Góp ý của LS. Nguyễn Công Phức
1. Về phạm vi điều chỉnh:
Theo phương án 2: Điều chỉnh hành vi tham nhũng của người có chức vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn vì vụ lợi thuộc khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước.
2. Về kê khai tài sản:
Theo phương án 1: Người có chức vụ quyền hạn ngoài việc kê khai tài sản thuộc sở hữu của mình, còn phải kê khai tài sản của vợ hoặc chồng và các con.
3. Về trách nhiệm người đứng đầu cơ quan tổ chức để xảy ra tham nhũng tại đơn vị tổ chức mình quản lý:
Nói trách nhiệm gì thì nói, theo tôi người đứng đầu cơ quan tổ chức để xảy ra tham nhũng tại đơn vị cơ quan tổ chức mình quản lý, trước hết người đó phải từ chức, sau đó có liên quan thì xử lý theo pháp luật.
4. Tiếp nhận xử lý tố cáo hành vi tham nhũng:
Theo tôi đề nghị : tiếp nhận cả tố cáo không ghi rõ địa chỉ người tố cáo nhưng có nội dung sự việc cụ thể rõ ràng. Trong thực tế hiện nay người tố cáo chưa được bảo vệ một cách đầy đủ và phải bảo đảm cho người tố cáo không bị trù dập.
5. Ban chỉ đạo chống tham nhũng:
Ban chỉ đạo chống tham nhũng nên tổ chức thành một cơ quan độc lập có tổ chức từ trung ương đến cấp tỉnh (giống cơ quan cảnh sát điều tra hoạt động theo luật tố tụng) đặt tại Bộ Công an dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước.
Để cơ quan này trực thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh không bảo đảm tính khách quan của nó trong việc đấu tranh chống tham nhũng.
6. Về vai trò của cơ quan báo chí (Điều 80), Vai trò và trách nhiệm của xã hội trong phòng chống tham nhũng (Điều 79, 81 và 82):
Cần quy định cụ thể hơn làm sao khi các cơ quan này hoặc công dân có ý kiến phản ánh tố giác phải có sự trả lời và giải quyết một cách cụ thể.
Theo phương án 2: Điều chỉnh hành vi tham nhũng của người có chức vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn vì vụ lợi thuộc khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước.
2. Về kê khai tài sản:
Theo phương án 1: Người có chức vụ quyền hạn ngoài việc kê khai tài sản thuộc sở hữu của mình, còn phải kê khai tài sản của vợ hoặc chồng và các con.
3. Về trách nhiệm người đứng đầu cơ quan tổ chức để xảy ra tham nhũng tại đơn vị tổ chức mình quản lý:
Nói trách nhiệm gì thì nói, theo tôi người đứng đầu cơ quan tổ chức để xảy ra tham nhũng tại đơn vị cơ quan tổ chức mình quản lý, trước hết người đó phải từ chức, sau đó có liên quan thì xử lý theo pháp luật.
4. Tiếp nhận xử lý tố cáo hành vi tham nhũng:
Theo tôi đề nghị : tiếp nhận cả tố cáo không ghi rõ địa chỉ người tố cáo nhưng có nội dung sự việc cụ thể rõ ràng. Trong thực tế hiện nay người tố cáo chưa được bảo vệ một cách đầy đủ và phải bảo đảm cho người tố cáo không bị trù dập.
5. Ban chỉ đạo chống tham nhũng:
Ban chỉ đạo chống tham nhũng nên tổ chức thành một cơ quan độc lập có tổ chức từ trung ương đến cấp tỉnh (giống cơ quan cảnh sát điều tra hoạt động theo luật tố tụng) đặt tại Bộ Công an dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước.
Để cơ quan này trực thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh không bảo đảm tính khách quan của nó trong việc đấu tranh chống tham nhũng.
6. Về vai trò của cơ quan báo chí (Điều 80), Vai trò và trách nhiệm của xã hội trong phòng chống tham nhũng (Điều 79, 81 và 82):
Cần quy định cụ thể hơn làm sao khi các cơ quan này hoặc công dân có ý kiến phản ánh tố giác phải có sự trả lời và giải quyết một cách cụ thể.