Góp ý rà soát Luật Kế toán 2003 – Phan Thị Hoàng Yến, Luật sư, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội

Thứ Tư 10:14 28-09-2011

Với tư cách một luật sư hành nghề tư vấn trong lĩnh vực đầu tư, tài chính cho đối tượng chủ yếu là các nhà đầu tư nước ngoài, tôi xin góp ý một số vấn đề thực tế như sau, ngoài các vấn đề đã được đề cập trong bản Rà Soát Văn Bản Pháp Luật – Luật Kế Toán 2003:

1. Định nghĩa về “đơn vị kế toán ”

1.1 Các đối tượng được coi là đơn vị kế toán

Điều 2.1 liệt kê các đối tượng được coi là “đơn vị kế toán” được dẫn chiếu tới theo Điều 4.5, bao gồm:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước;

b) Đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước;

c) Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;

d) Hợp tác xã;

e) Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác,

Các đối tượng được liệt kê này có một số vấn đề sau đây:

Thứ nhất, trong các đối tượng đ ược liệt kê là đ ơn vị kế toán, theo đó phải tổ chức bộ máy kế toán, báo cáo tài chính … có các đối tượng không có hoạt động kinh doanh, không xuất hoá đơn, không có doanh thu, ví dụ văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước. Đối với những đ ối tượng này, nghĩa vụ tài chính chủ yếu phát sinh là thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Trong đó, thuế giá trị gia tăng và tiêu thụ đặc biệt đã được tính trong hàng hoá (vì các đơn vị này là người tiêu dùng cuối cùng) và đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho họ có nghĩa vụ thu nộp các loại thuế này. Thuế nhập khẩu được thu ngay tại khâu nhập khẩu. Còn thuế thu nhập cá nhân là trích và nộp thay cho người lao động. Do vậy, nghĩa vụ tài chính chủ yếu của các đơn vị này đã được khấu trừ và nộp bởi các đối tượng khác theo quy định của pháp luật về thuế. Do đó, việc quy định các đơn vị như vậy là đơn vị kế toán, phải lập báo cáo tài chính, có bộ máy kế toán là gây khó khăn cho hoạt động của họ, đồng thời cũng gây khó khăn cho việc tuân thủ pháp luật bởi trong các quy định cụ thể đối với hoạt động của từng loại hình tổ chức của các đơn vị này không có quy định cụ thể về loại báo cáo tài chính mà họ phải lập; trong khi đó

Thứ hai, một số đối tượng có hoạt động kinh doanh, có doanh thu, xuất hoá đơn, hạch toán đ ộc lập lại không được xếp vào các đơn vị kế toán, ví dụ: chi nhánh hạch toán độc lập của doanh nghiệp trong nước. Trên thực tế các đơn vị loại này vẫn phải lập báo cáo tài chính, các báo cáo thuế, hạch toán và thu nộp thuế độc lập. Tuy nhiên theo quy đ ịnh của Luật Kế toán 2003, các đơn vị như vậy thậm chí không cần có kế toán trưởng/ người phụ trách kế toán.

1.2 Cấu trúc điều khoản định nghĩa “đơn vị kế toán”

Theo Luật Kế toán 2003, tại Đ iều 4.5 và 2.1, đơn vị kế toán được định nghĩa là:

“các đối tượng sau:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước;

b) Đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước;

c) Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động

theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;

d) Hợp tác xã;

e) Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác,

có lập báo cáo tài chính ” .

Định nghĩa này không đáp ứng yêu cầu về tính minh bạch, cụ thể là ngôn ngữ sử dụng không rõ ràng, dễ hiểu, có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau, cụ thể:

Cách hiểu thứ nhất:

Một đơn vị được coi là một đơn vị kế toán khi đơn vị đó đáp ứng đồng thời 02 yêu cầu:

(i) Là một trong các đối tượng a), b), c), d) hoặc e nói trên;

(ii) Có lập báo cáo tài chính.

Theo cách hiếu này, một số đối tượng được liệt kê bên trên nhưng không lập báo cáo tài chính thì không phải là “đơn vị kế toán ” . Do vậy, đơn vị đ ó sẽ không phải thực hiện một số nghĩa vụ, tuân thủ một số quy định đối với đơn vị kế toán theo quy đ ịnh của Luật Kế toán 2003.

Ví dụ: văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam theo Nghị định số 72/2006/NĐ-CP chỉ có chức năng văn phòng liên lạc và xúc tiến kinh doanh, không có chức năng kinh doanh. Cũng theo Nghị định 72/2006/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư số 11/2006/TT-BTM, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài chỉ phải báo cáo hoạt động tại Sở Thương mại, đồng thời không có quy định nào về nghĩa vụ lập báo cáo tài chính của Văn phòng đại diện. Như vậy, theo cách hiểu này Văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài không phải là đơn vị kế toán (vì vi phạm điều kiện 2), do đó không cần phải có kế toán trưởng/người phụ trách kế toán theo Đ iều 48 Luật Kế t oán 2003. Do vậy, nếu hiểu theo cách này, quy định tại Điều 37.1 Nghị định 129/2004/NĐ-CP bắt buộc Văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài phải có kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán là không phù hợp với quy định của Luật Kế toán 2003.

Cách hiểu thứ 2:

Một đơn vị thuộc một trong các trường hợp a), b), c), d) hoặc e nói trên được gọi là một “đơn vị kế toán” và một đơn vị kế toán như vậy phải lập báo cáo tài chính.

Theo cách hiểu này bất kỳ đơn vị kế toán nào cũng phải lập báo cáo tài chính.

Điều này mâu thuẫn với các quy định khác, cụ thể như ví dụ về văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài thành lập tại Việt Nam nói trên không hề phải lập báo cáo tài chính. Trên thực tế, văn phòng đại diện loại này không có hoạt động kinh doanh, không có nguồn thu, do vậy việc văn phòng đại diện không phải lập báo cáo tài chính là hợp lý về mặt thực tiễn. Trường hợp định nghĩa về đơn vị kế toán được hiểu theo cách thứ hai này, thì khi văn phòng đại diện không lập báo cáo tài chính là vi phạm luật kế toán, song ngược lại không có bất kỳ hướng dẫn nào về loại báo cáo tài chính mà văn phòng đại diện phải lập.

Tóm lại, với quy định hiện tại về đ ịnh nghĩa đ ơn vị kế toán, bất kỳ cách hiểu nào cũng gây nhầm lẫn khi áp dụng và không phù hợp với hoạt động thực tế. Đ ối với các đ ối tượng nước ngoài khi tiếp cận Luật Kế toán 2003, việc hiểu theo cách thứ nhất hay thứ hai tuỳ thuộc vào bản dịch tiếng Anh của Luật Kế toán 2003 (hay nói đúng hơn tuỳ thuộc vào việc người dịch hiểu quy định tại Đ iều 4.5 Luật Kế toán 2003 như thế nào). Ví dụ, theo bản dịch của Allens Arthur Robinson1, điều này được dịch như sau:

“Accounting entity means any entity stipulated in sub-clauses (a), (b), (c), (d) and (dd) of article 2.1 of this Law which prepares financial reports ”

Theo cách dịch này, định nghĩa về đơn vị kế toán được hiểu theo cách thứ nhất.

KIẾN NGHỊ:

Theo phân tích ở trên, quy định này vi phạm các điều kiện về:

 Tính minh bạch: không rõ ràng dễ hiểu, có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau;

 Tính thống nhất: gây ra mâu thuẫn đối với các v ă n bản khác;

 Tính hợp lý: không phù hợp với hoạt động kinh doanh thực tế;

 Tính khả thi: những đơn vị không có hoạt động kinh doanh thì lại phải tổ chức bộ máy kế toán trong khi các đ ơn vị có hoạt động kinh doanh, hạch toán doanh thu và đóng thuế thì lại không phải tổ chức bộ máy kế toán.

Do đó, kiến nghị quy định định nghĩa về đơn vị kế toán theo hướng rõ ràng, minh bạch, hiểu theo một nghĩa duy nhất. Đây là một khái niệm quan trọng xuyên suốt trong Luật Kế toán, do vậy cần phải quy định dễ hiểu và thống nhất, theo hướng sau đây:

1 Allens Arthur Robinson: www.aar.com.au Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam bằng tiếng Anh của Allens Arthur Robinson Việt Nam: www.vietnamlaws.com

Điều 4.5 là điều về định nghĩa và giải thích, do vậy việc quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của các đối tượng trong điều này là không hợp lý về mặt kỹ thuật lập pháp và logic. Từ đó:

a. Nếu định nghĩa về đơn vị kế toán được quy định theo hướng “đơn vị kế toán là một trong các đối tượng [__] mà có nghĩa vụ lập báo cáo tài chính” (cách hiểu 1) thì cần làm rõ cấu trúc song song tương đương giữa hai đ iều kiện (a) các đ ối tượng và (b) lập báo cáo tài chính; hoặc b. Nếu đ ịnh nghĩa đ ơn vị kế toán chỉ bao gồm các đ ối tượng [__], còn việc lập báo cáo tài chính là một nghĩa vụ của các đối tượng được gọi là đơn vị kế toán (cách hiểu 2), thì nghĩa vụ này phải quy định tại một phần khác, không nằm trong điều về định nghĩa và giải thích, ví dụ mục 3, chương II về báo cáo tài chính.

Khuyến nghị sửa đ ổi Đ iều 4.5 theo bản Rà Soát Vă n Bản Pháp Luật – Luật Kế Toán 2003 (dùng từ “và” để liên kết giữa các đối tượng liệt kê và nghĩa vụ lập báo cáo tài chính) chưa làm rõ được cấu trúc của điều khoản này.

Đồng thời, liệt kê các đơn vị tại Đ iều 2.1 cần:

a. Xem xét loại bỏ các đ ơn vị không có hoạt đ ộng kinh doanh, không sử dụng ngân sách nhà nước, các nghĩa vụ tài chính chủ yếu với ngân sách nhà nước đã được thực hiện thông qua các đơn vị khác theo quy đ ịnh của pháp luật về thuế;

b. Xem xét bổ sung các đơn vị có hoạt động kinh doanh, có doanh thu, hạch toán độc lập, có xuất hoá đơn, có nghĩa vụ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước.

2. Tính thống nhất và đảm bảo tính pháp chế giữa Luật Kế toán 2003 và các v ăn bản hướng dẫn thi hành

Đ iều 51.3 Luật Kế toán 2003 quy đ ịnh những người không đ ược làm kế toán bao gồm: “ Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người có trách nhiệm quản lý đ iều hành đ ơn vị kế toán, kể cả kế toán trưởng trong cùng một đ ơn vị kế toán là doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, hợp tác xã, cơ quan nhà nước, đ ơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đ ơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước ” .

Như vậy, quy định tại Đ iều 51.3 chỉ hạn chế với người có liên quan của người có trách nhiệm quản lý điều hành đơn vị kế toán, không hạn chế người quản lý điều hành đơn vị kế toán đ ồng thời làm kế toán. Tuy nhiên, Điều 14.2(a) Nghị đ ịnh số 185/2004/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đ ối với việc người chịu trách nhiệm quản lý, đ iều hành đ ơn vị kế toán kiêm làm kế toán. Quy định này vi phạm nghiêm trọng tính thống nhất của các v ă n bản quy phạm pháp luật. Nghị đ ịnh 185/2004/NĐ-CP trong trường hợp này đã đặt ra thêm một quy phạm pháp luật không có trong Luật Kế toán 2003.

Ngoài ra, khái niệm “người có trách nhiệm quản lý đ iều hành đ ơn vị kế toán” cần phải được làm rõ. Khái niệm này có thể được hiểu theo nhiều nghĩa như sau:

(i) Tất cả những người có trách nhiệm quản lý điều hành đơn vị kế toán, bao gồm tất cả những chức danh quản lý. Theo đó, đối tượng bị hạn chế làm kế toán theo Điều 51.3 Luật Kế toán là rất rộng. Và một quy định như vậy là hoàn toàn không cần thiết; hoặc

(ii) Là 01 người có trách nhiệm điều hành công việc hàng ngày của đơn vị kế toán. Đối với doanh nghiệp, đây là người đại diện theo pháp luật, đối với các đơn vị sự nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức khác, đây là người đứng đầu đơn vị/cơ quan đó; hoặc

(iii) Là những người có trách nhiệm quản lý điều hành cao nhất của đơn vị kế toán, tức cơ quan ra quyết định cao nhất của đơn vị kế toán về việc điều hành hoạt động. VD: đối với công ty cổ phần, đây có thể là hội đồng quản trị, đối với công ty TNHH, đây có thể là hội đồng thành viên, với các đơn vị sự nghiệp hoặc cơ quan nhà nước, có thể là một hội đồng nào đó.

Như vậy, hiểu theo nghĩa này “người có trách nhiệm quản lý điều hành” không chỉ là một người, theo đó đối tượng bị hạn chế làm kế toán theo Điều 51.3 Luật Kế toán cũng tương đối rộng.

Một quy định như tại Đ iều 51.3 vi phạm tính minh bạch và hợp lý. Do vậy, kiến nghị sửa đổi như sau:

KIẾN NGHỊ

a. Xem xét nếu việc hạn chế người quản lý điều hành đơn vị kế toán đồng thời làm kế toán là cần thiết thì phải đưa quy định này vào Luật Kế toán, cụ thể là vào phần những đối tượng không được làm kế toán. Từ đó mới có cơ sở để quy định biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với việc vi phạm quy định này.

b. Làm rõ khái niệm “người có trách nhiệm quản lý điều hành đơn vị kế toán”, quy định theo hướng cụ thể đối với từng loại hình đơn vị kế toán.

c. Chỉ nên hạn chế người quản lý điều hành đ ơn vị kế toán đồng thời làm kế toán đối với các đơn vị sự nghiệp và các đơn vị sử dụng vốn nhà nước, nhằm mục đích tránh sự lạm quyền và gây thất thoát vốn nhà nước. Đối với khu vực ngoài quốc doanh, sự hạn chế như vậy là không cần thiết và không phù hợp với thực tế.

Trên đây là một số ý kiến đ óng góp dựa trên những kinh nghiệm và vướng mắc thực tế phát sinh trong quá trình hành nghề tư vấn, nhất là với đối tượng nhà đ ầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh Việt Nam, hiện đã là một thành viên WTO, đang nỗ lực hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, việc xây dựng một hành lang pháp lý minh bạch, dễ hiểu, phù hợp với thực tiễn là yêu cầu hết sức cần thiết đối với việc thu hút các nguồn vốn nước ngoài, đồng thời cũng để đ ảm bảo tính pháp chế.

Các văn bản liên quan