt vấn đề: “Liệu có bao nhiêu trong số khách du lịch không quay trở lại vì hình ảnh chưa đẹp của du lịch Việt Nam, vì chất lượng phục vụ kém?”.
ĐB Huỳnh Văn Tý (Bình Thuận) đề nghị phải thiết kế một chương trình riêng quy định về môi trường du lịch và các quy định này không chỉ dừng ở mức độ ghi nhận trách nhiệm gìn giữ trật tự trị an, vệ sinh môi trường của cộng đồng dân cư tham gia cung cấp dịch vụ du lịch mà phải quy định rõ ràng về trách nhiệm, thậm chí là hành vi ứng xử văn hóa, thái độ trung thực trong cung cấp dịch vụ, ý thức nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch của các đối tượng này. “Tôi nghe nói có nhiều địa phương do hiện tượng nâng giá, ép giá khách du lịch đã bị khách du lịch đồng loạt quay lưng. Chúng ta cần phải có biện pháp cần thiết ngăn chặn hiện tượng này”, bà Trương Thị Mai yêu cầu.
Theo ĐB Trần Công Kích (Ninh Bình), dự thảo phải bổ sung điều cấm hướng dẫn viên du lịch không được làm, không được móc nối bán hàng cho khách du lịch. Từ kinh nghiệm của một địa phương có nhiều điểm du lịch (Ninh Bình), ông Kích nói: “Hướng dẫn viên móc nối để bán hàng đắt hơn cho khách du lịch là hiện tượng khá phổ biến và điều này để lại ấn tượng rất xấu cho khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài”.
Đại biểu hiến kế cho ngành du lịch
• “Nên chuyển Tổng cục Du lịch thành Bộ Du lịch để làm tốt hơn vai trò quản lý nhà nước vì hiện nay có nhiều vấn đề về chính sách phát triển Du lịch nhưng Tổng cục Du lịch không làm được vì không đủ thẩm quyền”. (Ông Lê Doãn Hợp, ĐB tỉnh Nghệ An)
• “Dự luật chưa đề cập đến chiến lược, cơ chế phát triển du lịch; chưa đặt đúng mức việc điều tra xu thế, nhu cầu khách du lịch. Phải làm được điều này Việt Nam mới xác định được lợi thế cạnh tranh vì dù sao chúng ta cùng là nước đi sau trong phát triển du lịch” (Bà Tôn Nữ Thị Ninh, ĐB tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)
• “Các loại hình du lịch đề ra trong dự thảo Luật Du lịch như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa... còn rất nghèo nàn. Thực tế ở Việt Nam, nhất là ở Sài Gòn đã có nhiều khách quốc tế vào kết hợp du lịch với mua sắm, chữa bệnh... Nên quy định thêm” (Bà Nguyễn Thị Nghĩa, ĐB Tp. Hồ Chí Minh)
Tuyết Nhung – Mạnh Quân
Nguồn: Báo Thanh niên, số ra ngày 27/5/2005
Quốc hội đã dành một ngày thảo luận về Dự án Luật Du lịch. Đây là một dự án luật hoàn toàn mới để thay thể Pháp lệnh về du lịch hiện hành. Nhiều đại biểu Quốc hội đã góp ý không chỉ vào dự án luật mà còn đề xuất nhiều “kế sách” phát triển mong được ngành du lịch lắng nghe.
“Muốn gà đẻ trứng vàng, phải nuôi gà đã”
Theo ĐB Nguyễn Thị Nghĩa (TP Hồ Chí Minh), điểm yếu của ngành du lịch hiện nay là “thiếu các sản phẩm du lịch thực sự hấp dẫn, giá các dịch vụ, sản phẩm còn cao và môi trường chưa thực sự an toàn... cho khách du lịch” và điều đó khiến cho du lịch Việt Nam còn yếu sức cạnh tranh . Bà Nghĩa nói: “Tôi cảm thấy là kiểu làm du lịch hiện nay còn hời hợt, coi làm du lịch là dễ kiếm tiền mà chưa thực sự có đầu tư lớn cho nó”. Theo bà Nghĩa, làm du lịch là phải đầu tư lớn và thời gian hoàn vốn cũng rất dài nên hiện nay, ngay ở TP.HCM, nhiều doanh nghiệp muồn đầu tư làm nhưng rất khó khăn về vốn vay. Do đó. Góp ý cụ thể vào điều 6 về “Chính sách phát triển du lịch”, bà Nghĩa đề nghị: “Phải nêu rõ chính sách ưu đãi đầu tư cho du lịch như chính sách đất đai, tạo mặt bằng cho các làng nghề, các khu du lịch như thế nào, chính sách vốn vay và thuế của các doanh nghiệp du lịch”. “Thuế và giá điện cho các doanh nghiệp du lịch hiện nay là cao và không khiến cho doanh nghiệp phát triển được, cần hạ xuống”, Bà Nghĩa nhận xét.
Đồng tình với ý kiến trên, một số ĐB cho rằng, công tác quy hoạch với ngành du lịch là rất quan trọng nhưng lâu nay không được chú ý nên có tình trạng du lịch pháp vớ quy hoạch hoặc là các nhà lập quy hoạch lại “bỏ quên” du lịch. ĐB Lê Doãn Hợp (Nghệ An) kiến nghị: “Trong điều 6 dự thảo nên ghi rõ: Nhà nước nên bố trí đúng và đủ cho côngtác quy hoạch du lịch”.
ĐB Đặng Văn Xướng (Long An) đề nghị: “Phải đưa quy định thành lập quỹ hỗ trợ phát triển du lịch vào, vì vừa qua, tuy gọi là thành lập nhưng không có bộ, ngành nào hướng dẫn cả nên thực tế quỹ không tồn tại”.
Cần ngăn chặn hiện tượng ép giá khách du lịch
Với chỉ khoảng chỉ 30% khách du lịch quay trở lại Việt Nam (thông tin qua Tổng cục Du lịch) đã khiến cho các ĐBQH không thể yên tâm. ĐB Trương Thị Mai (Trà Vinh) đặt vấn đề: “Liệu có bao nhiêu trong số khách du lịch không quay trở lại vì hình ảnh chưa đẹp của du lịch Việt Nam, vì chất lượng phục vụ kém?”.
ĐB Huỳnh Văn Tý (Bình Thuận) đề nghị phải thiết kế một chương trình riêng quy định về môi trường du lịch và các quy định này không chỉ dừng ở mức độ ghi nhận trách nhiệm gìn giữ trật tự trị an, vệ sinh môi trường của cộng đồng dân cư tham gia cung cấp dịch vụ du lịch mà phải quy định rõ ràng về trách nhiệm, thậm chí là hành vi ứng xử văn hóa, thái độ trung thực trong cung cấp dịch vụ, ý thức nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch của các đối tượng này. “Tôi nghe nói có nhiều địa phương do hiện tượng nâng giá, ép giá khách du lịch đã bị khách du lịch đồng loạt quay lưng. Chúng ta cần phải có biện pháp cần thiết ngăn chặn hiện tượng này”, bà Trương Thị Mai yêu cầu.
Theo ĐB Trần Công Kích (Ninh Bình), dự thảo phải bổ sung điều cấm hướng dẫn viên du lịch không được làm, không được móc nối bán hàng cho khách du lịch. Từ kinh nghiệm của một địa phương có nhiều điểm du lịch (Ninh Bình), ông Kích nói: “Hướng dẫn viên móc nối để bán hàng đắt hơn cho khách du lịch là hiện tượng khá phổ biến và điều này để lại ấn tượng rất xấu cho khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài”.
Đại biểu hiến kế cho ngành du lịch
• “Nên chuyển Tổng cục Du lịch thành Bộ Du lịch để làm tốt hơn vai trò quản lý nhà nước vì hiện nay có nhiều vấn đề về chính sách phát triển Du lịch nhưng Tổng cục Du lịch không làm được vì không đủ thẩm quyền”. (Ông Lê Doãn Hợp, ĐB tỉnh Nghệ An)
• “Dự luật chưa đề cập đến chiến lược, cơ chế phát triển du lịch; chưa đặt đúng mức việc điều tra xu thế, nhu cầu khách du lịch. Phải làm được điều này Việt Nam mới xác định được lợi thế cạnh tranh vì dù sao chúng ta cùng là nước đi sau trong phát triển du lịch” (Bà Tôn Nữ Thị Ninh, ĐB tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)
• “Các loại hình du lịch đề ra trong dự thảo Luật Du lịch như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa... còn rất nghèo nàn. Thực tế ở Việt Nam, nhất là ở Sài Gòn đã có nhiều khách quốc tế vào kết hợp du lịch với mua sắm, chữa bệnh... Nên quy định thêm” (Bà Nguyễn Thị Nghĩa, ĐB Tp. Hồ Chí Minh)
Tuyết Nhung – Mạnh Quân
Nguồn: Báo Thanh niên, số ra ngày 27/5/2005