Góp ý của Hiệp hội Chè
GÓP Ý DỰ THẢO QUY CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ VÀO DOANH NGHIỆP KHÁC
[b]Một số góp ý vào dự thảo:
1. Trước hết về bố cục dự thảo nghị định đã cụ thể hoá các chương, điều, mục phản ánh đầy đủ những nội dung cơ bản về chế độ quản lý tài chính đối với Công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác, tuy nhiên một số điều, mục cần làm rõ hơn.
2. Chương I " Những quy định chung"
- Về phần từ ngữ: (Mục 9, điều 2) Ban quản lý điều hành công ty gồm:HĐQT, Ban Tổng Giám đốc (hoặc Giám đốc) Không dùng từ Ban Tổng Giám đốc thay vào từ: Tổng Giám đốc (hoặc Giám đốc).
- Về luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp khác (điều 6) có vốn đầu tư của nhà nước haọt động theo "luật tương ứng". Để hiểu rõ được luật tương ứng cần đưa vào (điều 2) phần giải thích từ ngữ để làm rõ như thế nào là luật tương ứng.
- Điều 3: Công ty tham gia hoạt động công ích ( ở khoản 1) Công ty phải thực hiện hạch toán kinh tế như các công ty khác. Công ty phải triệt để tiết kiệm chi phí bảo đảm hoạt động kinh doanh có lãi. Thay vào cụm từ: Công ty thực hiện hạch toán kinh tế theo chế độ hiện hành. Công ty bảo đảm hoạt động kinh doanh có lãi ( và ở khoản 4) không nên nhắc lại công ty thực hiện chế độ hạch toán kinh tế như các công ty khác, vì ở khoản 1 đã đề cập.
- Điều 5: Cử người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp (ở khoản 2): Trường hợp nhà nước nắm số ít cổ phần của doanh nghiệp khác thì có thể không cần cử người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư vào DN khác. Phần này nên quy định cụ thể: phần nhà nước nắm số ít cổ phần là bao nhiêu? Nên có quy định tỷ lệ để làm căn cứ thực hiện, chẳng hạn như quy định Nhà nước nắm dưới 10% (hoặc 20%) cổ phần của doanh nghiệp thì không cần cử người đại diện phần vốn nhà nước nắm tại doanh nghiệp.
3. Chương II - Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước
- Điều 13 (khoản 3 mục 3.3) Thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư ra ngoài công ty chủ sở hữu công ty nhà nước quyết định các phương án đầu tư ra ngoài công ty, có giá trị lớn hơn tổng giá trị tài sản của công ty (kể cả công ty có HĐQT và công ty không có HĐQT) nên quy định thống nhất tỷ lệ đầu tư có giá trị lớn hơn cùng một mặt bằng tỷ lệ 30% (hoặc 50%) Tổng giá trị tái sản của công ty, hoặc tỷ lệ nhỏ hơn ghi trong điều lệ của công ty.
- Điều 14 (khoản 3) Về việc nhà nước điều động tài ssản Nhà nước đã đầu tư cho công ty thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích. Ngoài phương thức không thanh toán, công ty phải thực hiện việc di chuyển theo chế độ kế toán bằng phương thức tăng giảm tài sản.
- Khoản 4 (điều 19) khoản 3 (điều 21) Khoản 1 (điều 24-mục g) về việc xử lý khoản nợ khó đòi không thu được, tài sản tổn thất. Sau khi bù đắp các khoản, số còn thiếu không hạch toán vào chi phí kinh doanh. Nếu đưa vào chi phí kinh doanh không phản ánh đúng thực chất hiệu quả kinh doanh trong năm, mà chuyển tiếp phân bổ dần vào khoản dự phòng nợ phải thu, hoặc quỹ dự phòng tài chính năm sau. Trường hợp các quỹ không còn đủ bù đắp thì chuyển vào lỗ kinh doanh trong năm.
- Điều 24 (Khoản 1 mục F) chi phí bằng tiền tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, cần bổ sung thêm:
Khoản trích nộp hình thành nguồn chi phí quản lý cấp trên;
Khoản trích nộp phí Hiệp hội ngành hàng theo tỷ lệ quy định mà doanh nghiệp là thành viên tham gia, trừ các đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty, công ty;
Khoản trích nộp phí xuất khẩu ngành hàng theo tỷ lệ quy định, nguồn hình thành Quỹ bảo hiẻm xuất khẩu ngành hàng theo quyết định của Chính phủ.
Bổ sung (mục e) chi phí giao dịch, xúc tiến thương mại... cần quy định chi tiết về chi phí xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, nhãn hiệu sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp ( ngoài kinh phí được ngân sách hỗ trợ về chương trình xúc tiến thương mại)
4. Chương IV: Phân phối lợi nhuận
- Điều 28 (Khoản 1 mục đ1) Phần lợi nhuận được chia theo vốn nhà nước bổ sung váo vốn điều lệ của công ty, nên quy định tỷ lệ bổ sung cụ thể. Số còn lại bổ sung các quỹ của Công ty (Quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, phúc lợi). Trường hợp công ty không có nhu cầu bổ sung vốn điều lệ, chủ sở hữu sau khi thống nhất với Bộ tài chính điều về quỹ tập chung của Chính phủ.
- Khoản 5 (điều 28) Trường hợp công ty hoạt động dịch vụ, công ích kinh doanh không có lãi không đủ trích hai quỹ khen thưởng và phúc lợi, trường hợp này nhà nước hỗ trợ để trích đủ hai tháng lương cho 2 quỹ (không cần đề cập giảm trích quỹ đầu tư phát triển, giảm phần bổ sung vốn điều lệ) vì thực chất lam gì có nguồn để giảm.
- Điều 34 (Khoản 8) Về quyền hạn và trách nhiệm của HĐQT. Trường hợp không trung thực trong thực thi nhiệm vụ... để công ty thua lỗ trong 2 năm liên tiếp, hoặc tỷ lệ lợi nhuận trên vốn giảm, lỗ lãi đan xen không khắc phục được, thì các thành viên HĐQT, ngoài việc miễn nhiệm hoặc thay thế và trong trường hợp cần thiết cần xem xét truy cứu trách nhiệm.
5 - Điều 36 (Chương III) Vốn của Tổng công ty nhà nước.
- Mục (1 và 2) về vốn điều lệ của Tổng công ty nên gộp vào một mục và được hiểu: là vốn do nhà nước đầu tư à thành lập, gồm vốn nhà nước giao cho Tổng công ty trực tiếp quản lý và vốn nhà nước Tổng công ty giao cho các đơn vị thành viên hạch toán độc lập; Là vốn do nhà nước đầu tư hoặc công ty tự đầu tư và thành lập được ghi trong điều lệ của công ty nắm quyền chi phối doanh nghiệp (Công ty mẹ) trực tiếp kinh doanh và đầu tư vào các công ty con, và các doanh nghiệp khác.
Trên đây là một số ý kiến tham gia vào dự thảo nghị định ban hành quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.
HIỆP HỘI CHÈ VIỆT NAM
[b]Một số góp ý vào dự thảo:
1. Trước hết về bố cục dự thảo nghị định đã cụ thể hoá các chương, điều, mục phản ánh đầy đủ những nội dung cơ bản về chế độ quản lý tài chính đối với Công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác, tuy nhiên một số điều, mục cần làm rõ hơn.
2. Chương I " Những quy định chung"
- Về phần từ ngữ: (Mục 9, điều 2) Ban quản lý điều hành công ty gồm:HĐQT, Ban Tổng Giám đốc (hoặc Giám đốc) Không dùng từ Ban Tổng Giám đốc thay vào từ: Tổng Giám đốc (hoặc Giám đốc).
- Về luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp khác (điều 6) có vốn đầu tư của nhà nước haọt động theo "luật tương ứng". Để hiểu rõ được luật tương ứng cần đưa vào (điều 2) phần giải thích từ ngữ để làm rõ như thế nào là luật tương ứng.
- Điều 3: Công ty tham gia hoạt động công ích ( ở khoản 1) Công ty phải thực hiện hạch toán kinh tế như các công ty khác. Công ty phải triệt để tiết kiệm chi phí bảo đảm hoạt động kinh doanh có lãi. Thay vào cụm từ: Công ty thực hiện hạch toán kinh tế theo chế độ hiện hành. Công ty bảo đảm hoạt động kinh doanh có lãi ( và ở khoản 4) không nên nhắc lại công ty thực hiện chế độ hạch toán kinh tế như các công ty khác, vì ở khoản 1 đã đề cập.
- Điều 5: Cử người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp (ở khoản 2): Trường hợp nhà nước nắm số ít cổ phần của doanh nghiệp khác thì có thể không cần cử người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư vào DN khác. Phần này nên quy định cụ thể: phần nhà nước nắm số ít cổ phần là bao nhiêu? Nên có quy định tỷ lệ để làm căn cứ thực hiện, chẳng hạn như quy định Nhà nước nắm dưới 10% (hoặc 20%) cổ phần của doanh nghiệp thì không cần cử người đại diện phần vốn nhà nước nắm tại doanh nghiệp.
3. Chương II - Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước
- Điều 13 (khoản 3 mục 3.3) Thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư ra ngoài công ty chủ sở hữu công ty nhà nước quyết định các phương án đầu tư ra ngoài công ty, có giá trị lớn hơn tổng giá trị tài sản của công ty (kể cả công ty có HĐQT và công ty không có HĐQT) nên quy định thống nhất tỷ lệ đầu tư có giá trị lớn hơn cùng một mặt bằng tỷ lệ 30% (hoặc 50%) Tổng giá trị tái sản của công ty, hoặc tỷ lệ nhỏ hơn ghi trong điều lệ của công ty.
- Điều 14 (khoản 3) Về việc nhà nước điều động tài ssản Nhà nước đã đầu tư cho công ty thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích. Ngoài phương thức không thanh toán, công ty phải thực hiện việc di chuyển theo chế độ kế toán bằng phương thức tăng giảm tài sản.
- Khoản 4 (điều 19) khoản 3 (điều 21) Khoản 1 (điều 24-mục g) về việc xử lý khoản nợ khó đòi không thu được, tài sản tổn thất. Sau khi bù đắp các khoản, số còn thiếu không hạch toán vào chi phí kinh doanh. Nếu đưa vào chi phí kinh doanh không phản ánh đúng thực chất hiệu quả kinh doanh trong năm, mà chuyển tiếp phân bổ dần vào khoản dự phòng nợ phải thu, hoặc quỹ dự phòng tài chính năm sau. Trường hợp các quỹ không còn đủ bù đắp thì chuyển vào lỗ kinh doanh trong năm.
- Điều 24 (Khoản 1 mục F) chi phí bằng tiền tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, cần bổ sung thêm:
Khoản trích nộp hình thành nguồn chi phí quản lý cấp trên;
Khoản trích nộp phí Hiệp hội ngành hàng theo tỷ lệ quy định mà doanh nghiệp là thành viên tham gia, trừ các đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty, công ty;
Khoản trích nộp phí xuất khẩu ngành hàng theo tỷ lệ quy định, nguồn hình thành Quỹ bảo hiẻm xuất khẩu ngành hàng theo quyết định của Chính phủ.
Bổ sung (mục e) chi phí giao dịch, xúc tiến thương mại... cần quy định chi tiết về chi phí xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, nhãn hiệu sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp ( ngoài kinh phí được ngân sách hỗ trợ về chương trình xúc tiến thương mại)
4. Chương IV: Phân phối lợi nhuận
- Điều 28 (Khoản 1 mục đ1) Phần lợi nhuận được chia theo vốn nhà nước bổ sung váo vốn điều lệ của công ty, nên quy định tỷ lệ bổ sung cụ thể. Số còn lại bổ sung các quỹ của Công ty (Quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, phúc lợi). Trường hợp công ty không có nhu cầu bổ sung vốn điều lệ, chủ sở hữu sau khi thống nhất với Bộ tài chính điều về quỹ tập chung của Chính phủ.
- Khoản 5 (điều 28) Trường hợp công ty hoạt động dịch vụ, công ích kinh doanh không có lãi không đủ trích hai quỹ khen thưởng và phúc lợi, trường hợp này nhà nước hỗ trợ để trích đủ hai tháng lương cho 2 quỹ (không cần đề cập giảm trích quỹ đầu tư phát triển, giảm phần bổ sung vốn điều lệ) vì thực chất lam gì có nguồn để giảm.
- Điều 34 (Khoản 8) Về quyền hạn và trách nhiệm của HĐQT. Trường hợp không trung thực trong thực thi nhiệm vụ... để công ty thua lỗ trong 2 năm liên tiếp, hoặc tỷ lệ lợi nhuận trên vốn giảm, lỗ lãi đan xen không khắc phục được, thì các thành viên HĐQT, ngoài việc miễn nhiệm hoặc thay thế và trong trường hợp cần thiết cần xem xét truy cứu trách nhiệm.
5 - Điều 36 (Chương III) Vốn của Tổng công ty nhà nước.
- Mục (1 và 2) về vốn điều lệ của Tổng công ty nên gộp vào một mục và được hiểu: là vốn do nhà nước đầu tư à thành lập, gồm vốn nhà nước giao cho Tổng công ty trực tiếp quản lý và vốn nhà nước Tổng công ty giao cho các đơn vị thành viên hạch toán độc lập; Là vốn do nhà nước đầu tư hoặc công ty tự đầu tư và thành lập được ghi trong điều lệ của công ty nắm quyền chi phối doanh nghiệp (Công ty mẹ) trực tiếp kinh doanh và đầu tư vào các công ty con, và các doanh nghiệp khác.
Trên đây là một số ý kiến tham gia vào dự thảo nghị định ban hành quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.
HIỆP HỘI CHÈ VIỆT NAM