Góp ý của VCCI Khánh Hoà
Nhìn chung, hầu hết cán bộ, CNV trong cơ quan đều thống nhất cơ bản với bản Dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng. Đồng thời căn cứ vào đề cương gợi ý thảo luận, lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về Dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng xin góp ý thêm một số vấn đề như sau:
Điều 1, Về phạm vi điều chỉnh:
Đa số ý kiến đề nghị Luật phòng,chống tham nhũng lần này chỉ nên tập trung điều chỉnh hành vi tham nhũng của những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước như qui định trong Pháp lệnh chống tham nhũng hiện hành bởi mấy lý do sau đây:
• Tình hình tham nhũng, tiêu cực lâu nay qua phản ảnh cuả các cơ quan thông tin đại chúng và dư luận nhân dân xảy ra chủ yếu trong các cơ quan thuộc khu vực Nhà nước. Cho nên, cần phải kiên quyết làm trong sạch và loại trừ bọn tham nhũng, tiêu cực ra khỏi bộ máy các cơ quan công quyền các cấp - số cán bộ tham nhũng này dù không nhiều nhưng gây ra những hậu quả ghê gớm trong xã hội, làm ảnh hưởng đến số đông công chức Nhà nước, làm mất lòng tin trong nhân dân về sự chỉ đạo, điều hành cuả Nhà nước. Đồng thời Luật phòng, chống tham nhũng lần này cần phải có những điều khoản khắc phục tình trạng xin – cho, chạy chọt dự án ở mọi ngành, mọi cấp và tạo ra môi trường làm việc minh bạch khi các cơ quan Nhà nước tiến hành giao dịch với tổ chức, công dân và các nhà đầu tư nước ngoài.
• Không nên mở rộng việc điều chỉnh các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị ngoài khu vực Nhà nước vì các hành vi vi phạm pháp luật ở khu vực này sẽ do các Luật khác điều chỉnh.
Điều 5, Nguyên tắc xử lý tham nhũng:
Đề nghị bỏ khoản 1, vì khoản này ghi trong luật có vẻ như hô hào, kêu gọi mang tính chung chung và trong thực tế cuộc sống, mọi hành vi tham nhũng, tiêu cực sẽ không bao giờ được phát hiện hết.
Điều 39,về kê khai tài sản thu nhập:
Hầu hết các ý kiến tham gia đều chọn phương án 1: Người có chức vụ, quyền hạn quy định tại khoản 3,điều 1 cuả luật này có nghĩa vụ kê khai tài sản cuả mình và tài sản thuộc sở hữu cuả vợ hoặc chồng và con. Bởi vì những quan chức tham nhũng không dại gì kê khai mọi tài sản do lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà có được là cuả mình, mà thường là do vợ, chồng hoặc các con đứng tên. Chưa kể trường hợp do cha, mẹ, anh chị em ruột đứng tên. Có một thực tế là nhiều quan chức có vài toà biệt thự, vài lô đất ở các vị trí thuận lợi, vài cây xăng, và hàng chục xe tải đời mới, vận chuyển độc quyền hàng hoá trên địa bàn tỉnh, thuộc phạm vi chi phối cuả các vị này, ai muốn tham gia vào thị trường này phải chung chi mới được giải quyết ... nhân dân ai cũng biết khối tài sản đó là của anh ba, anh bảy, chị tư, nhưng các cơ quan quản lý cán bộ không làm sao xác minh được đó là tài sản cuả cán bộ đương chức. Từ tình hình trên, các ý kiến góp ý đề nghị luật cần bổ sung thêm những điều khoản cần thiết để khắc phục nhược điểm này.
Mục 4, Chương III, Các điều từ 61 – 64:
Nên nghiên cứu và đưa vào luật các điều khoản như: những đơn thư tố cáo tham nhũng tiêu cực dù không ghi rõ tên và địa chỉ (nặc danh), nhưng có nội dung sự việc cụ thể, rõ ràng, cũng cần được các cơ quan quản lý cán bộ, các cơ quan cấp trên xem xét, kết luận. Việc người tố cáo không nêu tên là do các biện pháp bảo vệ người chống tham nhũng lâu nay chưa hữu hiệu, đặc biệt là những người đang đương chức. Họ không nêu tên vì sợ bị trù đập, sợ bị chụp mũ là gây mất đoàn kết nội bộ. Có người vì chống tham nhũng, tiêu cực mà bị thôi việc, bị hạ tầng công tác..v.v...Trong khi đó thực tế chỉ ra rằng, các hiện tượng mà dư luận nêu lên đều đúng, nhưng không thấy cơ quan chức năng nào xử lý, chỉ vì một lý do là không đủ cơ sở để kết luận, xử lý, nên việc chống tham nhũng cứ luẩn quẩn, kém hiệu quả. Muốn chống tham nhũng phải lắng nghe ý kiến nhân dân, phải sâu sát cơ sở mới chống được, chứ nghe qua hội nghị, nghe các cơ quan đoàn thể báo cáo một chiều thì không tài nào chống được. Nhiều năm qua, việc phát hiện tham nhũng tiêu cực thường là do các cá nhân dũng cảm phát hiện, chứ ít khi được các cơ quan nhà nước, các đoàn thể phát hiện. Các cơ quan, tổ chức này luôn là người đi sau và chỉ làm nhiệm vụ hội họp để xử lý cán bộ.
Điều 72 - Ban chỉ đạo chống tham nhũng:
Đa số ý kiến đều chọn phương án 1: Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống tham nhũng do Thủ Tướng Chính Phủ đứng đầu; tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể cuả cơ quan này do Uỷ Ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị cuả Thủ Tướng Chính phủ. Không nên lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh. Bởi vì, lâu nay việc chống tham nhũng các ngành, các cấp đều có BCĐ, nhưng tham nhũng, tiêu cực vẫn tiếp tục xảy ra và ngày càng nghiêm trọng, thậm chí được coi là “quốc nạn”. Nhìn vào cấp nào cũng thấy BCĐ chống tham nhũng, nhưng hiệu quả hoạt động cuả ban này chỉ là hình thức, làm theo sự chỉ đạo của cấp trên.
Mặt khác, các ý kiến đề nghị nên ghi cụ thể vào luật các quyền hạn cuả BCĐ chống tham nhũng quốc gia như: có quyền đình chỉ, cách chức các quan tham dù họ ở bất kỳ cương vị công tác nào. Có như vậy việc phòng chống tham nhũng mới đạt được kết quả.
Điều 80 - Vai trò cuả cơ quan báo chí trong phòng, chống tham nhũng:
Việc chống tham nhũng trong các cơ quan Nhà nước và các Doanh nghiệp nhà nước thời gian qua có sự đóng góp to lớn cuả các cơ quan báo chí. Thông qua kênh này, Đảng, Nhà nước có thêm nhiều lượng thông tin về các hành vi cửa quyền, thông đồng lẫn nhau thông qua các hành vi đấu thầu, chỉ định thầu, xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc thiết bị... để tham nhũng, vụ lợi cuả một số cán bộ biến chất. Do vậy, cơ quan báo chí ngoài việc tuân thủ các qui định của Luật Báo chí và các luật liên quan, Luật phòng chống tham nhũng cần qui định cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm cuả các cơ quan báo chí trong phòng, chống tham nhũng như quyền thẩm tra, xác minh về các vụ việc tham nhũng; quyền công bố, đưa tin về kết quả điều tra xác minh... và chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với việc đưa tin và công bố kết quả điều tra vụ việc tham nhũng.
Điều 79, Vai trò và trách nhiệm cuả Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cuả Mặt trận:
Tại khoản 2, đề nghị xem lại đoạn”...Xử lý người có hành vi tham nhũng...” Mặt trận và các tổ chức thành viên không thể xử lý người có hành vi tham nhũng, nếu cá nhân đó không phải là cán bộ, CNV thuộc cơ quan mình. Vì vậy, trong đoạn này phải thêm 2 từ ”Kiến nghị” trước từ “Xử lý” cho rõ nghĩa. Cụ thể đoạn này như sau: ”..Xác minh vụ việc tham nhũng, kiến nghị xử lý người có hành vi tham nhũng...”
Điều 1, Về phạm vi điều chỉnh:
Đa số ý kiến đề nghị Luật phòng,chống tham nhũng lần này chỉ nên tập trung điều chỉnh hành vi tham nhũng của những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước như qui định trong Pháp lệnh chống tham nhũng hiện hành bởi mấy lý do sau đây:
• Tình hình tham nhũng, tiêu cực lâu nay qua phản ảnh cuả các cơ quan thông tin đại chúng và dư luận nhân dân xảy ra chủ yếu trong các cơ quan thuộc khu vực Nhà nước. Cho nên, cần phải kiên quyết làm trong sạch và loại trừ bọn tham nhũng, tiêu cực ra khỏi bộ máy các cơ quan công quyền các cấp - số cán bộ tham nhũng này dù không nhiều nhưng gây ra những hậu quả ghê gớm trong xã hội, làm ảnh hưởng đến số đông công chức Nhà nước, làm mất lòng tin trong nhân dân về sự chỉ đạo, điều hành cuả Nhà nước. Đồng thời Luật phòng, chống tham nhũng lần này cần phải có những điều khoản khắc phục tình trạng xin – cho, chạy chọt dự án ở mọi ngành, mọi cấp và tạo ra môi trường làm việc minh bạch khi các cơ quan Nhà nước tiến hành giao dịch với tổ chức, công dân và các nhà đầu tư nước ngoài.
• Không nên mở rộng việc điều chỉnh các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị ngoài khu vực Nhà nước vì các hành vi vi phạm pháp luật ở khu vực này sẽ do các Luật khác điều chỉnh.
Điều 5, Nguyên tắc xử lý tham nhũng:
Đề nghị bỏ khoản 1, vì khoản này ghi trong luật có vẻ như hô hào, kêu gọi mang tính chung chung và trong thực tế cuộc sống, mọi hành vi tham nhũng, tiêu cực sẽ không bao giờ được phát hiện hết.
Điều 39,về kê khai tài sản thu nhập:
Hầu hết các ý kiến tham gia đều chọn phương án 1: Người có chức vụ, quyền hạn quy định tại khoản 3,điều 1 cuả luật này có nghĩa vụ kê khai tài sản cuả mình và tài sản thuộc sở hữu cuả vợ hoặc chồng và con. Bởi vì những quan chức tham nhũng không dại gì kê khai mọi tài sản do lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà có được là cuả mình, mà thường là do vợ, chồng hoặc các con đứng tên. Chưa kể trường hợp do cha, mẹ, anh chị em ruột đứng tên. Có một thực tế là nhiều quan chức có vài toà biệt thự, vài lô đất ở các vị trí thuận lợi, vài cây xăng, và hàng chục xe tải đời mới, vận chuyển độc quyền hàng hoá trên địa bàn tỉnh, thuộc phạm vi chi phối cuả các vị này, ai muốn tham gia vào thị trường này phải chung chi mới được giải quyết ... nhân dân ai cũng biết khối tài sản đó là của anh ba, anh bảy, chị tư, nhưng các cơ quan quản lý cán bộ không làm sao xác minh được đó là tài sản cuả cán bộ đương chức. Từ tình hình trên, các ý kiến góp ý đề nghị luật cần bổ sung thêm những điều khoản cần thiết để khắc phục nhược điểm này.
Mục 4, Chương III, Các điều từ 61 – 64:
Nên nghiên cứu và đưa vào luật các điều khoản như: những đơn thư tố cáo tham nhũng tiêu cực dù không ghi rõ tên và địa chỉ (nặc danh), nhưng có nội dung sự việc cụ thể, rõ ràng, cũng cần được các cơ quan quản lý cán bộ, các cơ quan cấp trên xem xét, kết luận. Việc người tố cáo không nêu tên là do các biện pháp bảo vệ người chống tham nhũng lâu nay chưa hữu hiệu, đặc biệt là những người đang đương chức. Họ không nêu tên vì sợ bị trù đập, sợ bị chụp mũ là gây mất đoàn kết nội bộ. Có người vì chống tham nhũng, tiêu cực mà bị thôi việc, bị hạ tầng công tác..v.v...Trong khi đó thực tế chỉ ra rằng, các hiện tượng mà dư luận nêu lên đều đúng, nhưng không thấy cơ quan chức năng nào xử lý, chỉ vì một lý do là không đủ cơ sở để kết luận, xử lý, nên việc chống tham nhũng cứ luẩn quẩn, kém hiệu quả. Muốn chống tham nhũng phải lắng nghe ý kiến nhân dân, phải sâu sát cơ sở mới chống được, chứ nghe qua hội nghị, nghe các cơ quan đoàn thể báo cáo một chiều thì không tài nào chống được. Nhiều năm qua, việc phát hiện tham nhũng tiêu cực thường là do các cá nhân dũng cảm phát hiện, chứ ít khi được các cơ quan nhà nước, các đoàn thể phát hiện. Các cơ quan, tổ chức này luôn là người đi sau và chỉ làm nhiệm vụ hội họp để xử lý cán bộ.
Điều 72 - Ban chỉ đạo chống tham nhũng:
Đa số ý kiến đều chọn phương án 1: Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống tham nhũng do Thủ Tướng Chính Phủ đứng đầu; tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể cuả cơ quan này do Uỷ Ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị cuả Thủ Tướng Chính phủ. Không nên lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh. Bởi vì, lâu nay việc chống tham nhũng các ngành, các cấp đều có BCĐ, nhưng tham nhũng, tiêu cực vẫn tiếp tục xảy ra và ngày càng nghiêm trọng, thậm chí được coi là “quốc nạn”. Nhìn vào cấp nào cũng thấy BCĐ chống tham nhũng, nhưng hiệu quả hoạt động cuả ban này chỉ là hình thức, làm theo sự chỉ đạo của cấp trên.
Mặt khác, các ý kiến đề nghị nên ghi cụ thể vào luật các quyền hạn cuả BCĐ chống tham nhũng quốc gia như: có quyền đình chỉ, cách chức các quan tham dù họ ở bất kỳ cương vị công tác nào. Có như vậy việc phòng chống tham nhũng mới đạt được kết quả.
Điều 80 - Vai trò cuả cơ quan báo chí trong phòng, chống tham nhũng:
Việc chống tham nhũng trong các cơ quan Nhà nước và các Doanh nghiệp nhà nước thời gian qua có sự đóng góp to lớn cuả các cơ quan báo chí. Thông qua kênh này, Đảng, Nhà nước có thêm nhiều lượng thông tin về các hành vi cửa quyền, thông đồng lẫn nhau thông qua các hành vi đấu thầu, chỉ định thầu, xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc thiết bị... để tham nhũng, vụ lợi cuả một số cán bộ biến chất. Do vậy, cơ quan báo chí ngoài việc tuân thủ các qui định của Luật Báo chí và các luật liên quan, Luật phòng chống tham nhũng cần qui định cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm cuả các cơ quan báo chí trong phòng, chống tham nhũng như quyền thẩm tra, xác minh về các vụ việc tham nhũng; quyền công bố, đưa tin về kết quả điều tra xác minh... và chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với việc đưa tin và công bố kết quả điều tra vụ việc tham nhũng.
Điều 79, Vai trò và trách nhiệm cuả Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cuả Mặt trận:
Tại khoản 2, đề nghị xem lại đoạn”...Xử lý người có hành vi tham nhũng...” Mặt trận và các tổ chức thành viên không thể xử lý người có hành vi tham nhũng, nếu cá nhân đó không phải là cán bộ, CNV thuộc cơ quan mình. Vì vậy, trong đoạn này phải thêm 2 từ ”Kiến nghị” trước từ “Xử lý” cho rõ nghĩa. Cụ thể đoạn này như sau: ”..Xác minh vụ việc tham nhũng, kiến nghị xử lý người có hành vi tham nhũng...”