Một số suy nghĩ về việc nộp thuế thu nhập cá nhân và mức giảm trừ gia cảnh theo quy định của dự Luật

Thứ Hai 09:45 09-07-2007


                      
Một số suy nghĩ về  việc nộp thuế thu nhập cá nhân  và   mức giảm trừ gia cảnh theo quy định của dự Luật
 
                                              Nguyễn Thị Cúc  Tổng Cục Thuế 
                                      
Tôi thường trăn trở: vì sao việc làm cho mọi người hiểu nộp thuế  là thực hiện nghĩa vụ của công dân đối với đất nước  ở Việt nam ta khó đến vậy? Phải chăng chúng ta tuyên truyền, giải thích cho nhân dân chưa  tốt, chưa đủ, chưa có phương pháp phù hợp … vì lý do nào khác? Tại sao trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đời sống khó khăn là vậy, nhưng người người đi đóng thuế nông  ( thuế nông nghiệp được đòng bằng thóc) vẫn  nao nức như bản nhạc  bất hủ “ đóng thuế nông “ của nhạc sỹ Lê Lôi còn vang vọng:” Thóc lép bay thẹn tay người sàng sảy, chúng bạn cười vai quyẩy thêm đau”. Rồi thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Nhân dân ta luôn : “ thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người; xe chưa qua, nhà không tiếc…” mà nay, đòi sống sung túc hơn, kinh tế phát triển hơn, lòng yêu nước, tự hào dân tộc  của nhân dân ta vẫn rất cao, nhưng việc tự nguyện, tự giác chấp hành nghĩa vụ thuế  lại chưa tốt?  Hay như có lần Anh Quang A ( người đóng thuế thu nhập  cá nhân sớm nhất, cao nhất trong những năm đầu thực hiện pháp lệnh thuế thu nhập đối với ngưòi có thu nhập cao)  đã từng phát biểu với ý :  Tư tưởng, tinh thần chống sưu cao thuế năng dưới thời đế quốc phong kiến của chúng   ta được hằn sâu quá, chưa quên đi trong tâm trí quần chúng nhân dân, đôi khi trở thành  phản xạ  khi nói đến  thuế … dù rằng trước kia giai cấp phong kiến  dùng tiền  thuế  của dân để phục vụ cho sự thống trị của mình, còn gìơ đây chúng ta “thu thuế của dân để làm lợi cho dân”

Tại sao cơ quan thuế đã cho xây dựng nhiều Áp phích lớn, dễ thấy, dễ đọc …với những nội dung tôn vinh nghĩa vụ nộp thuế của công dân: “ Nộp thuế là yêu nước; Nộp thuế là trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân đối với đât nước; thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước v.v.” nhưng không nhiều người hiểu rõ hết được ý nghĩa đó. Có lần, trong dịp trao đổi, một  nghệ sỹ đã thẳng thắn hỏi tôi:” Tôi nghĩ người dân nộp thuế thì phải được hượng lợi từ tiền thuế do mình đóng góp, nhưng nhân dânViệt nam nói chung và  bản thân nghệ sỹ chúng tôi đã và đang nộp thuế thu nhập cá nhân ( gọi tắt của thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao) nhưng  lại không được hưởng lợi gì về tiền thuế cả, vì các hoạt động phúc lợi công cộng của nước ta quá thấp: con đến trường phải đóng đủ học phí, ốm đau phải trả tiền thuốc thang, chưa kể trường hợp con học ở trường quốc tế hoặc du học nước ngoài phải chi phí cao đề tự trang trải… Vậy xin Chị cho chúng tôi biết nộp thuế chúng tôi được cái gì?”

Trong khi đó, khi chúng tôi đến Nhật theo dự án của JCA để học tập kinh nghiệm quản lý thuế của Bạn. Chủng tôi được Bạn đưa đến thăm chi cục thuế Toyko Ueno . Tại đây Ông chi cục trưởng đã khoe và tặng  chúng tôi  tập lịch năm 2006-2007 . Ở phần cuối của mỗi trang đều có dòng chữ in đậm: “ Tax makes our society where water nourishes trees” ( nghĩa tiếng Việt là : nước nuôi cây, thuế nuôi xã hội). Nhưng điều thú vị hơn là nguồn gốc của câu này. Ông chi cục trưởng cho chúng tôi hay: Chi cục Ông tổ chức cho các em học sinh phổ thông trung học  thi về  ý nghĩa của tiền thuế, và câu trên là  một trong những câu đạt giải thưởng cao của cuộc thi và được chọn làm “ khẩu hiệu “ của lịch Thuế . Cũng tại chi cục thuế, Ông chi cục trưởng đã cho chúng tôi thử làm học sinh và  tham gia các trò chơi mà chi cục dành cho các em học sinh khi đến thăm, khảo sát thực tế tại chi cục, theo kiểu “ chơi mà học” về thuế.

Qua giải thích và hiện thực sinh động tại chi cục thuế Ueno, chúng tôi hiểu ra được nhiều điều và tự nghĩ về mình, về trách nhiệm của mình với nhân dân.

Chúng ta phải bằng cách gì? Làm như thế nào để làm cho không chỉ là người lớn mà trẻ em cũng có thể hiểu, cảm nhận được bản chất, tính ưu việt của tiền thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng dưới chế độ XHCN của chúng ta.

Trở về câu hỏi thẳng thắn của Nghệ sỹ trên, tôi đã trả lời Anh: từ một NSNN chủ yếu nhờ vào vay nợ và viện trợ, hiên nay tiền thuế của các doanh nghiệp, doanh nhân, cá nhân đóng góp đã chiếm tỷ trọng trên 96% tổng thu NSNN, đảm bảo chi  cho tiêu dùng thường xuyên, chi an sinh xã hội và đã dành phần cho tích luỹ. Tiền lương tôi nhận được, tiền chi tiêu cho bộ máy hành chính Nhà nước, đảm bảo an ninh quốc phòng: chi tiêu cho công an biên phòng, cho Bộ đội ở biên cương, hải đảo .. những người đang canh giữ cho đất nước được yên lành, để chúng ta được làm việc, được học hành, được vui sống bên hạnh phúc gia đình, kể cả chi tiêu cho cảnh sát giao thông đảm bảo an toàn đi lại, cho bệnh viện, trường học v.v  … cũng chính là từ tiền thuế. Chúng ta được hưởng các thành quả của đất nước, được sống, làm việc trong bầu không khí thanh bình, được sử dụng cơ sở hạ tầng: đường sá cầu cống. Các anh các chị được bay đi, bay lại trên bầu trời tự do, được tham gia biểu diễn ở sân vận động Quân khu 7, sân vận động Quốc gia Mỹ đình, trung tâm Hội nghị Quốc tế  hoành tráng, có các fan hâm mộ, các cổ động viên tuyệt vời…tất cả , tất cả đó lấy đâu ra nguồn lực  tài chính nếu không có tiền thuế. Anh  nghệ sỹ ấy đã cười và chia sẽ cùng tôi. Nhưng  tôi chưa thể làm cho mọi người hiểu được điều đó, cũng là lỗi của tôi.

Giờ đây, tôi đang đọc, tập hợp, nghiên cứu, các ý kiến tham gia về dự luật thuế thu nhập cá nhân, phần giảm trừ gia cảnh. Có rất nhiều quan điểm, ý kiến về vấn đề này.  Ngay Y kiến của các Đại biểu Quốc Hội cũng rất khác nhau: Có ý kiến  nhất trí phương án 4 tr hoặc 5 tr đ , có ý kiến cho là  mức giảm trừ 4 triệu đ  hoặc 5 triệu đ cho người nộp thuế và mức trừ cho mỗi người phụ thuộc 1,6 tr đ hoặc 2trđ là cao không phù hợp với mức thu nhập bình quân của nhân dân ta, không còn ý nghĩa của thuế thu nhập cá nhân; Nên thu từ đồng thu nhập đầu tiên nhưng với thuế suất thấp, để nhân dân được thực hiện nghĩa vụ thuế. Nhưng cũng có ý kiến đề nghị nên giảm trừ cao hơn mức 5 tr  đang áp dụng cho người nộp thuế thu nhập với người có thu nhập cao. Còn ý kiến của nhân dân thì càng phong phú hơn: có ý kiến đồng thuận với dự Luật,  có ý kiến đề nghị mức giảm trừ 7triệu, 10 triêu đ tháng mới là hợp lý nhưng cũng có ý kiến đề nghị mức giảm trừ vừa phải với mặt bằng thu nhập  chung, để đảm bảm được tính chất thuế  thu nhập cá nhân.

          Vậy cơ sở nào để xác định mức giảm trừ: Theo tờ trình số 134/TTr-CP ngày 17/10/2006 của Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ  10, Quốc hội khoá XI thì phương án 4 tr đ/tháng là đã đảm bảo mức thu nhập trên mức trung bình của xã hội và  được tính toán đầy đủ các yếu tố: tiền lương của Nhà nước và dự kiến tiền lương điều chỉnh năm 2009, mức thu nhập quốc dân bình quân đầu người hiện nay và dự kiến đến năm 2009 ( 1000 USD năm, tương đương 1,6 tr đ/tháng), số liệu điều tr thu nhập của Tổng cục Thống kê có tính đến yếu tố tăng trưởng kinh tế và trượt giá…

          Tuy nhiên, theo thông lệ quộc tế và cơ sở  lý luận về  thuế thu nhập Cá nhân, thì mức giảm trừ gia cảnh theo Luật thuế các nước không  hẳn được xác định căn cứ vào mức  thu nhập bình quân của xã hội mà thực chất  giảm trừ gia cảnh là phần được trừ vào thu nhập  trước khi tính thuế nhằm mục đích thu thuế phù hợp với khả năng nộp thuế của người nộp thuế.

          Nếu so sánh tỷ lệ giữa mức giảm trừ gia cảnh với thu nhập quốc dân (GDP) với các nước trong khu vực thì nước ta có GDP bình quân đầu người thấp nhất nhưng lại có tỷ lệ giảm trừ gia cảnh trên GDP cao nhất:

          Số liệu cụ thể như sau:
Tên nước                GDP bình quân               % giảm trừ/GDP        
 
Trung Quốc              1.24USD                           94%
Malaysia                   4 867USD                         66,8%
Thai lan                     2 623USD                        165%
Indonesia                      977USD                        188%
Việt Nam (đến 2009) 1 000USD                        660%(*)
* Tính theo phương án 4 tr đ cho người nộp thuế có 2 người nuôi dưỡng         
        
          Tuy nhiên, mức giảm trừ gia cảnh,  cũng như những quy định về thuế thu nhập cá nhân của các nước trong khu vực và trên thế giới chỉ mang tính học hỏi kinh nghiệm, tham khảo trong quá trình xây dựng dự Luật thuế thu nhập cá nhân của chúng ta. Bởi Luật thuế thu nhập cá nhân của Việt nam ngoài việc đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực, quốc tế còn  phải phù hợp với thực tiễn của Việt nam . Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh theo phương án 4 triệu đông /thàng, mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc 1,6 triệu đồng/tháng với mức tối đa giảm trừ cho người phụ thuộc 10tr đ đối với một người nộp thuế  là phù hợp với quan điểm ,  mục tiêu của Luật: không thu thuế đối với người có mức thu nhập thấp, chỉ thu thuế đối với người có mức thu nhập trên mức trung bình của xã hội; người có thu nhập cao hươn thì mức thuế đóng góp nhiều hơn, những người có thu nhập như nhau nhưng có hoàn cảnh khác nhau thì mức nộp thuế khác nhau.

          Theo mức giảm trừ như  trên và biểu thuế theo dự luật thì thuế thu nhập của một số trường hợp như sau:

          Nếu 1 người có thu nhâp 10 triệu đ/tháng, chưa có gia đình, không  nuôi dưởng bố  mẹ thì được giảm trừ cho bản thân là 4tr đ, thu nhập tính thuế là 6 tr đ ( 10 tr đ- 4 tr đ)  mức thuế nộp là 350 000đ/th( thấp hơn hiện hành). Theo Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hiện hành thì th nhập 10 tr đ/tháng, không phân biệt gia cảnh đã nộp thuế 500.000/th
Cũng với thu nhập trên nhưng có 2 con thì người nộp thuế được giảm trừ 7,2 trđ/th ( 4 tr đ cho bản thân và 3,2 tr đ cho 2 con), thu nhập tính thuế chỉ là 2,8 tr đ, thuế nộp là 140 000 đ.

Cũng có thu nhập 10 tr nhưng nếu có 2 con và 2 bố mẹ thuộc diện cấp dưỡng thì mức giảm trừ theo dự Luật ( 10, 4 tr đ) còn cao hơn  10 tr đ nên đương nhiên cá nhân này chưa  đến mức có thu nhập để nộp thuế .Đây cũng là một trong những nội dung đảm bảo sự điều tiêt công bằng, bình đẳng  của dự luật thuế thu nhập cá nhân.

Cùng với việc xây dựng chính sách thuế thu nhập cá nhân hợp lý, làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền về thuế, khuyến khích, động viên truyền thống yêu nước của nhân dân ta, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật và tạo điều kiện để người dân có điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho đất nước, chúng ta tin tưởng rằng   Luật thuế thu nhập cá nhân sau khi lấy ý kiến đông đảo quần chúng nhân dân, được Quốc  hội thông qua sẽ thực sự đi vào cuộc sống./.
 

Các văn bản liên quan