Góp ý của Ông Trần Vũ Hải
1. Đặt vấn đề là muốn luật chết hay luật sống? Nếu muốn luật chết thì Tổ Quản lý tài sản nên thuộc sự quản lý của Toà án. Nếu xã hội bình thường thì Hà Nội một năm có vài nghìn vụ phá sản. Với số lượng, chất lượng thẩm phán, toà án như hiện nay thì chỉ giải quyết được vài vụ trong một năm. Nếu thiết kế Luật Phá sản theo cách này thì quá tốn công sức, quá tốn thời gian để soạn thảo một Luật Phá sản của đại biểu Quốc hội. Cần phải xã hội hoá cơ chế này. Tại sao không tin tưởng các luật sư, các kiểm toán viên… vì có khi còn chắc chắn hơn. Vì các người này có khi còn mua bảo hiểm nghề nghiệp để chịu trách nhiệm. Bộ Tư pháp có chương trình đào tạo 10 nghìn luật sư. Theo một luật sư của Pháp thì công việc phá sản chiếm đến 80% công việc của luật sư.
2. Nợ "thân thiện" (nợ của cổ đông, người quản lý doanh nghiệp): khoản nợ nên đứng ở hàng cuối cùng trong thanh toán. Vì khả năng gian dối, thái quá rất dễ xảy ra với khoản nợ này.
Trần Vũ Hải
Giám đốc Công ty Luật Hà Nội
2. Nợ "thân thiện" (nợ của cổ đông, người quản lý doanh nghiệp): khoản nợ nên đứng ở hàng cuối cùng trong thanh toán. Vì khả năng gian dối, thái quá rất dễ xảy ra với khoản nợ này.
Trần Vũ Hải
Giám đốc Công ty Luật Hà Nội