Một số ý kiến của Luật sư Phan Thông Anh

Thứ Tư 17:34 04-08-2010

MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP Ý SỬA ĐỒI BỔ SUNG

NGHỊ ĐỊNH 59/2006/NĐ-CP NGÀY 12/06/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện

-----------------------------

Ths.Ls.Phan Thông Anh - Ủy viên Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam

Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam; Giám đốc Công ty Luật hợp danh Việt Nam; Trưởng Văn phòng đại diện Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp Bộ Tư pháp tại TPHCM

Việc sửa đổi bổ sung Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 có ý nghĩa rất lớn trong việc cập nhật hệ thống lại các quy định về cấm kinh doanh, hạn chê kinh doanh và các điều kiện kinh doanh được quy dịnh rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau song song với việc soát xét lại sự hợp lý của các quy định về hàng hóa dịch vụ bị cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện nhằm tháo gở các khó khăn của doanh nghiệp và hướng đến mục tiêu chung là tạo sự thống nhất cho các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện hoạt động quản lý nhà nước ngày càng tốt hơn cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nắm bắt kịp thời, đầy đủ các quy định của pháp luật để tuân thủ tốt trong quá trình tố chức hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chúng tôi định hướng tiếp cận góp ý văn bản này theo tiêu chí độ cần thiết quản lý đối với nhóm ngành nghề có liên quan hoặc không liên quan đến quyền lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng trên khả năng quản lý của cơ quan nhà nước trong điều kiện phát triển, cải cách thủ tục hành chính tốt cũng như tình hình thực tiễn phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay.

Sau khi tiếp cận nghiên cứu quy định của dự thảo (2) sửa đối bổ sung Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006.Chúng tôi xin có một số ý kiến góp ý như sau :

1-Đối với ngành nghề cấm kinh doanh :

Theo dự thảo này thì nhóm ngành nghề cấm kinh doanh có 34 ngành nghề vế nhóm hàng hóa là 24, nhóm dịch vụ là 10 tăng so với Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 là 11 ngành nghề trong đó nhóm hàng hóa tăng 06 và nhóm dịch vụ tăng 05.

Nhóm ngành nghề quy định mới bao gồm : (1) Thiết bị gây nhiễu thông tin di động tế bào; (2) Đèn trời; (3) Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh, thuộc sở hữu toàn dân, sở hữu của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (4) Hóa chất độc, tiền chất; (5) Thuốc lá điều, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu; (6) Các loại mỹ phẩm chưa được công bố với cơ quan có thẩm quyền (7) Hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản (8) Hoạt động quảng cáo các hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh (9) Dịch vụ tập luyện hoặc tổ chức thi đấu các môn thể thao, bài tập thể thao hoặc sử dụng phương pháp tập luyện thi đấu gây thiệt hại đến sức khoẻ, tính mạng con người, trái đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc ảnh hưởng tới an ninh, trật tự an toàn xã hội (10) Hoạt động quảng cáo đối với các sản phẩm thay thế sữa mẹ dành cho trẻ dưới 12 tháng tuổi (11) Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Về cơ bản chúng tôi đều thống nhất với dụ thảo về nhóm ngành nghề cấm kinh doanh bởi lẽ hầu hết những ngành nghề này đã được quy định trong các văn bản pháp luật khác, nay hệ thống lại để đưa vào danh mục chung nhưng chúng tôi có nhận xét và góp ý như sau :

Về chất gây ô nhiễm môi trường ngoài phế liệu nhập khẩu dự thảo quy định mở rộng thêm máy móc, thiết bị phương tiện, nguyên liệu ,nhiên liệu, hóa chất, chúng tôi hoàn toàn đồng ý vì thực tế chất gây ô nhiễm môi trường khi nhập khầu vào Việt Nam không chỉ có phế liệu mà còn có các mặt hàng được quy định mở rộng.

Về nhóm hóa chất độc, tiền chất : cần quy định rõ hơn bằng một danh mục hóa chất độc chi tiết là những loại nào ? và tiền chất thuộc nhóm nào ? để tránh sự tùy tiện của các cơ quan quản lý nhà nước khi hướng dẫn thực hiện hoặc xử lý hành vi vi phạm của các doanh nghiệp.

Cần quy định thêm về hoạt động quảng cáo gian dối đối với chất lượng sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng vì hiện nay đã phát sinh hoạt động này trên các kênh truyến hình qua hình thức bán hàng qua điện thoại quảng cáo trên truyền hinh không đảm bảo được quyền lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng khi mua phải các sản phẩm không đúng chất lượng ví dụ như người tiêu dùng cây lau nhà mua thewo quảng cáo trên truyền hình gần 800.000 đồng nhưng chỉ được sử dụng được có 03 ngày thì gãy cốt kéo dài cây lau nhà, 30 ngày sau thi hư lò xo đap xoáy vãi lau và nhà sản xuất không nghe điện thoại của người tiêu dùng khiếu nại.

2-Đối với ngành nghề hạn chế kinh doanh

Theo dự thảo thì nhóm ngành nghề hạn chế kinh doanh có 12 ngành nghề về nhóm hàng hóa là 08, nhóm dịch vụ là 04 tăng so với Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 là 05 ngành nghề trong đó nhóm hàng hóa tăng 01 và nhóm dịch vụ tăng 04.

Đối với nhóm hàng hóa bị hạn chế là (1) Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, vi chất dinh dưỡng không có trong danh mục được phép sử dụng của Bộ Y tế nhưng có trong danh mục cho phép sử dụng của quốc tế, nhóm dịch vụ bị hạn chế là (2) Xoa bóp (massage,tẩm quất) (3) Dịch vụ tổ chức luyện tập, thi đấu các môn thể thao mạo hiểm, (4) Dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng (5) Dịch vụ phá dỡ tàu biển.

Về cơ bản là chúng tôi đồng ý theo dự thảo nhưng nhóm ngành nghề Xoa bóp (massage,tẩm quất) là chúng tôi không đồng ý bởi lẻ nhóm dịch vụ này chỉ nên quản lý như trước đây trong nhóm ngành nghề phải cấp giấy chứng nhận đủ điều kinh doanh là đủ, nếu như chuyển nhóm sẽ hạn chế quyền kinh doanh nhóm dịch vụ này.Trên thực tế hiện nay cơ quan quản lý nhà nước về y tế và trật tư an toàn xã hội đang quản lý tốt ngành nghề này và ngành nghề này càng phát triển tốt khi các dịch vụ xoa bóp gắn với các dịch vụ cao cấp như xông hơi, tắm thuốc bắc của nhóm y học dân tộc, xoa bóp bằng đá nóng. . . .

3-Đối với ngành nghề có điều kiện kinh doanh

Theo dự thảo thì nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện là 94 về nhóm hàng hóa là 15, nhóm dịch vụ là 79 tăng so với Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 là 19 ngành nghề.

Đối với nhóm hàng hóa, dịch vụ phải cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh bao gồm : (1) Hoá chất công nghiệp nguy hiểm (2); (3) Máy hủy tiền; (4) Cửa kho tiền (5) Giấy in tiền; (6) Mực in tiền (7) Máy ép phôi chống giả và phôi chống giả để sử dụng cho tiền, ngân phiếu thanh toán và các loại ấn chỉ, giấy tờ có giá khác thuộc ngành Ngân hàng phát hành và quản lý (8) Máy in tiền (9) Máy đúc, dập tiền kim loại. (10) Hoạt động chế tạo,sản xuất .trang thiết bị y tế trong nước (11) Hoạt động kinh doanh xố sổ, (12) Dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp (13) Dịch vụ công chứng (14) Hoạt động kinh doanh casino và trò chơi điện tử có thưởng; (14) Dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng (15) Dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ; Đại lý đổi ngoại tệ của tổ chức kinh tế; (16) Hoạt động thông tin tín dụng

Về nhóm ngành nghề liên quan đến kinh doanh điện chúng tôi hoàn toàn đồng ý việc mở rộng thêm nhóm phát điện, truyền tải điện, bán buôn điện,xuất nhập khẩu điện trong nhóm cần cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vì hoạt động kinh doanh ngành điện là ngành nghề hết sức nhạy cảm, có liên quan mật thiết đến an ninh quốc gia và trật tự công cộng, hiện nay phát triển tương đối mạnh từ nhiệt điện sang thủy điện, từ hoạt động bán điện trong nước đang mở rộng xuất khẩu điện đi một số nước lân cận.

Đối với nhóm hàng hóa, dịch vụ không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh bao gồm (17) Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô,xe máy; (18) Dịch vụ đòi nợ (19) Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Chúng tôi đồng ý hầu hết các quy định của dự thảo bởi lẻ nhóm hàng hóa, dịch vụ trên là đặc thù như việc liên quan đến hoạt động in tiền của ngân hàng, Dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp cần có những tiêu chuẩn được xác định để thực hiện; Dịch vụ công chứng là một hoạt động tư pháp được xã hội hóa; Hoạt động kinh doanh casino và trò chơi điện tử có thưởng thì nhạy cảm liên quan đến đối tượng được sử dụng hạn chế và việc mua bán ngoại tệ liên quan đến chính sách quản lý ngoại hối của nước ta do đó cần thiết phải được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh để quản lý tốt hơn. Nhưng Hoạt động chế tạo,sản xuất trang thiết bị y tế trong nước hoạt động thông tin tín dụng thì theo chúng tôi thì không cần thiết phải cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh mà chỉ cần quản lý theo nhóm có điều kiện kinh doanh nhưng không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh là được.

Ngành nghề dịch vụ kinh doanh các tòa nhà cao trên 10 tầng làm khách sạn,nhà ở, văn phòng làm việc bị loại bỏ ra khỏi danh sách nhóm hàng hóa, dịch vụ không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh là chính xác.

Riêng đối với một số ngành nghề đã được quy định trước đây theo Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 giữ nguyên theo dự thảo chúng tôi đề nghị

Cần xem xét loại ra khỏi danh mục kinh doanh có điều kiện mà chuyển vào nhóm tự do kinh doanh bao gồm : Vật liệu xây dựng; dịch vụ cho tổ chức,cá nhân nước ngoài thuê nhà để ở hoặc làm văn phòng chỉ cần tăng cường quản lý thu thuế phát sinh trong hai hoạt động này là đủ.

Cần chuyển nhóm từ kinh doanh có điều kiện không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh sang nhóm phải cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đó là (1) dịch vụ hướng dẫn viên du lịch quốc tế bởi lẻ người hướng dẫn viên du lịch quốc tế ngoài phần kiến thức văn hóa du lịch còn có yêu cầu về ngoại ngữ phục vụ khách du lịch quốc tế và theo chúng tôi nên quy định cùng với nhóm dịch vụ Lữ hành quốc tế. (2) Hoạt động sản xuất mỹ phẩm trong nước vì hoạt động này liên quan đặc biệt đến sức khỏe của cộng đồng nên cần phải tăng cường quản lý nhà nước chặt chẻ hơn.

Các văn bản liên quan