Góp ý của Ông Phạm Liêm Chính

Thứ Hai 16:37 22-05-2006
GÓP Ý DỰ THẢO LUẬT PHÁ SẢN

1. Bố cục của Bộ luật không hợp lý. Bố cục bộ luật sẽ ảnh hưởng đến tên. Bố cục hoàn chỉnh sẽ gồm 3 phần. Phần 1 là phòng ngừa các khó khăn cho doanh nghiệp: đề ra các biện pháp như bảo đảm tính minh bạch, báo cáo tài chính, quyền tiếp cận thông tin… nhấn mạnh đến vai trò của các cơ quan chức năng để báo động về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Phần 2 là phục hồi doanh nghiệp. Luật chúng ta nặng về thủ tục phá sản. Có thể nhìn thấy điều này qua số lượng các điều của Luật, tỉ mỉ về khâu phân chia tài sản doanh nghiệp. Chưa coi trọng đúng mức việc phục hồi. Khi tất cả các giải pháp phục hồi không thể thực hiện được thì mới quan tâm đến việc "chôn cất doanh nghiệp". Phần 3 mới là phá sản doanh nghiệp. Phá sản là thanh lý doanh nghiệp (liquidation) chứ không phải thanh toán tài sản của doanh nghiệp. Phải tuyên bố phá sản trước khi thanh lý. Ta làm ngược lại quy trình.

2. Phải có những người chuyên môn đối với việc phá sản:[/b] nhà quản trị, kiểm toán, luật sư. Ta chỉ đội ngũ, ban bệ để chia tài sản của doanh nghiệp! Phục hồi rất quan trọng, nó có thể sẽ đẩy ra đường hàng vạn người. VCCI nên lập danh mục những người giỏi về quản trị doanh nghiệp để giúp cho doanh nghiệp trong tình trạng phá sản.

[b]3. Tên của Luật này không thể là Luật phá sản mà nên là "Luật Phục hồi và thanh lý doanh nghiệp". Có thể thêm đuôi nữa là "Luật phục hồi và thanh lý doanh nghiệp mất khả năng thanh toán". Đối tượng phá sản cũng nên là thương nhân, các hộ gia đình… chứ không thể gạt những đối tượng này ra ngoài lề xã hội được, tạo ra lỗ hổng.

4. Thời điểm xác định mất khả năng thanh toán là thời điểm quan trọng nhưng chúng ta lại đồng hoá thời điểm mất khả năng thanh toán với thời điểm phá sản. Điều này không đúng vì thời điểm mất khả năng thanh toán là thời điểm quan trọng để thẩm phán xác định thời điểm đấy để ngược lại 3 tháng trước để nếu doanh nghiệp ký hợp đồng tặng cho tài sản thì vô hiệu. Phải tách ra. Phá sản là từ rất xấu, sự nhục mạ là thủ tục cuối cùng.

5. Lệ phí để mở, người đệ đơn phải nộp tạm ứng án phí. Đây là quy định không phù hợp. Nhà nước nên chăng có quỹ để hỗ trợ điều này. Trong Luật cũng không quy định việc trích trả khoản chi phí tạm ứng án phí.

Phạm Liêm Chính

Các văn bản liên quan