Luật sư Trần Vũ Hải bình luận báo cáo rà soát Luật Thương mại

Thứ Hai 10:54 12-09-2011

Thưa quý vị, tôi chỉ có một nhận xét ngắn gọn về báo cáo thế này: rất đáng tiếc báo cáo rà soát không dựa trên thực tế bức xúc hiện nay mà đưa ra trên lý thuyết nào đó. Đó là điều đáng tiếc. Lẽ ra chị Yến phải đến thăm anh Tuấn Anh, đến thăm các văn phòng luật sư, các hiệp hội để biết rằng thực tế như thế nào thì sẽ hay hơn.

Về cái gọi là "thương nhân" và vấn đề áp dụng Luật Thương mại thì có hơi lộn xộn một tí nhưng mà cơ chế của Luật Thương mại hiện nay theo tôi là ổn. Áp dụng Luật kể cả cho tổ chức, cá nhân có hoạt động thương mại. Nếu đi tranh luận về khái niệm thương nhân thì có mà cả ngày, cả năm, cả thế kỷ cũng không giải quyết được. Tôi nghĩ rằng, quan trọng nhất trong Luật Thương mại cần phải nói ai có hoạt động thương mại-hoạt động sinh lời-thì được áp dụng Luật Thương mại. Không cần phải bàn tán nhiều.

Về vấn đề thương nhân nước ngoài, tôi đồng ý với ý kiến của anh Minh rằng phải nói rõ hơn. Chúng tôi cũng đi buôn đi bán ở nước ngoài thì toàn đi buôn bán trộm, thời xưa và bây giờ cũng thế. Nhưng mà ở Việt Nam thì thoải mái quá. Lẽ ra những cái gì có dấu hiệu của nước ngoài thì phải quy định rất rõ, kể cả phù phép dưới dạng của người khác. Thực tế kinh doanh, mua bán, trả tiền ở Việt Nam thì đấy là anh thương nhân nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.

Tóm lại, tôi thấy cần có quy định cụ thể hơn cho cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam, nhất là hoạt động kinh doanh dịch vụ thương mại. 80% quảng cáo ở Việt Nam là của nước ngoài. Tôi nhớ là như vậy. Chúng ta đang bỏ trống trận địa. Hiện nay có một hình thức cần phải nghiên cứu, riêng tôi là luật sư tôi rất thích. Mua bán trên mạng chẳng hạn, không có địa chỉ, chỉ có tài khoản, không biết hàng ở đâu vì có kho ở nơi khác. Chúng ta thì chưa có quy định. Đây là một vấn đề rất là thú vị.

Quay trở lại vấn đề có cần quy định "thương nhân" hay không? Bất kỳ ai hoạt động thương mại có bản chất là thương nhân rồi.

Về vấn đề vi phạm hợp đồng, có một thực tế tôi đã từng tư vấn cho nhiều khách hàng và họ rất thành công. Trong trường hợp các bên xác định được mức bồi thường thiệt hại là bao nhiêu thì bồi thường bấy nhiêu. Vấn đề này cũng quan trọng nhưng nên để cho các bên thỏa thuận, trừ một số luật đặc biệt như Luật Kinh doanh bảo hiểm hay luật ngân hàng thì cần có quy định đặc thù. Trong Luật KDBH cũng quy định bồi thường chỉ trong phạm vi này thôi, nhưng có một trường hợp đòi vượt quá ở Đồng Nai mà Tòa vẫn giải quyết.

Vấn đề hạn chế quảng cáo thì nên bỏ, trừ trường hợp hạn chế ngành nghề, sản phẩm. Trên internet thì quảng cáo thoải mái. Riêng về quảng cáo, nhiều trường hợp nên cho tự do 100%. Như tờ mua bán của Bộ Công thương thì toàn quảng cáo đấy chứ. Cho nên, nghĩ thế nào để Luật Thương mại trở thành một luật cho phép tự do sáng tạo, cho lớp trẻ. Nếu chúng ta không làm thế thì nước ngoài nhảy vào. Mặt trận quảng cáo, logistics chúng ta đang thua là vì chúng ta tự hạn chế mình.

Xin hết!

Các văn bản liên quan