Góp ý Dự thảo Thông tư Kiểm tra hải quan
GÓP Ý DỰ THẢO
THÔNG TƯ KIỂM TRA HQ
( Bài phát biểu tại hội thảo do VCCI và Bộ Tài chính
tổ chức ngày 16-5-2008 tại số 7.Phan Huy ChúHN)
Trần Nguyên Chẩn
Trước hết cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới ban tổ chúc đã có nhã ý mời tôi tham gia vào hội thảo này. Do Viet nam đã là thành viên của WTO. Của WCO…đã tham gia ký kết nhiều công uoc quốc tế như công uoc HS( công uoc về một ngôn ngữ chung toàn cầu về hàng hoá) công uoc Kyoto) công uoc về hài hoà các thủ tục Hải quan…tất cả các công uoc đều quy định rằng các bên tham gia phải đưa những nội dung của công uoc vào nội luật ,do đó việc tìm ra những điều của dự thảo thông tư trái với những điều Việt nam đã cam kết quốc tế là cần thiết.
Sau đây là bản góp ý của tôi:
A, phần chung
Bản dự thảo quá dài, có tham vọng như một tuyển tập các văn bản pháp quy về Hải quan. Theo tôi nên làm những thông tư hướng dẫn trong phạm vi hẹp của một luật nào đó.Sau khi hoàn thành các thông tư hướng dẫn của các luật( và các Nghị định có liên quan), việc tổng hợp lại là thuộc phạm vi của cơ quan pháp chế của cơ quan chủ quản.Không nên có tham vọng quá lớn, rát khó theo rõi ,chưa kể là ở đây có những văn bản luật pháp vừa ban hành xong đã phát hiện sai cơ bản nh Luật Quản lý thuế chẳng hạn[a].Điểm nữa là tất cả các khái niệm trong một văn bản phải thể hiện nhất quán ở mọi chỗ , không nên dùng mỗi chỗ một khác. [1]
B. Góp ý cụ thể:
Phần II, chương I: Hướng dẫn chung về thủ tục Hải quan,quản lý thuế
I. Hàng hoáxuất khẩu, nhập khẩu thương mại quy định tại mục I,
Chương II, Nghị định 154CP-ND
Phần này tác giả đã bệ nguyên xi điều 1, mục 1 Phần B của Thông t 112/2005/TT-BTC ngày 15-12-2005 mà không làm rõ thêm một tý gì.Trong lưu thông hàng hoá trên phạm vi toàn cầu, tự điển thuật ngữ của WCO( Tổ chức Hải quan thế giới) đã giải thích rất rõ:
a-“Xuất khẩu (exportation) là hành động mang một mặt hàng bất kỳ ra khỏi lãnh thổ Hải
quan” [2]
b-Tái xuất khẩu ( re-exportation) là đem trả lại vào lãnh thổ Hải quan cũ mặt hàng trước đây đã bị đưa ra từ lãnh thổ hải quan đó[2]
c-“Nhập khẩu ( importation) là hành động đưa vào một mặt hàng bất kỳ vào lãnh thổ Hải quan[2]
d-tái nhập (re-importation)là đưa trả lại vào lãnh thổ Hải quan mặt hàng trước đây đã đưa ra khỏi vùng lãnh thổ đó.” [2]
e-“Tạm nhập trong cùng trạng thái(Reimportation in the same state) là thủ tục Hải quan mà ở đó hàng hoá xuất khẩu được phép lưu thông tự do hoặc được sử dụng trong gia đình ,được miễn các loại thuế và lệ phí, với điều kiện nó không bị chế tạo thêm,chế biến thêm hoặc sửa chữa ở nước ngoài” [2]
Hàng hoá tái nhập trong cùng trạng thái đã được sử lý trong phụ lục 3 của công uoc Kyoto. [2]
Như vậy, hàng hoá tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập có một số đặc điểm sau:
1 -trong quá trình tạm nhập và tái xuất hoặc tạm xuất và tái nhập. Hàng hoá phải là của riêng một chủ sở hữu, nó không được phép đổi chủ trong quá trình này
2 -về không gian,trạng thái hàng hoá tạm nhập và trạng thái tái xuất đã ở hai lãnh thổ Hải quan khác nhau.
3 -Việc tái xuất ,tái nhập như vậy không có yếu tố sinh lời.
4 -Bao bì, bình chứa( của hàng hoá tạm nhập để tái xuất hoặc tạm xuất để tái nhập ) không được thay đổi, sửa chữa.
e-“ Quá cảnh Hải quan(Customs transit) là thủ tục Hải quan mà ở đó hàng hoá được vận chuyển dưới sự kiểm tra củaHải quan từ trụ sở Hải quan này tới trụ sở Hải quan khác”
Như vậy, chúng ta có thể làm rõ điều 1 này chỉ có các loại hàng hoá sau đây:
Hàng hoá nhập khẩu,Hàng hoá xuất khẩu,ứng với khoản 1,điều 1 của mục 1 phần B
Hàng xuất khẩu, nhập khẩu được hưởng chế độ ưu đãi( ứng với các khoản 4,5,6và 9 điều
1,mục 1,phần 2)
Hàng hoá là tài sản di chuyển( Chưa có trong dự thảo)
Sắp tới, khối lượng Việt kiều hồi hương có thể sẽ rất lớn,cả các nhân viên sứ quán, các lưu học sinh…Sau nhiều năm công tác, học tập và sinh sống ở nước ngoài đương nhiên họ có một số tài sản cần mang về nước và cũng được hưởng chế độ ưu đãi.
Hàng hoá liên quan tới sở hữu trí tuệ( Khoản này dự thảo hình như đã quên)
Hàng hoá tạm nhập –tái xuất,Hàng hoá tạm xuất-tái nhập , ứng với khoản 2,khoản 11,khoản 12,khoản 10 điều 1,mục 1, phần 2
Hàng hoá quá cảnh Hai quan,ứng với khoản 3,khoản 11 điều 1, mục 1,phần 2
(Hàng hoá có những chế độ tương tự sẽ có những thủ tục Hải quan gần giống nhau, do đó nên xếp gần nhau )
khoản 2 điều 1 ,chương I,phần II về một loại “Hàng hoá kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất” là không có trên thế giới được bộ Thương mại Việt nam đơn phương ban hành và áp dụng trong Trường hợp kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu.Tương tự như vậy, tập quán quốc tế không tồn tại khái niệm “ Xuất khẩu tại chõ và khái niệm nhập khẩu tại chỗ.” Đề nghị không nên sáng tạo ra những khái niệm mới ,khác với thế giới mà chúng ta đang hội nhập.
Tại sân bay Tân sơn nhất , hoặc cảng Sài gòn, hoặc sân bayNội bài, theo quyết định số 1752/2003/QD-BTM ngày 15-12-2003, một số doanh nghiệp độc quyền được phép buôn bán xăng dầu xuyên quốc tế với siêu lợi nhuận mà đã không phải nộp thuế Xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu .Với số lượng xăng dầu nhập khẩu vô cùng lớn, họ tích luỹ vào các bồn xăng đặc chủng của kho xăng có ở các cảng,rồi bán cho các máy bay nước ngoài và tàu thuyền nước ngoài đang neo đậu tại đó để thu ngoại tệ và gọi hành vi đó là tái xuất khẩu tại chỗ! Hồi năm 1994 tôi được giao đi kiểm tra việc xuất nhập khảu xăng dầu tại các tỉnh phía nam , được biết, các trạm xăng Nhà nước hoàn toàn ế ẩm, đã không thể kinh doanh xăng dầu vì xăng dầu lậu tràn lan, giá lại rẻ hơn nhiều so với giá bán tại các tram xăng của các doanh nghiệp thông thường. Sau chuyến kiểm tra, tôi đã viết báo cáo lãnh đạo TCHQ về những thiệt hại to lớn cho nhà nước, nhưng sự việc trên đã không được sử lý triệt để và đã tồn tại đến ngày nay. Hậu quả là cách đây mấy năm nhà nước đã nghiêm trị một cán bộ tham gia tạm nhập tái xuất xăng dầu,Tôi cũng không thể giải thích nổi là làm sao lãnh đạo Bộ thương mại vẫn than phiền về việc thiệt hại và thua lỗ trong việc kinh doanh xăng dầu có một không hai này!
Tôi đề nghị Bộ Thương mại và chính phủ xem xét lại quyết định 1752/2003 nêu trên vì nó tráI với thông lệ quốc tế , tự nhiên mở rộng cửa khẩu quốc gia để một ngành được hưởng lợi, còn nhà nước thì thua thiệt.
Chuyển khẩu không phải là một hình thức “kinh doanh xuất nhập khẩu”, vì bản chất của hoạt đông này là hoạt động quá cảnh, hàng hoá chưa được đưa ra khỏi lãnh thổ Hải quan,do đó đưa nó vào khoản 3,điều I,chương I,phần II là sai.
Về điểm II: Phân loại Hàng hoá
Phân loại hàng hoá là việc xác định đúng tên của nhóm hàng, tên của phân nhóm hàng và tên hàng theo biểu thuế. Cái mà chúng ta quen gọi là mã số hàng hoá trong biểu thuế đơn giản là phương pháp đánh số thứ tự đặc biệtcủa công uoc HS mà thôi.Mã số chỉ là một dãy số vô tri vô giác, không nói lên được cái gì cả, chỉ có thuật ngữ mô tả chính xác tên nhóm, tên phân nhóm và tên hàng mới thể hiện đợc những thuộc tính của hàng hoá,vì chỉ có chúng mới cho ta áp dụng 6 quy tắc của HS để phân loại nhằm xác định tên gọi với các thuộc tính chung, thuộc tính cơ bản và thuộc tính riêng của tong mặt hàng.Thông thường khi khởi tố vụ án Viện kiểm sát thường khởi tố vụ án với một tội danh rõ ràng được ghi trong luật , chứ không bao giờ khởi tố với mã số của luật, toà án khi tuyên án cũng vậy, tuyên án theo tội danh được ghi rõ trong bộ luật, chứ không tuyên án theo mã số của luật. Do đó, theo quy định của công ước HS, các doanh nghiệp khi gửi mẫu hàng đi giám định hay đi phân tích phân loại, kết quả trả lời không thể là chung chung về mã số hàng hoá, mà phải trả lời chính xác cho doanh nghiệp: Mẫu hàng có tên nhóm như thế nào trong biểu thuế và thuộc phân nhóm nào trong nhóm hàng đó. Ngay thuật ngữ “Loại khác” trong biểu thuế không có nghĩa là không có tên, mà nó có tên cụ thể nhưng biểu thuế không nêu ra thôi vì sẽ quá dài.Kết quả phân tích phân loại của Cơ quan Hải quan phải trả lời cho doanh nghiệp những vấn đề này.[3]
Về điều IV:
Khai Hải quan
IV.
2 uỷ quyền khai Hải quan:
A, Người được uỷ quyền khai Hải quan
Ngay từ năm 2005 khi Nghị định về “Đại lý Hải quan”đư ợc ban hành, tôi đã phat hiện ra sự nhầm lẫn về khái niệm của Đại lý Hải quan và đã có hai bài viết đăng trên tạp chí nghiên cứu lập pháp của VP Quốc hội và Đới sống& pháp luật của hội luật gia Việt nam.Trong khi Luật Hải quan chưa sửa, đề nghi đừng đưa khái niệm “Đại lý Hải quan” vào điều này, vì quy định và hiểu như vậy là hoàn toàn trái với thông lệ quốc tế,mà tạm thời vẫn dùng khái niệm khai thuê Hải quan theo đúng bản chất của vấn đề.[4]
Phần II:
Thủ tục Hải quan,
Kiểm tra Hải quan, quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu ,nhập khẩu thương mại
IX.Ấn định thuế:[5]
Tôi cho là đây là một khái niệm không đúng mà là “ký xác nhận độ chính xác kết quả tính thuế của cấpthuộc quyền sau khi đã đích thân kiểm tra ”.Cuốn tự điển tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ biên soạn giải thích khái niệm “ấn định” như sau: “Định ra một cách chính thức để mọi người theo đó mà thực hiện:như ấn định nhiệm vụ, ấn định sách lư ợc…” Việc chi cục trưởng Hải quan cửa khẩu hay cục trư ởng Hải quan tỉnh thành phố,cục trư ởng cục Điều tra chống buôn lậu, cục trưởng cục kiểm tra sau thông quan ký xác nhận kết quả tính thuế của cấp thuộc quyền không phải là “ định ra số tiền thu thuế một cách chính thức để doanh nghiệp cứ thế mà nộp”!5]
Phần VI:
Kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế[4]
Cuốn từ điển tiếng Việt giải thích thanh tra : “kiểm tra, xem xét tại chỗ việc làm của địaphương”.Nếu như vậy tiêu đề trên là thừa .Thanh tra và kiểm tra sau thông quan có cùng nghĩa! Kiểm tra công khai, Điều tra chông buôn lậu, Kiểm tra sau thông quan( Hay Audit) là 3 biện pháp nghiệp vụ cơ bản của Hải quan phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo thành 3 binh chủng hợp thành của ngành Hải quan ,mà mỗi binh chủng có chức năng và nhiệm vụ riêng của nó, vừa hỗ trợ nhau, bổ xung cho nhau đồng thời là đối trọng để kiểm tra lẫn nhau , chứ không được phép thay nhau!Trong khi Điều tra chông buon lậu có chức năng và nhiệm vụ điều tra để phát hiện những đường dây buôn lậu, tức những kẻ trốn tránh sự kiểm tra công khai của Hải quan tại cửa khẩu, thì kiểm tra sau thông quan - thực chất nó là đơn vị “kiểm toán” mà tiếng Anh gọi là Audit-giống như Kiểm toán Nhà nước vậy,có nhiệm vụ kiểm tra lại hồ sơ các lô hàng đã tham gia xuất khẩu hoặc nhập khẩu nhằm phát hiện những gian lận thương mại mà đơn vị kiểm tra công khai trước đó chưa phát hiện được.Chỉ khi nào nhận thức rõ ràng như trên thì diễn giải phần VI của thông tư mới thông thoáng và rõ ràng được.Điểm 4 của bản gợi ý muốn tăng tỷ lệ miễn kiểm tra công khai đồng thời tăng tỷ lệ kiểm tra sau thông quan là không phù hợp,chứng tỏ không hiểu chức năng khác nhau của các đơn vị này.Kiểm tra công khai là quyền thiêng liêng mà chỉ ngành Hải quan mới có, phù hợp với thông lệ quốc tế. Cho nên không bao giờ người ta nói về “miễn kiểm tra Hải quan” mà chỉ nói rằng tạm thời không kiểm tra Hải quan mà thôi.
C.Kết
Bản dự thảo này đã được viết rất hoành tráng, cả trên trăm trang, xem ra rất bài bản ,nhưng đã phạm những sai lầm về những khái niệm cơ bản liên quan tới nghiệp vụ Hải quan .Vì lợi ích chung của nước nhà, tôi xin có một số đóng góp để các đồng chí tham khảo.
Chân thành cảm ơn sự quan tâm của các quý vị đại biểu.
Tài liệu tham khảo:
[1] TCHQ: Dự thảo TTHD Thủ tục Kiểm tra HảI quan
[2] WCO-Tổ chức HQ thế giới:Glossary ò international customs term-1995
[3]Trần Nguyên Chẩn,tạp chí KTĐN số 1.2002: Tham gia công ước HS, bước hội nhập..
[4] Trần Nguyên Chẩn:tạp chí NCLP:Đại lý HảI quan và sự nhầm lẫn về kháI niệm trong luật HảI quan
[5]Viện Ngôn ngữ: Từ điển tiếng Việt
[a] Trần Nguyên Chẩn: Tìm hiểu luật Quản lý thuế