Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 20 tại Hội thảo VCCI TP.HCM ngày 17/3/2015
Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 20 tại Hội thảo VCCI Hà Nội ngày 18/3/2015
Mr. Fred Burke – Trưởng nhóm Công tác Thương mại và Đầu tư VBF góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 20 tại Hội thảo VCCI Hà Nội ngày 18/3/2015
Ý KIẾN VÀ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI DỰ THẢO THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VIỆC NHẬP KHẨU MÁY MÓC, THIẾT BỊ, DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ ĐÃ QUA SỬ DỤNG
(gọi tắt là “Dự thảo Thông tư về Nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng”)(Dự thảo lần 3)
Trình bày bởi:
Fred Burke
Trưởng nhóm Công tác Thương mại và Đầu tư VBF
STT |
Dự thảo Thông tư về Nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng |
Ý kiến đóng góp/ Đề xuất |
1 |
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh "1. Thông tư này quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục nhập khẩu và hoạt động giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, bao gồm cả linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế, nhằm sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước. Máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế có mã số HS quy định tại Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2012 của Bộ Tài chính, thuộc các Chương: a) Chương 84. Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy và thiết bị cơ khí; các bộ phận của chúng: Mã HS 84.02 đến 84.87. b) Chương 85. Máy điện và thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh truyền hình, bộ phận và phụ kiện của các loại máy trên. Mã HS 85.01 đến 85.05; 85.07 đến 85.09; 85.11, 85.14, 85.15; 85.18 đến 85.22; 85.24 đến 85.33; 85.35; 85.36; 85.43; 85.45 đến 85.48." |
Vấn đề: Điều 1.1 của Dự thảo giới hạn phạm vi áp dụng của Thông tư đến một số "máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế" thuộc Chương 84 và Chương 85 của Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm Thông tư 156/2011/TT-BTC. Theo đó, các sản phẩm đã qua sử dụng mang mã số HS được liệt kê cụ thể trong Dự thảo có thể được nhập khẩu nếu đáp ứng các điều kiện của Dự thảo. Các sản phẩm này cũng phải không thuộc nhóm hàng hoá qua sử dụng cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định 187/2013/ND-CP và Thông tư 04/2014/TT-BCT. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm mang mã HS thuộc phạm vi điều chỉnh của Dự thảo cũng thuộc danh mục hàng hoá đã qua sử dụng cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I của Thông tư 04/2014/TT-BCT. Kiến nghị: Nên xem xét mở rộng danh mục mã HS của các sản phẩm đã qua sử dụng thuộc phạm vi điều chỉnh của Dự thảo để đảm bảo Dự thảo có phạm vi điều chỉnh rộng và hiệu quả hơn. |
2 |
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh “... 2. Thông tư này không áp dụng đối với các trường hợp nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng sau đây: a) Quá cảnh; chuyển khẩu; b) Tạm nhập, tái xuất (trừ các hợp đồng gia công; trường hợp nhập khẩu để sản xuất, thi công thực hiện các dự án đầu tư); tạm xuất, tái nhập; c) Thực hiện hợp đồng dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng với nước ngoài;” |
Vấn đề: Dự thảo chỉ cho phép doanh nghiệp Việt Nam sửa chữa, bảo dưỡng sản phẩm đã qua sử dụng cho khách hàng nước ngoài. Dự thảo chưa bao quát được trường hợp doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh dịch vụ làm mới, tân trang máy móc, thiết bị đã qua sử dụng. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng có nhu cầu nhập khẩu các máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để sửa chữa, bảo dưỡng, làm mới và bán lại cho khách hàng trong nước và nước ngoài. Kiến nghị: Nên bổ sung trường hợp "nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, để làm dịch vụ sửa chữa, làm mới hoặc sản xuất làm mới, để cung cấp, phân phối tại thị trường trong nước hoặc tái xuất." |
3 |
Điều 3. Giải thích từ ngữ “… 1. Máy móc, thiết bị là cụm các chi tiết, bộ phận có liên kết với nhau trong đó có ít nhất một chi tiết hoặc một bộ phận chuyển động cùng với các cơ cấu được dẫn động, điều khiển và mạch điện thích hợp, được ghép nối với nhau theo ứng dụng riêng, đặc biệt là cho gia công xử lý, dịch chuyển hoặc bao gói vật liệu." |
Vấn đề: Không cần thiết phải đưa ra một định nghĩa cho khái niệm "máy móc, thiết bị". Việc xác định máy móc, thiết bị nào thuộc phạm vi điều chỉnh của Dự thảo đã được quy định là dựa vào hệ thống phân loại hàng hoá (mã HS) theo Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm Thông tư 156/2011/TT-BTC. Theo đó, các máy móc, thiết bị được Dự thảo điều chỉnh và các linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế của nó đã được phân loại theo mã HS tương ứng. Doanh nghiệp chỉ cần dựa vào hệ thống mã HS để xác định máy móc, thiết bị của mình có rơi vào phạm vi điều chỉnh của Dự thảo hay không, không cần phải đối chiếu đến định nghĩa "máy móc, thiết bị" nữa. Trong khi "dây chuyền công nghệ" không có mã HS, nên việc định nghĩa là cần thiết. Kiến nghị: Bỏ định nghĩa "máy móc, thiết bị". |
4 |
Điều 3. Giải thích từ ngữ “… 3. Dây chuyền công nghệ đồng bộlà dây chuyền công nghệ có các thiết bị, công cụ, phương tiện do nhà cung cấp sản xuất, lắp đặt theo đúng thiết kế, trong cùng một thời điểm và có công suất/hiệu suất phù hợp trong cả dây chuyền, có thể sử dụng tự động hoặc bán tự động." |
Vấn đề: Thuật ngữ này không được sử dụng trong Dự thảo. Kiến nghị: Không cần thiết phải định nghĩa thuật ngữ này. |
5 |
Điều 6. Điều kiện nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng “… 2. Phù hợp với các yêu cầu về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành;" |
Vấn đề: Quy định này mặc dù cần thiết nhưng khá mơ hồ, có thể dẫn đến việc khó thực hiện trên thực tế. Cơ chế nào để xác định và thẩm định liệu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng phù hợp với các yêu cầu này? Liệu tổ chức giám định khi giám định "chất lượng còn lại" cũng kiểm tra liệu máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ này đáp ứng với các yêu cầu này hay không? Kiến nghị: Dự thảo cần làm rõ chơ chế cũng như cơ quan/tổ chức được trao quyền xác nhận các thiết bị đã qua sử dụng tuân thủ các yêu cầu trên. |
6 |
Điều 6. Điều kiện nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng “… 4. Máy móc, thiết bị đã qua sử dụng do doanh nghiệp nhà nước nhập khẩu: thời gian sử dụng không quá 10 năm và chất lượng còn lại so với chất lượng ban đầu từ 80% trở lên." |
Vấn đề: Đây là quy định mới so với Thông tư 20/2014/TT-BKHCN. Tiêu chí "chất lượng còn lại từ 80% trở lên” cho tất cả các máy móc thiết bị đã qua sử dụng là không hợp lý. Máy móc, thiết bị của mỗi ngành nghề cần có sự phân nhóm và có tỷ lệ tương ứng phù hợp. Không có cơ sở, tiêu chí rõ ràng để đưa ra con số 80%. Mỗi quốc gia và mỗi nhà sản xuất áp dụng tiêu chuẩn chất lượng khác nhau, nên máy móc nhập khẩu đã qua sử dụng chất lượng còn lại ít hơn 80% không hẳn sẽ kém chất lượng hơn máy móc mới. Ngoài ra, việc quy định thời gian sử dụng không quá 10 năm là quá ngắn và không hợp lý. Máy móc, thiết bị của mỗi ngành nghề cần có sự phân nhóm và có thời gian sử dụng tương ứng phù hợp. Chế độ đối xử khác nhau giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước. Quy định này sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp nhà nước trong việc cân đối ngân sách kinh doanh, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và vốn nhà nước, đặc biệt trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay. Kiến nghị: Nên phân nhóm sản phẩm để xác định giới hạn tỷ lệ và thời gian sử dụng tương ứng. Xem xét cho phép doanh nghiệp nhà nước cũng được lựa chọn giữa hai tiêu chí "chất lượng còn lại" và "thời gian sử dụng". |
7 |
Điều 6. Điều kiện nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng “… 5. Máy móc, thiết bị đã qua sử dụng do tổ chức ngoài doanh nghiệp nhà nước, cá nhân (dưới đây gọi chung là doanh nghiệp khác) nhập khẩu, đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: a) Thời gian sử dụng không quá 10 năm, hoặc b) Chất lượng còn lại từ 80% trở lên." |
Vấn đề: Dự thảo lần 3 đã tăng lên 80% so với 70% như Dự thảo lần 2 và trở về ngang bằng như Thông tư 20/2014/TT-BKHCN đã quy định. Tiêu chí "chất lượng còn lại từ 80% trở lên” cho tất cả các máy móc thiết bị đã qua sử dụng là không hợp lý. Mức quy định 80% còn quá cao, hầu như là mới hoàn toàn, gây khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong tình hình kinh tế khó khăn. Máy móc, thiết bị của mỗi ngành nghề cần có sự phân nhóm và có tỷ lệ tương ứng phù hợp. Không có cơ sở, tiêu chí rõ ràng để đưa ra con số 80%. Mỗi quốc gia và mỗi nhà sản xuất áp dụng tiêu chuẩn chất lượng khác nhau, nên máy móc nhập khẩu đã qua sử dụng chất lượng còn lại ít hơn 80% không hẳn sẽ kém chất lượng hơn máy móc mới. Ngoài ra, việc quy định thời gian sử dụng không quá 10 năm là quá ngắn và không hợp lý. Máy móc, thiết bị của mỗi ngành nghề cần có sự phân nhóm và có thời gian sử dụng tương ứng phù hợp. Kiến nghị: Nên phân nhóm sản phẩm để xác định giới hạn tỷ lệ và thời gian sử dụng tương ứng. |
8 |
Điều 7. Điều kiện nhập khẩu dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng “… 4. Có chất lượng còn lại so với chất lượng ban đầu từ 80% trở lên." |
Vấn đề: Tương tự, tiêu chí "chất lượng còn lại từ 80% trở lên” cho tất cả các dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng là không hợp lý. Không có cơ sở, tiêu chí rõ ràng để đưa ra con số 80%. Kiến nghị: Dây chuyền công nghệ của mỗi ngành nghề cần có sự phân nhóm và có tỷ lệ tương ứng phù hợp. |
9 |
Điều 8. Điều kiện nhập khẩu linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế đã qua sử dụng “Linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện sau: 1. Có tính năng phù hợp với máy móc, thiết bị cần thay thế sửa chữa. 2. Trong nước chưa sản xuất được. 3. Có chất lượng đạt từ 70% trở lên." |
Vấn đề: Dự thảo giới hạn việc nhập khẩu linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế đã qua sử dụng chỉ để nhằm mục đích "thay thế, sửa chữa" máy móc, thiết bị nào đó. Ngoài ra, tiêu chí thứ hai "trong nước chưa sản xuất được" cũng không hợp lý và trái với cơ chế thị trường. Khó có thể xác định được linh kiện, phụ tùng, bộ phận nào trong nước đã sản xuất được. Thêm nữa, nếu chất lượng của sản phẩm trong nước không đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, thì việc cho phép doanh nghiệp được nhập khẩu sản phẩm nước ngoài là hợp lý. Tiêu chí này cũng mang tính chất bảo hộ sản xuất trong nước. Một lần nữa, tiêu chí "chất lượng còn lại từ 70% trở lên” áp dụng cho tất cả các loại linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế đã qua sử dụng là không hợp lý. Không có cơ sở, tiêu chí rõ ràng để đưa ra con số 70%. Kiến nghị: Cần xác định một tỷ lệ chất lượng còn lại thấp hơn và hợp lý hơn cho từng loại linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế. Cho phép chọn lựa giữa hai tiêu chí: chất lượng còn lại và năm sản xuất linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế. Bỏ tiêu chí thứ nhất về mục đích nhập khẩu. Cho phép doanh nghiệp nhập khẩu để kinh doanh (chẳng hạn như kinh doanh tân trang, bán lại cho các doanh nghiệp có nhu cầu tại Việt Nam). Bỏ tiêu chí thứ hai. |
10 |
Điều 9. Hồ sơ, thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng “1. Đối với doanh nghiệp nhà nước: ... a) Tài liệu kỹ thuật thể hiện năm sản xuất của máy móc, thiết bị nhập khẩu: bản Hướng dẫn sử dụng (catalogue) của máy móc, thiết bị hoặc giấy xác nhận năm sản xuất do nhà sản xuất cung cấp, bản chính" |
Vấn đề: Việc yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp bản chính tài liệu kỹ thuật thể hiện năm sản xuất của máy móc, thiết bị nhập khẩu sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp. Trên thực tế, Hướng dẫn sử dụng (catalogue) của máy móc, thiết bị thường không thể hiện năm sản xuất; bản chính xác nhận của nhà sản xuất cung cấp đối với máy móc sau 10 năm sử dụng thường bị thất lạc. Máy móc, thiết bị đã được sửa chữa hoặc thay thế nhiều chi tiết sẽ có nhiều tài liệu kỹ thuật khác nhau. Việc yêu cầu nộp tất cả các tài liệu này sẽ làm tăng gánh nặng thủ tục hành chính, mất thời gian. Kiến nghị: Cho phép doanh nghiệp nhà nước được nộp các tài liệu khác cũng ghi nhận năm sản xuất, trong trường hợp không thể cung cấp bản chính tài liệu kỹ thuật hoặc giấy xác nhận năm sản xuất do nhà sản xuất cung cấp. |
11 |
Điều 9. Hồ sơ, thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng "... 2. Đối với doanh nghiệp khác: a) Trường hợp áp dụng theo tiêu chí “thời gian sử dụng” quy định tại điểm a khoản 5 Điều 6 Thông tư này: - Tài liệu kỹ thuật thể hiện năm sản xuất của máy móc, thiết bị nhập khẩu bản Hướng dẫn sử dụng (catalogue) của máy móc, thiết bị hoặc giấy xác nhận năm sản xuất do nhà sản xuất cung cấp, bản chính." |
Vấn đề: Việc yêu cầu doanh nghiệp nhập khẩu phải cung cấp bản chính tài liệu kỹ thuật thể hiện năm sản xuất của máy móc, thiết bị nhập khẩu sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp. Trên thực tế, Hướng dẫn sử dụng (catalogue) của máy móc, thiết bị thường không thể hiện năm sản xuất; bản chính xác nhận của nhà sản xuất cung cấp đối với máy móc sau 10 năm sử dụng thường bị thất lạc. Máy móc, thiết bị đã được sửa chữa hoặc thay thế nhiều chi tiết sẽ có nhiều tài liệu kỹ thuật khác nhau. Việc yêu cầu nộp tất cả các tài liệu này sẽ làm tăng gánh nặng thủ tục hành chính, mất thời gian. Kiến nghị: Nên cho phép doanh nghiệp tự chứng minh thời điểm sản xuất của máy móc, thiết bị bằng các tài liệu khác cũng ghi nhận năm sản xuất, trong trường hợp không thể cung cấp bản chính tài liệu kỹ thuật hoặc giấy xác nhận năm sản xuất do nhà sản xuất cung cấp. |
12 |
Điều 13. Yêu cầu chung về chứng thư giám định “2. Chứng thư giám định bao gồm các nội dung chính sau đây: a) Thông tin về tổ chức, cá nhân nhập khẩu (tên, địa chỉ, điện thoại, Email, Fax, họ tên người đại diện). b) Thông tin của tổ chức, cá nhân ủy quyền, ủy thác nhập khẩu (nếu có). c) Thông tin về hàng hóa nhập khẩu (tên, xuất xứ, năm sản xuất). d) Thông tin về tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hóa (tên, địa chỉ, quốc gia, điện thoại, Email, Fax, họ tên người đại diện). đ) Mục đích nhập khẩu (để sản xuất kinh doanh trực tiếp/thương mại/thực hiện dự án đầu tư) e) Địa điểm giám định, thời gian giám định, điều kiện giám định. f) Phương pháp giám định, tiêu chuẩn giám định. g) Kết quả giám định: - Mức chất lượng còn lại so với chất lượng ban đầu. - Năm sản xuất của máy móc, thiết bị (nếu cần). h) Cam kết của tổ chức giám định về tính khách quan, công bằng và chính xác của kết quả giám định. i) Ngày cấp chứng thư giám định, hiệu lực của chứng thư. k) Họ tên, chữ ký của giám định viên; họ tên, chức danh, chữ ký của đại diện lãnh đạo tổ chức giám định và đóng dấu). Trên cơ sở nội dung nêu trên, tổ chức giám định xây dựng mẫu chứng thư giám định chất lượng của tổ chức mình." |
Vấn đề: Quy định này sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp thực hiện việc giám định chất lượng tại nước ngoài tìm được tổ chức giám định đáp ứng tiêu chuẩn và cung cấp chứng thư giám định với đầy đủ các nội dung như quy định tại Dự thảo. Kiến nghị: Điều chỉnh Khoản 2 như sau: "2. Chứng thư giám định có thể bao gồm các nội dung chính sau đây". |
13 |
Điều 15. Điều kiện, thủ tục để tổ chức giám định tham gia hoạt động giám định chất lượng máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng “1. Giai đoạn 1, từ ngày Thông tư có hiệu lực thi hành đến hết năm 2016: áp dụng theo Luật Thương mại a) Tổ chức giám định đã được thành lập theo quy định của Luật Thương mại, có đăng ký lĩnh vực giám định máy móc, thiết bị, công nghệ; đáp ứng các yêu cầu tại Điều 14 Thông tư này cần gửi bản đăng ký tham gia hoạt động giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng kèm theo mẫu chứng thư giám định (bản scan) về Bộ Khoa học và Công nghệ. " |
Vấn đề: Dự thảo quy định điều kiện và thủ tục công nhận các tổ chức giám định chia thành hai giai đoạn nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức giám định trong nước dần dần đáp ứng với các tiêu chuẩn giám định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, quy định này lại gián tiếp giới hạn khả năng chọn lựa tổ chức giám định nước ngoài của doanh nghiệp, vì Dự thảo chỉ điều chỉnh "tổ chức giám định đã được thành lập theo quy định của Luật Thương mại". Kiến nghị: Nên có quy định cụ thể về điều kiện và thủ tục công nhận kết quả giám định của tổ chức giám định tại nước xuất khẩu cho giai đoạn 1. |
14 |
Điều 17. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương “... 2. Các Bộ, ngành trong phạm vi lĩnh vực được phân công quản lý, nếu thấy cần thiết phải kiểm soát chặt hơn mức quy định chung tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 Thông tư này, ban hành cụ thể yêu cầu về “thời gian sử dụng” và “chất lượng còn lại” đối với máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng thuộc các ngành nghề, lĩnh vực đặc thù cho phù hợp với thực tế. Trong thời gian các Bộ, ngành chưa công bố, việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng được thực hiện theo quy định tại Thông tư này. " |
Vấn đề: Mức tỷ lệ "chất lượng còn lại" và "thời gian sử dụng" nên được xác định tương ứng phù hợp với máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ, linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế của từng ngành khác nhau ("Máy móc"). Nếu phải áp dụng một mức chung cho tất cả các máy móc của mọi ngành nghề trong thời gian hiện tại, thì Dự thảo nên xác định rõ thời hạn để các Bộ, ngành ban hành cụ thể yêu cầu về "thời gian sử dụng" và "chất lượng còn lại" cho Máy móc thuộc phạm vi quản lý của mình. Có thể xác định thời hạn ban hành các quy định cụ thể này là 30/11/2016, tương ứng với quy định tại Khoản 3 Điều 17 Dự thảo (ngày các Bộ, ngành phải chỉ định được các tổ chức giám định đủ điều kiện). Kiến nghị: Nên sửa đổi khoản này như sau: “... 2. Đến trước ngày 30/11/2016, các Bộ, ngành trong phạm vi lĩnh vực được phân công quản lýban hành cụ thể yêu cầu về “thời gian sử dụng” và “chất lượng còn lại” đối với máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng thuộc các ngành nghề, lĩnh vực đặc thù cho phù hợp với thực tế. Trong thời gian các Bộ, ngành chưa công bố, việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng được thực hiện theo quy định tại Thông tư này. " |