Hiệp hội gỗ và lâm sản: Góp ý kiến Dự án Luật Thuế tài nguyên ( đối với sản phẩm rừng tự nhiên)

Thứ Sáu 08:18 04-09-2009

Góp ý kiến Dự án Luật Thuế tài nguyên ( đối với sản phẩm rừng tự nhiên)

                                                                      Vũ Long, chuyên gia kinh tế lâm nghiệp

1. Hiện trạng tài nguyên rừng

   Diện tích các loại rừng

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2008, diện tích rừng toàn quốc là 13,118 triệu ha (độ che phủ rừng 38,7%) trong đó 10,348 triệu ha rừng tự nhiên và 2,770 triệu ha rừng trồng; được phân chia theo 3 loại rừng như sau:

- Rừng đặc dụng: 2,062 triệu ha, chiếm 15,71%;

- Rừng phòng hộ: 4,739 triệu ha, chiếm 36,13%;

- Rừng sản xuất : 6,199 triệu ha, chiếm 47,26%. ( trong đó rừng tự nhiên 3 triệu ha)

Trữ lượng rừng

Theo kết quả Chương trình Điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn 2001 – 2005 cho thấy

- Tổng trữ lượng gỗ trên toàn quốc 811,7 triệu m3, trong đó gỗ rừng tự nhiên chiếm 93,4%, gỗ rừng trồng chiếm 6,6%.

1.3 Sản lượng gỗ khai thác từ rừng tự nhiên khoảng gần 1 triệu m3 gỗ/năm, trong đó gỗ khai thác theo chỉ tiêu của chính phủ là 150.000m3/năm.

2. Vì sao thuế xuất thuế tài nguyên đối với sản phẩm rừng tự nhiên lại cao hơn  tất cả các loại tài nguyên khác? (10-40%), ngay cả phế liệu trong khai thác rừng là gỗ càng ngọn cũng là 10-30% (cao hơn cả vàng?).

Vậy dựa trên cơ sở nào để xác định thuế xuất này? Tôi đã được tham gia cùng Bộ Tài chính xây dựng Pháp lệnh thuế tài nguyên năm 1990, cho đến nay chưa được đọc một tài liệu nào giải thích về cách xác định thuế xuất này.

Theo nghiên cứu của tôi thì mức thuế xuất này có xuất xứ từ “ tiền bán khoán lâm sản” của thực dân Pháp.

a) Tiền bán khoán lâm sản

            Dưới thời thuộc địa Pháp ( trước năm 1945) một trong những chính sách quan trọng để quản lý lâm nghiệp là chế độ " Tiền bán khoán lâm sản " (prix forfaitere de vent). Người khai thác gỗ rừng tự nhiên phải nộp cho Nhà nước thuộc địa một khoản tiền, gọi là tiền bán lâm sản, tính theo tỷ lệ quy định trên giá thị trường của gỗ, lâm sản. Tiền bán khoán lâm sản tạo ra một nguồn thu đáng kể cho ngân sách thuộc địa. Trong thời gian từ 1910 đến 1931 tổng tiền thu bán khoán lâm sản tăng từ 6 triệu đồng Đông Dương  lên gần 33 triệu đồng. Mục đích thu tiền bán khoán lâm sản cũng như các loại thuế khác là  thực hiện chính sách vơ vét bóc lột thuộc địa của thực dân Pháp, chứ không phục vụ được bao nhiêu cho mục đích quản lý rừng. Trong báo cáo của viên toàn quyền Dume gửi về Pháp về tình hình Đông Dương từ năm 1897- 1910 có đoạn viết: " thu thuế kiểm lâm, yếu tố duy nhất để hạn chế sự khai thác tự do, tiếc thay không đủ chấm dứt tàn phá rừng". Và, trong một báo cáo của Tổng thanh tra Nông-lâm-mục súc Đông Dương (1931-1932), cũng viết : " Nói chung, cho đến nay việc khai thác rừng được quy định trên quan điểm thu thuế" ( nguồn : Lâm nghiệp Việt nam 1945-2000 Bộ NN&PTNT, Nguyễn văn Đẳng chủ biên, 2001, trang 14 và 18).

             b)   Tiền bán lâm sản

             Sau khi Chính phủ VNDCCH được thành lập năm 1945, năm 1947 Bộ Canh nông đã ban hành Nghị định số 300-B/BCN về ấn định cách tính tiền bán lâm sản . Tiền bán lâm sản là một nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước.

              Đến năm 1954, liên bộ Canh nông-Tài chính ban hành nghị định ấn định cách tính tiền bán lâm sản ( Nghị định số 8-CN-TC-ND ngày 21/8/1954 của liên bộ Canh nông- Tài chính ấn định cách tính tiền bán lâm sản phải trả cho Chính phủ). Trong đó quy định: Những lâm sản trong rừng quốc gia là tài sản quốc gia; Người khai thác phải trả tiền Chính phủ, số tiền đó gọi là tiền bán lâm sản.  Nguyên tắc và phương châm thu là: Tăng thu cho quốc gia; Thực hiện bảo vệ rừng; và chiếu cố đến dân nghèo sinh sống bằng việc thu nhặt lâm sản.

            Mức thu cho các loại lâm sản như sau:

        a)      Các loại gỗ than củi:

        Gỗ: gỗ đẹp và thiết mộc                : 40% giá thị trường

              Gỗ hồng sắc                                  : 30%         -

              Gỗ tạp                                           :  25%        -

              Gỗ nghiến làm nông cụ                :  20%         -

              Than củi  …..                                :   20%       -

            b) Các loại tre nứa               :    15% giá thị trường

            c) Các loại khác
            
Mây , song               :     15%         -
            
Lá lợp nhà …           :     10%         -

             Về căn cứ để ấn định giá ( tiền) bán lâm sản được giải thích là: " căn cứ một mặt vào giá vốn sản xuất lâm sản tại rừng (công trồng, công quản lý), một mặt căn cứ vào giá thị trường tại các địa phương … Bộ lấy theo giá trung bình ở những thị trường lâm sản quan trọng nhất  " ( điều 3, Nghị định số 1-ND-LB này 19/1/1956 của liện bộ Nông lâm- Tài chính-Tư pháp).

                Đến năm 1957 tiền bán lâm sản không tính theo thuế xuất thu trên giá thị trường mà chuyển sang quy định giá bán lâm sản tại các khu vực sản xuất ( Nghị định số 14 NL-ND-QT ngày 16-10-1957 của Bộ Nông lâm sửa đổi giá bán lâm sản về các loại gỗ củi than tại các khu vực sản xuất). Miền Bắc được chia thành 4 khu vực sản xuất, cùng một nhóm gỗ nhưng mức thu tiền bán lâm sản ở các khu vực khác nhau; khu vực gần thị trường tiêu thu giá cao hơn khu vực xa thị trường tiêu thụ. Nếu lấy khu vực I = 1, thì khu vực II: 0,96 và khu vực III: 0,93 và IV: 0,9. Gỗ được xếp thành 8 nhóm;  Tiền bán lâm sản của gỗ nhóm I là 1, thì nhóm IV: 0,15, nhóm VII: 0,09.

Hạng

Tên lâm sản

Đơn vị

Khu vực sản xuất

Thanh hóa, Nghệ án… Tuyên quang , Phú thọ

Sơn tây, Vĩnh phú………..Lạng sơn, Hồng quảng

Cao bằng, Bắc cạn, Hòa bình, Hải ninh…

Thái mèo, Hà giang, Lào cai…

1

Dạ hương, gụ mật….

Thước khối

65.000 đ

63.000 đ

61.000 đ

59.000 đ

2

 

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

8

Bo bo, bồ kết…..

 

6.000 đ

5.500 đ

5.000 đ

4.500 đ

 

Củi cây, củi khúc

Xite

1.200 đ

1.200 đ

1.000 đ

 1000 đ

 

            Đối với lâm sản phụ thì vẫn thu theo tỷ lệ % trên giá thị trường. Riêng đối với lâm sản phụ do nhân dân trồng trên công thổ chưa nộp thuế nông nghiệp thì thu 7% giá thị trường. Giá thị trường lâm sản phụ sẽ ấn định cho mỗi tỉnh, mỗi tháng một lần, do UBHC tỉnh quyết định.

            Mức thu tiền bán lâm sản được sửa đổi một số lần, tương ứng với mỗi lần Nhà nước ấn định lại giá gỗ; theo xu hướng tăng dần tỷ trọng của khoản thu này trong giá gỗ để tạo thêm nguồn tài chính đầu tư cho lâm nghiệp.

             b)     Chế độ Tiền nuôi rừng

            Năm 1981, tiền bán lâm sản được chuyển sang chế độ thu tiền nuôi rừng ( Quyết định số 88/HDBT, ngày 24/9/1981 của Hội đồng Bộ trưởng về thành lập Quỹ nuôi rừng). Như vậy tiền nuôi rừng được coi như chi phí tái tạo rừng, tương tự như chi phí về nguyên liệu chính của các sản phẩm công nghiệp khác, không phải là thuế ( in đậm là của TG).  Quỹ nuôi rừng chỉ được sử dụng để bảo vệ và phát triển rừng. Đối với các đơn vị lâm nghiệp trung ương được phân cấp giữ lại từ 30% -50% khoản thu để đầu tư cho công tác lâm nghiệp của đơn vị, còn nộp 50% cho Bộ để điều hòa chung toàn ngành. Tỷ trọng tiền nuôi rừng bình quân trong giá gỗ là 22,22% (1981). Mỗi lần điều chỉnh giá gỗ thì cũng điều chỉnh tiên nuôi rừng, năm 1987, tỷ trọng tiền nuôi rừng bình quân là 28% so với giá gỗ, năm 1988: 37%. Để mỗi lần điều chỉnh gía gỗ không phải điều chỉnh tiền nuôi rừng, ngày 20/7/1988 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 116/HDBT quy định mức thu tiền nuôi rừng bình quân là 37% của giá bán buôn công nghiệp.Tiền nuôi rừng trong thời kỳ này là nguồn thu quan trọng của nhà nước để tạo vốn đầu tư cho lâm nghiệp. Tổng thu về tiền nuôi rừng toàn quốc trong thời kỳ 1986-1988 là 23.478, 9 triệu đ, bằng 91,22% tổng vốn đầu tư lâm sinh cùng kỳ (25.737 triệu đ), riêng vốn bằng quỹ nuôi rừng là 13.662 triệu đ, chiếm tỷ lệ 53% tổng vốn đầu tư lâm sinh ( nguồn 4: Số liệu thống kê lâm nghiệp 1986-1988 Bộ Lâm nghiệp, NXB Thống kê, 1989).  Thuế xuất của tiền nuôi rừng có xu hướng tăng thêm để bảo đảm nguốn vốn tự cân đối cho phát triển lâm nghiệp, theo quan niệm phổ biến không thành văn trong ngành lâm nghiệp là " lấy rừng nuôi rừng".

Như vậy, có thể thấy rằng của thuế xuất thuế tài nguyên của sản phẩm rừng tự nhiên 1991 có nguồn gốc  từ chế độ Tiền bán khoán lâm sản từ thời Pháp thuộc, có sửa đổi chút ít theo hướng tăng lên theo nhu cầu thu của ngân sách để  bảo đảm vốn đầu tư cho lâm nghiệp. Mặc dù trong một vài nghị định có nêu ra: tiền bán lâm sản " căn cứ một mặt vào giá vốn sản xuất lâm sản tại rừng (công trồng, công quản lý)", "tiền nuôi rừng được coi như chi phí tái tạo rừng, tương tự như chi phí về nguyên liệu chính của các sản phẩm công nghiệp khác, không phải là thuế". Nhưng, thực ra đó chỉ là một các giải thích và kinh nghiệm chứ không dựa trên một căn cứ lý thuết và tính toán kinh tế có căn cứ khoa học.

            3. Đánh giá tác động thuế tài nguyên đối với sản phẩm rừng tự nhiên:

            3.1 Đạt được mục đích đảm bảo nguồn thu ngân sách khi sản lượng khai thác gỗ rừng tự nhiên còn cao ~ 1 triệu m3/năm), tổng thu tiền nuôi rừng 1981-1990 được 94.4589,9 triệu đồng. Vốn đầu tư vào lâm sinh bằng tiền nuôi rừng thời kỳ 1986-1990 48.863 triệu đồng, bằng 88,8% vốn đầu tư ngân sách. ( Nguồn: 30 năm xây dựng và phát triển ngành LN, NXB TK,1991). Nhưng từ khi thực thi chủ trương hạn chế khai thác tiến tới đóng cửa rừng tự nhiên (1997), sản lượng khai thác gỗ rừng tự nhiên giảm mạnh từ 700.000m3/năm xuống còn 150.000m3 (2007) thì nguồn thu thuế tài nguyên của sản phẩm rừng tự nhiên giảm mạnh, không còn là nguồn vốn quan trọng đầu tư cho công tác lâm sinh như trước đây. Vốn đầu tư cho lâm nghiệp trong Dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng thời kỳ 1998-2005 là 184.439 triệu đồng (bình quân 1 năm: 23.054,8 triệu), chỉ chiếm tỷ lệ 3,16% tổng vốn đầu tư của Dự án  Trồng mới 5 triệu ha rừng. ( Nguồn 2: Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, Bộ NN&PTNT, 2005).

            3.2 Không đạt được mục đích "khuyến khích việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên được tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả" .

            Rừng tự nhiên vốn là một tài nguyên thiên nhiên quan trọng của nước ta, năm 1943 có khoảng 14,3 triệu ha rừng, độ che phủ rừng đạt 43%, dân ta có câu tục ngữ "rừng vàng biển bạc". Nhưng do khai thác không hợp lý và nhiều nguyên nhân xã hội khác, rừng tự nhiên bị giảm sút mạnh. Đến thời điểm năm 1990 độ che phủ rừng toàn quốc giảm xuống mức thấp nhất, chỉ còn 27,8%.  Sau đó, Nhà nước đã thực hiện nhiều chương trình quốc gia nhằm khôi phục và phát triển rừng ( Chương trình 327 và Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng…) độ che phủ rừng đã tăng lên đến 39% vào năm 2008. Trong đó diện tích rừng tự nhiên cũng tăng lên nhờ công tác khoanh nuôi phục hồi rừng. Tuy nhiên rừng tự nhiên giàu và trung bình vẫn tiếp tục xu hướng giảm cả về diện tích và chất lượng rừng.

       Biến động diện tích rừng trên phạm vi toàn quốc giai đoạn 1976-2008

     Đơn vị: 1.000 ha

Hạng mục

Thời gian (1.000 ha)

1976

1980

1985

1990

1995

2000

2005

2007

2008

Đất có rừng

11.169,30

10.608,30

9.891,90

9.175,60

9.302,20

11.314,60

12.616,90

12.837,33

13.118,77

Rừng tự nhiên

11.076,70

10.186,00

9.308,30

8.430,70

8.254,50

9.675,70

10.228,30

10.283,96

10.348,59

Rừng trồng

92,6

422,3

583,6

744,9

1.047,70

1.638,90

2.333,50

2.553,37

2.770,18

Rừng mới trồng

 

 

 

 

 

 

 

 

239,29

% che phủ

33,8

32,1

29,9

27,8

28,2

34,2

37

38,2

39

Thay đổi tổng diện tích rừng

Tăng (+); giảm (-)

Tỷ lệ tăng giảm bình quân hàng năm (%)

-561,00 (-1,3%)

 

 

 

 

 

 

 

 

-716,40 (-1,4%)

 

 

 

 

 

 

 

 

-716,30 (-1,4%)

 

 

 

 

 

 

 

 

126,60 (0,3%)

 

 

 

 

 

 

 

 

2.012,40 (4,3%)

 

 

 

 

 

 

 

 

1.302,30 (2,3%)

 

 

 

 

 

 

 

 

220,43 (0,9%)

131,95(1%)

 

Diễn biến trữ lượng theo vùng sinh thái giai đoạn 2001 – 2005 được thể hiện trong biểu tổng hợp sau:

Đơn vị: 1.000 m3

Hạng

mục

Đồng BSH

Đông bắc

Tây Bắc

Bắc T bộ

Nam

T bộ

Tây Nguyên

Đông N bộ

Đồng BSCL

Tổng

cộng

Năm 2000

3.150

43.722

31.174

180.091

135.893

317.794

66.105

4.081

782.010

Năm 2005

4.763

65.777

43.030

192.321

145.714

288.559

66.005

5.509

811.678

Trữ lượng tăng, giảm

1.613

22.055

11.856

12.230

9.821

-29.235

-100

1.428

29.668

% tăng, giảm

51,2

50,4

38,0

6,8

7,2

-9,2

-0,2

35,0

3,8

Từ năm 2001 đến 2005 trữ lượng rừng toàn quốc tăng 29.668 ngàn m3, tăng 3,8% (chủ yếu là tăng trữ lượng rừng trồng). Trong 8 vùng sinh thái, 6 vùng có trữ lượng gỗ tăng; Tây Nguyên và Đông Nam bộ, trữ  lượng gỗ giảm.

Thực tế hiện nay cho thấy, ngoài nguyên nhân nội tại làm thay đổi kết cấu rừng là diễn thế tự nhiên, thì các tác động bên ngoài ở các mức độ khác nhau cũng góp phần chủ yếu làm thay đổi diễn biến tài nguyên về chất lượng rừng. Một trong những vấn đề đáng quan tâm hiện nay là các hoạt động phá rừng, khai thác rừng, đặc biệt là khai thác trái pháp luật đang là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy kiệt vốn rừng.

Thuế tài nguyên chỉ là một trong những công cụ/chính sách của nhà nước để quản lý lâm nghiệp. Mặc dù với thuế xuất cao nhất so với các loại tài nguyên khác, nhưng thuế tài nguyên đối với sản phẩm rừng tự nhiên hầu như không có tác dụng điều tiết sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên rừng.

            4.                  Trong điều kiện nền lâm nghiệp nước ta đã có những biến đổi quan trọng trong thời kỳ Đổi mới, thuế xuất thuế tài nguyên rất cao của sản phẩm rừng tự nhiên là không còn phù hợp, cần được xây dựng lại, có thể khái quát sự thay đổi các điều kiện theo biểu dưới đây:

 

Lĩnh vực

Thời kỳ 1991

Nay và tương lai

Quyền sở hữu và sử dụng rừng tự nhiên

- Rừng tự nhiên là tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân.

- Rừng tự nhiên được giao cho các LTQD và Ban QLR nhà nước  là chủ yếu

- Rừng tự nhiên là tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân.

-  Nhà nước giao rừng tự nhiên cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn ( khoảng 1,7 triệu ha). (Rút bớt một số diện tích rừng do quốc doanh lâm nghiệp quản lý để giao cho dân)

- Cho tổ chức, hộ gia đình thuê rừng tự nhiên.

- Các Công ty lâm nghiệp nhà nước và Ban quản lý giao khoán ổn định, lâu dài đất lâm nghiệp và rừng cho hộ gia đình, cá nhân

==> người dân có quyền kinh doanh và sở hữu sản phẩm rừng tự nhiên

 

Tính chất nền lâm nghiệp

- Lâm nghiệp nhà nước dưa trên quốc doanh là chủ yếu

- Kế hoạch hóa tập trung, bao cấp

- Xây dựng nền lâm nghiệp nhân dân, nhiều thành phần kinh tế

- Định hướng thị trường XHCN

- Hội nhập kinh tế quốc tế.

 

 

        Tiếp tục duy trì mức thuế xuất thuế tài nguyên cao với sản phẩm rừng tự nhiên cao sẽ dẫn đến những bất cập sau đây:

(1)    Không khuyến khích kinh doanh rừng tự nhiên.

         Diện tích rừng tự nhiên sản xuất hiện có 3.105.647 ha, trong đó rừng giàu chỉ còn 652.672 ha, chiếm tỷ lệ 21%,  rừng nghèo và rừng non 2.453.002 ha, chiếm tỷ lệ 79% ( nguồn 3). Hiện nay không còn rừng tự nhiên để khai thác và thuần túy dựa vào tái sinh tự nhiên để phục hồi rừng như trước đây.  Muốn có sản phẩm rừng tự nhiên phải thực hiện kinh doanh rừng tự nhiên, với đối tượng rừng nghèo và rừng non phải đầu tư vốn dài hạn hàng chục đến vài chục năm. Nhà nước không còn bao cấp về vốn đầu tư, doanh nghiệp, và người dân phải sử dụng vốn vay để đầu tư. Với điều kiện đó mà phải chịu thuế cao, cộng với sự kiểm tra khai thác và vận chuyển lâm sản rừng tự nhiên nghiêm ngặt như hiện nay thì chắc hẳn chỉ làm nản lòng người dân và doanh nghiệp (kể cả quốc doanh) đầu tư kinh doanh rừng tự nhiên. Chính sách này chỉ khuyến khích thu nhặt sản phẩm rừng tự nhiên theo kiểu hái lượm. Tiềm năng sản xuất của rừng tự nhiên là không nhỏ. Trong khi đó kinh doanh rừng trồng chỉ phải chịu thuế sử dụng đất 4% sản lượng gỗ khai thác.

(2)     Đẩy các công ty lâm nghiệp kinh doanh rừng tự nhiên đến xu hướng ăn lạm vào vốn rừng do không đủ điều kiện tài chính để đầu tư tái sản xuất bảo đảm kinh doanh rừng bền vững. Do thuế tài nguyên chiếm khoảng 30% trong giá thành khai thác gỗ, phải nộp vào ngân sách, để bù đắp chi phí khai thác và lợi nhuận, doanh nghiệp thường cắt giảm tối đa chi phí đầu tư để phục hồi rừng sau khai thác, may lắm chỉ bố trí chi phí bảo vệ rừng, không có nguồn nào đầu tư cho diện tích rừng nghèo kiệt và rừng non cần phục hồi, tu bổ do công ty quản lý.

(3)    Nhà nước đã giao rừng và khoán cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư và ban hành chính sách hưởng lợi từ rừng để họ chuyển từ vị trí làm thuê sang làm chủ, hưởng hoa lợi từ kinh doanh rừng. Nhưng với thuế xuất cao như vậy thì lợi ích của họ như thế nào?. Ai cũng biết rằng năng xuất của rừng tự nhiên thấp, lượng tăng trưởng bình quân khoảng 1,5-2%/năm, sản lượng khai thác ổn định bình quân 1-1,5m3/ha/năm. Theo tính toán của chúng tôi, một hộ gia đình được giao 3 ha rừng tự nhiên nghèo kiệt, sau 10-15 bảo vệ và nuôi dưỡng mới được khai thác chính thì lợi ích thu được hàng năm từ rừng chỉ bằng lợi nhuận nuôi 1 con bò(!), chính vì vậy mà nông dân ít quan tâm đến rừng  tự nhiên được giao.

(4)    Người dân miền núi, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa và nguồn lâm sản, khi gỗ hết thì  thu nhặt lâm sản ngoài gỗ là nguồn thu quan trọng. Nhưng thuế đánh cao từ 5-10%, tuy người mua gom phải nộp nên định gía mua thấp để bảo đảm có lãi, do đó người thu nhặt chỉ còn nhận được tiền công, không có chi phí để bảo vệ, tái tạo. Vì vậy nguồn lâm sản ngoài gỗ ngày càng cạn kiệt. Nhà nước nên thực hành chính sách "chiếu cố đến dân nghèo sinh sống bằng việc thu nhặt lâm sản" để phù hợp với chính sách xóa đói giảm nghèo ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

(5)     Thuế xuất thế tài nguyên rừng quá cao lại có tác dụng tiêu cực, kích thích khai thác lậu trốn thuế, đặc biệt với nhóm gỗ có giá trị cao tới hàng chục triệu đến vài chục triệu đồng /m3. Trốn được thuế tài nguyên rừng là thu được lợi nhuận siêu ngạch, nhất là trong điều kiện mất cân đối cung cầu gỗ rừng tự nhiên như hiện nay. Cuộc chiến chống khai thác, buôn lậu gỗ rừng tự nhiên của lực lượng kiểm lâm cam go và quyết liệt chính vì vậy.

(6)    Hiên nay nước ta phải nhập khẩu gần 4 triệu m3 gỗ nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ, chủ yếu để sản xuất đồ gỗ xuất khẩu, giá gỗ nhập khá cao và xu hướng tăng do giá dầu tăng, làm tăng chi phí vận tải. Với  chi phí nguyên liệu nhập khẩu lớn (< 1tỷ USD), thì giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế biến gỗ thấp. Nếu sản xuất gỗ nguyên liệu trong nước nhiều, giá gỗ nội địa thấp hơn sẽ nâng cao sức cạnh tranh của đồ gỗ VN, đồng thời tạo thêm nhiều công ăn việc làm trong ngành trồng, nuôi rừng, đóng góp vào nâng cao độ che phủ rừng, tăng khả năng phòng hộ và cải thiện môi trường sống.

  1. Cần nghiên cứu giảm thuế xuất đối với sản phẩm rừng tự nhiên, theo hướng

Tạm thời:

(1)   Bằng thuế xuất với tài nguyên thủy sản tự nhiên: 1-2 %

(2)   Bằng thuế xuất thuế sử dụng đất đối với trồng rừng sản xuất: 4%

Lâu dài:

(3)   Tổ chức nghiên cứu khoa học về cơ sở lý luận và thực tiễn xác định thuế xuất thuế tài nguyên đối với sản phẩm rừng tự nhiên.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các văn bản liên quan