Một đạo luật toàn diện về sở hữu trí tuệ?
[size=18]Một đạo luật toàn diện về sở hữu trí tuệ?
Hank Baker
Cố vấn cao cấp luật SHTT, Dự án STAR Việt Nam.
Tạp chí Tia Sáng tháng 12.2004
Với kế hoạch soạn thảo một đạo luật mới về sở hữu trí tuệ, Việt Nam đã chứng tỏ quyết tâm thực hiện một bước tiến quan trọng trong việc cả thiện khuôn khổ pháp luật về sở hữu trí tuệ trong năm 2005.
“Sở hữu trí tuệ” (SHTT) là một thuật ngữ mang nghĩa rộng được dùng để mô tả “sự sáng tạo của tư duy”. Sự sáng tạo này là tài sản vô hình mà pháp luật thấy cần phải bảo hộ bằng cách trao cho chủ nhân của nó một số độc quyền nhất định, nhằm mục đích khuyến khích những sáng tạo hữu ích đó vì lợi ích chung của toàn xã hội.
Sở hữu trí tuệ là một trong ba vấn đề trụ cột của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) bên cạnh thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ, được điều chỉnh bởi Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền SHTT (TRIPS). Các quy định của TRIPS về cơ bản giống với các quy định của hiệp định song phương giữa VIệt Nam và Hoa Kỳ được ký và tháng 12.2001 (HĐTM Việt - Mỹ).
Do các đối tượng của sở hữu trí tuệ rất khác nhau, bản thân các thuật ngữ “sở hữu trí tuệ” và “sở hữu công nghiệp” không mô tả được hết các loại tài sản vô hình liên quan. Tốt hơn là nhìn nhận theo 5 nhóm: 1) sáng chế; 2) kiểu dáng công nghiệp; 3) nhãn hiệu hàng hoá và bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh; 4) bí mật thương mại ; và 5) bản quyền tác giả.
Tất cả các đối tượng này đều đã được các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam đề cập đến.
Trên thực tế không thiếu các văn bản pháp luật điều chỉnh quyền SHTT. Phần VI Bộ luật Dân sự đã bao gồm những quy định chính yếu.Ngoài ra Việt Nam còn ban hành khoảng 50 văn bản dưới luật để quy định về các loại khác nhau của quyền SHTT cũng như những vấn đề liên quan đền việc bảo hộ và thực thi chúng.
Các quyền SHTT, giống như các quyền sở hữu tài sản nói chung, dù phát sinh từ quan hệ hợp đồng hay quan hệ ngoài hợp đồng, đều là các vấn đề thuộc sự điều chỉnh của luật dân sự. Thông thường khi phát sinh bất cứ hành vi xâm phạm của quyền SHTT nào, người chủ sở hữu đều được quyền đòi bồi thường và yêu cầu áp dụng các biện pháp chế tài khác quy định trong luật dân sự đối với hành vi vi phạm hợp đồng.Ngoài việc quyền SHTT được đưa vào phần VI Bộ luật Dân sự minh chứng cho bản chất dân sự của vấn đề này. Tuy nhiên, phần lớn các vi phạm về SHTT không được giải quyết các vụ kiện tụng dân sự mà thực ra lại được các cơ quan quản lý hành chính có thẩm quyền xử lý bằng cách buộc người vi phạm nộp tiền phạt.
Phương pháp tiếp cận hành chính cho các hoạt động thực thi này được Trung Quốc rất ưa chuộng trong giai đoạn đầu của quá trình bảo hộ quyền SHTT. Sau đó họ đã dần dần thay đổi từ xử phạt hành chính sang áp dụng các biện pháp dân sự. Sự thay đổi này là kết quả của việc Trung Quốc trở thành thành viên của WTO và cũng là kết quả của việc họ nhận thấy cách tiếp cận hành chính có nhiều thiếu sót, vì người vi phạm trên thực tế sau khi nộp phạt một khoản tiền nhỏ lại tiếp tục hành vi vi phạm của mình.
Để chuyển quyền và trách nhiệm áp dụng các biện pháp xử phạt từ các cơ quan quản lý sang phía người sở hữu cần có một hệ thống toà án sẵn sàng và có khả năng giải quyết các khiếu nại về việc vi phạm. Yêu cầu đầu tiên là phải có bộ quy định về thủ tục đủ thuận lợi để chủ sở hữu đưa các vụ việc của mình ra toà án và toà án có toàn quyền ra quyết định vụ khiếu kiện của họ.Việt Nam vừa thông qua Bộ luật tố tụng Dân sự đầu tiên, có hiệu lực từ ngày 1.1.2005. Hy vọng rằng động thái này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để toà án giải quyết các khiếu nại của chủ sở hữu một cách hiệu quả và kịp thời.
Tuy nhiên để toà án có thể xét xử hiệu quả các khiếu kiện về SHTT thì luật pháp quy đinh về nội dung các quyền SHTT phải rõ ràng. Hiện nay nắm được các quy định về SHTT trong Bộ luật Dân sự và hàng chục các văn bản hướng dẫn không phải là một nhiệm vụ đơn giản.Chính phủ và Quốc hội đã nhận ra rằng đã đến lúc Việt Nam phải có một đạo luật toàn diện về SHTT, tập hợp và thống nhất tất cả các quy định về SHTT hiện đang nằm rải rác trong các văn bản này.
Quốc hội đang xem xét sửa đổi một số phần trong Bộ luật Dân sự về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ cũng đang được cân nhắc. Các nhà làm luật và các cơ quan quản lý liên quan dường như đã thống nhất với nhau quan điểm Việt Nam cần một đạo luật toàn diện về quyền SHTT, khung pháp luật hiện tại đã trở thành chật hẹp. Ngoài ra việc ban hành quá nhiều văn bản dưới luật cũng dẫn đến tình trạng mâu thuẫn, thiếu nhất quán giữa các văn bản nên chúng cần được thống nhất lại trong một đạo luật. Theo dự tính, sẽ có hai đạo luật được xây dựng: luật SHTT và luật chuyển giao công nghệ.
Việc xây dựng luật mới về SHTT được đặt vào thời điểm quan trọng của quá trình phát triển của luật pháp và kinh tế của Việt Nam.Mọi người đều đã được biết về kế hoạch gia nhập WTO của Việt Nam vào năm 2005. Các cam kết của Việt Nam về SHTT trong HĐTM Việt - Mỹ cũng đã đến hạn thực hiện vào tháng 6.2004. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã kí hiệp định Thương mại song phương với Cộng đồng Châu Âu. Quan trọng hơn cả là việc Việt Nam gia nhập Công ước Berne về Bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, đây là công ước quốc tế cơ bản về quyền tác giả.Công ước Berne đã có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 26.10.2004 và các quy định của Công ước này cần phải được chuyển toàn bộ vào nội luật của Việt Nam.Tất cả các sự kiên hội nhập quốc tế này, cùng với quá trình sửa đổi Bộ luật dân sự và sự phiền phức của tập hợp các văn bản pháp luật về SHTT của Việt Nam, khăng định sự cần thiết phải xây dựng một luật riêng về quyền SHTT.
Câu hỏi đặt ra ở đây là, sau khi đạo luật toàn diên ra đời thì quy định nào về SHTT của Bộ luật Dân sự nên được giữ lại? Luật mới về SHTT và chuyển giao công nghệ sẽ khiến phần VI của Bộ luật Dân sự trở nên thừa. Tuy nhiên, cần nên đảm bảo rằng “sở hữu trí tuệ” trong luật mới được bao hàm trong định nghĩa về “sở hữu tài sản”của Bộ luật Dân sự.Và một điêu khác cần làm rõ là quyền SHTT thuộc về vấn đề dân sự và vì vậy các hành vi vi phạm, cho dù là vi phạm hợp đồng hay vi phạm ngoài hợp đồng, cũng phải chịu tác động của các chế tài dân sự được quy định trong Bộ luật Dân sự
Trong suốt 10 năm kể từ khi Bộ luật Dân sự có hiệu lực năm 1995, Việt Nam đã có được những kinh nghiệm đáng kể về vấn đề SHTT. Đây không chỉ là kinh nghiệm về vấn đề ký kết các điều ước quốc tế và các quy chuẩn về SHTT mà là sự nhận thức về tầm quan trọng của quyền SHTT đối với việc phát triển kinh tế và văn hoá của Việt Nam.Trên hết là việc các nhà doanh nghiệp và các nhà tư vấn luật pháp của Việt Nam đã thu nhận được rất nhiều kiến thức trong việc cần phải làm gì để bảo hộ quyền SHTT. Đạo luật mới sẽ giúp Việt Nam tiến xa hơn nữa trong việc tạo môi trường thuận lợi cho các chử sở hữu các thẩm phán và các chuyên gia tư vấn luật pháp. Luật càng sớm được ban hành thì càng nhanh chóng mang lại lợi ích thiết thực cho đất nước.
Dự án Star Việt Nam (Dự án Hỗ trợ Thúc đẩy Thương mại) là một dự án thuộc cơ quan Hỗ trợ Phát triển Việt Mỹ (USAID),được thành lập với mục đích cung cấp các hỗ trợ kĩ thuật để Chính phủ Việt Nam thực hiện các cam kết trong hiệp định Thương mại Việt - Mỹ nói riêng và hỗ trợ Việt Nam trong quá trình ra nhập WTO nói chung.
Các quan điểm trong bài báo này là của riêng tác giả, không phải là diễn giả chính thức của HĐTM Việt - Mỹ, không được đưa ra theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam hay Chính phủ Mỹ.
Hank Baker
Cố vấn cao cấp luật SHTT, Dự án STAR Việt Nam.
Tạp chí Tia Sáng tháng 12.2004
Với kế hoạch soạn thảo một đạo luật mới về sở hữu trí tuệ, Việt Nam đã chứng tỏ quyết tâm thực hiện một bước tiến quan trọng trong việc cả thiện khuôn khổ pháp luật về sở hữu trí tuệ trong năm 2005.
“Sở hữu trí tuệ” (SHTT) là một thuật ngữ mang nghĩa rộng được dùng để mô tả “sự sáng tạo của tư duy”. Sự sáng tạo này là tài sản vô hình mà pháp luật thấy cần phải bảo hộ bằng cách trao cho chủ nhân của nó một số độc quyền nhất định, nhằm mục đích khuyến khích những sáng tạo hữu ích đó vì lợi ích chung của toàn xã hội.
Sở hữu trí tuệ là một trong ba vấn đề trụ cột của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) bên cạnh thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ, được điều chỉnh bởi Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền SHTT (TRIPS). Các quy định của TRIPS về cơ bản giống với các quy định của hiệp định song phương giữa VIệt Nam và Hoa Kỳ được ký và tháng 12.2001 (HĐTM Việt - Mỹ).
Do các đối tượng của sở hữu trí tuệ rất khác nhau, bản thân các thuật ngữ “sở hữu trí tuệ” và “sở hữu công nghiệp” không mô tả được hết các loại tài sản vô hình liên quan. Tốt hơn là nhìn nhận theo 5 nhóm: 1) sáng chế; 2) kiểu dáng công nghiệp; 3) nhãn hiệu hàng hoá và bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh; 4) bí mật thương mại ; và 5) bản quyền tác giả.
Tất cả các đối tượng này đều đã được các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam đề cập đến.
Trên thực tế không thiếu các văn bản pháp luật điều chỉnh quyền SHTT. Phần VI Bộ luật Dân sự đã bao gồm những quy định chính yếu.Ngoài ra Việt Nam còn ban hành khoảng 50 văn bản dưới luật để quy định về các loại khác nhau của quyền SHTT cũng như những vấn đề liên quan đền việc bảo hộ và thực thi chúng.
Các quyền SHTT, giống như các quyền sở hữu tài sản nói chung, dù phát sinh từ quan hệ hợp đồng hay quan hệ ngoài hợp đồng, đều là các vấn đề thuộc sự điều chỉnh của luật dân sự. Thông thường khi phát sinh bất cứ hành vi xâm phạm của quyền SHTT nào, người chủ sở hữu đều được quyền đòi bồi thường và yêu cầu áp dụng các biện pháp chế tài khác quy định trong luật dân sự đối với hành vi vi phạm hợp đồng.Ngoài việc quyền SHTT được đưa vào phần VI Bộ luật Dân sự minh chứng cho bản chất dân sự của vấn đề này. Tuy nhiên, phần lớn các vi phạm về SHTT không được giải quyết các vụ kiện tụng dân sự mà thực ra lại được các cơ quan quản lý hành chính có thẩm quyền xử lý bằng cách buộc người vi phạm nộp tiền phạt.
Phương pháp tiếp cận hành chính cho các hoạt động thực thi này được Trung Quốc rất ưa chuộng trong giai đoạn đầu của quá trình bảo hộ quyền SHTT. Sau đó họ đã dần dần thay đổi từ xử phạt hành chính sang áp dụng các biện pháp dân sự. Sự thay đổi này là kết quả của việc Trung Quốc trở thành thành viên của WTO và cũng là kết quả của việc họ nhận thấy cách tiếp cận hành chính có nhiều thiếu sót, vì người vi phạm trên thực tế sau khi nộp phạt một khoản tiền nhỏ lại tiếp tục hành vi vi phạm của mình.
Để chuyển quyền và trách nhiệm áp dụng các biện pháp xử phạt từ các cơ quan quản lý sang phía người sở hữu cần có một hệ thống toà án sẵn sàng và có khả năng giải quyết các khiếu nại về việc vi phạm. Yêu cầu đầu tiên là phải có bộ quy định về thủ tục đủ thuận lợi để chủ sở hữu đưa các vụ việc của mình ra toà án và toà án có toàn quyền ra quyết định vụ khiếu kiện của họ.Việt Nam vừa thông qua Bộ luật tố tụng Dân sự đầu tiên, có hiệu lực từ ngày 1.1.2005. Hy vọng rằng động thái này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để toà án giải quyết các khiếu nại của chủ sở hữu một cách hiệu quả và kịp thời.
Tuy nhiên để toà án có thể xét xử hiệu quả các khiếu kiện về SHTT thì luật pháp quy đinh về nội dung các quyền SHTT phải rõ ràng. Hiện nay nắm được các quy định về SHTT trong Bộ luật Dân sự và hàng chục các văn bản hướng dẫn không phải là một nhiệm vụ đơn giản.Chính phủ và Quốc hội đã nhận ra rằng đã đến lúc Việt Nam phải có một đạo luật toàn diện về SHTT, tập hợp và thống nhất tất cả các quy định về SHTT hiện đang nằm rải rác trong các văn bản này.
Quốc hội đang xem xét sửa đổi một số phần trong Bộ luật Dân sự về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ cũng đang được cân nhắc. Các nhà làm luật và các cơ quan quản lý liên quan dường như đã thống nhất với nhau quan điểm Việt Nam cần một đạo luật toàn diện về quyền SHTT, khung pháp luật hiện tại đã trở thành chật hẹp. Ngoài ra việc ban hành quá nhiều văn bản dưới luật cũng dẫn đến tình trạng mâu thuẫn, thiếu nhất quán giữa các văn bản nên chúng cần được thống nhất lại trong một đạo luật. Theo dự tính, sẽ có hai đạo luật được xây dựng: luật SHTT và luật chuyển giao công nghệ.
Việc xây dựng luật mới về SHTT được đặt vào thời điểm quan trọng của quá trình phát triển của luật pháp và kinh tế của Việt Nam.Mọi người đều đã được biết về kế hoạch gia nhập WTO của Việt Nam vào năm 2005. Các cam kết của Việt Nam về SHTT trong HĐTM Việt - Mỹ cũng đã đến hạn thực hiện vào tháng 6.2004. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã kí hiệp định Thương mại song phương với Cộng đồng Châu Âu. Quan trọng hơn cả là việc Việt Nam gia nhập Công ước Berne về Bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, đây là công ước quốc tế cơ bản về quyền tác giả.Công ước Berne đã có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 26.10.2004 và các quy định của Công ước này cần phải được chuyển toàn bộ vào nội luật của Việt Nam.Tất cả các sự kiên hội nhập quốc tế này, cùng với quá trình sửa đổi Bộ luật dân sự và sự phiền phức của tập hợp các văn bản pháp luật về SHTT của Việt Nam, khăng định sự cần thiết phải xây dựng một luật riêng về quyền SHTT.
Câu hỏi đặt ra ở đây là, sau khi đạo luật toàn diên ra đời thì quy định nào về SHTT của Bộ luật Dân sự nên được giữ lại? Luật mới về SHTT và chuyển giao công nghệ sẽ khiến phần VI của Bộ luật Dân sự trở nên thừa. Tuy nhiên, cần nên đảm bảo rằng “sở hữu trí tuệ” trong luật mới được bao hàm trong định nghĩa về “sở hữu tài sản”của Bộ luật Dân sự.Và một điêu khác cần làm rõ là quyền SHTT thuộc về vấn đề dân sự và vì vậy các hành vi vi phạm, cho dù là vi phạm hợp đồng hay vi phạm ngoài hợp đồng, cũng phải chịu tác động của các chế tài dân sự được quy định trong Bộ luật Dân sự
Trong suốt 10 năm kể từ khi Bộ luật Dân sự có hiệu lực năm 1995, Việt Nam đã có được những kinh nghiệm đáng kể về vấn đề SHTT. Đây không chỉ là kinh nghiệm về vấn đề ký kết các điều ước quốc tế và các quy chuẩn về SHTT mà là sự nhận thức về tầm quan trọng của quyền SHTT đối với việc phát triển kinh tế và văn hoá của Việt Nam.Trên hết là việc các nhà doanh nghiệp và các nhà tư vấn luật pháp của Việt Nam đã thu nhận được rất nhiều kiến thức trong việc cần phải làm gì để bảo hộ quyền SHTT. Đạo luật mới sẽ giúp Việt Nam tiến xa hơn nữa trong việc tạo môi trường thuận lợi cho các chử sở hữu các thẩm phán và các chuyên gia tư vấn luật pháp. Luật càng sớm được ban hành thì càng nhanh chóng mang lại lợi ích thiết thực cho đất nước.
Dự án Star Việt Nam (Dự án Hỗ trợ Thúc đẩy Thương mại) là một dự án thuộc cơ quan Hỗ trợ Phát triển Việt Mỹ (USAID),được thành lập với mục đích cung cấp các hỗ trợ kĩ thuật để Chính phủ Việt Nam thực hiện các cam kết trong hiệp định Thương mại Việt - Mỹ nói riêng và hỗ trợ Việt Nam trong quá trình ra nhập WTO nói chung.
Các quan điểm trong bài báo này là của riêng tác giả, không phải là diễn giả chính thức của HĐTM Việt - Mỹ, không được đưa ra theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam hay Chính phủ Mỹ.