Mở rộng tranh tụng trong tố tụng dân sự

Thứ Hai 16:28 22-05-2006
Dương Thanh Mai
Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp


Yêu cầu : mở rộng tranh tụng= khâu đột phá của cải cách hoạt động tư pháp.,
Thể hiện- “việc dân sự cốt ở hai bên “= sự tham gia bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp trong mọi giai đoạn tố tụng, quan trọng nhất là nghĩa vụ và quyền cung cấp chứng cứ, nghĩa vụ chứng minh yêu cầu/phản đối yêu cầu của mình, tập trung nhưng không chỉ giới hạn tại phiên toà.
Vấn đề 1- Toà án thu thập chứng cứ ?
Về nguyên tắc: toà án không thu thập chứng cứ, chỉ xác minh tính hợp pháp và giá trị chứng minh của chứng cứ do các bên đưa ra, giao nộp;
Trong trường hợp và điều kiện nào ? (điều 84)
Cá nhân không thể tự thu thập chứng cứ và yêu cầu Toà án thu thập
Giải pháp nào khác ?
- Quy đinh trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, thông tin có giá trị chứng cứ theo yêu cầu của đương sự----> quy định chế tài nếu không thực hiện trách nhiệm;
- Quy định các đương sự có quyền yêu cầu giám định để tự mình thực hiện nghĩa vụ chứng minh.
Vấn đề 2- Địa vị pháp lý của Viện KSND trong việc giải quyết các vụ việc dân sự.
Viện KSND khởi tố vụ án dân sự ?
Để bảo vệ lợi ích nhà nước? lợi ích của những đối tượng cần được đặc biệt bảo vệ ?
Viện KSND tham gia mọi phiên toà dân sự ?
- Chỉ khi Viện KSND khởi tố hoặc kháng nghị bản án, quyết định của Toà án;
- Trường hợp khác, chỉ tham gia khi xét thấy cần thiết để thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động xét xử.
Kiểm sát viên - người tiến hành tố tụng hay người tham gia tố tụng dân sự ?
Khi Viện KSND khởi tố- kiểm sát viên- một bên đương sự
Khi Viện KSND không khởi tố - Chưa rõ ràng và không rõ căn cứ:
+ Quy định tại điều 44 Chương IV- Người tiến hành tố tụng
+ Trong xét hỏi (điều 223) - KSV có quyền xét hỏi
+ Khi kết thúc tranh luận (điều 235) - KSV được đề nghị phát biểu quan điểm của Viện KSND về việc giải quyết vụ án.

Các văn bản liên quan