Mot so cau hoi ve luat canh tranh 2004

Thứ Hai 11:23 15-10-2007
Em là sinh viên cao học luật ở Úc và đang làm bài luận về luật cạnh tranh ở Việt Nam. Khi đọc luật cạnh tranh của Việt Nam, em có một số thắc mắc sau mong được trao đổi với các bác. Cám ơn các bác đã đọc tin Về luật cạnh tranh Câu hỏi 1 "Điều 9. Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm 1. Cấm các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại các khoản 6, 7 và 8 Điều 8 của Luật này. 2. Cấm các thoả thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 8 của Luật này khi các bên tham gia thoả thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên." Tại sao điều 9 lại chia thành 2 khoản, khoản 1 không đòi hỏi các bên phải có thị phần kết hợp từ 30% trở lên, trong khi khoản 2 lại yêu cầu như vậy. Câu hỏi 2 Điều 20, khoản 1 "Điều 20. Thông báo việc tập trung kinh tế 1. Các doanh nghiệp tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp đó phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế." Cho em hỏi về ý nghĩa của bước thông báo này, tại sao doanh nghiệp phải thông báo, nếu không thông báo thì hậu quả gì sẽ xảy ra cho doanh nghiệp Câu hỏi 3 Ấn định giá (điều 8.1) và thoả thuận loại bỏ đối thủ cạnh tranh (điều 8.7) thông thường được các nước đối sử là loại vi phạm per se (có nghĩa là có hành vi, co'' vi phạm, không cần chứng minh hậu quả thực tế). Tuy nhiên ở Việt Nam thì, thỏa thuận loại bỏ đối thủ cạnh tranh bị ngăn cấm ngặt nghèo nhưng ấn định giá thì chỉ cấm khi các bên có thị phần kết hợp từ 30% trở lên. Em không hiểu lý do lại có sự phân biệt đối xử như thế, cám ơn các bác nhiều

Các văn bản liên quan