Góp ý của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam

Thứ Năm 15:38 12-10-2006

  Dự thảo NĐ sửa đổi bổ sung NĐ 42

Điều 2 khoản 3 : “Hệ thống chỉ tiêu Tài chính – Kinh doanh” nếu không quy định cụ thể tại Nghị định thì nên thêm câu “Bộ Tài chính sẽ ban hành hệ thống tiêu tài chính – kinh doanh” (tại Thông tư hay Quyết đinh)

Điều 3 khoản 3 : Nên viết lại cho rõ để tránh hiểu lầm,

Điều 4 khoản 3 : Do quy định ngoài sản phẩm bắt buộc, sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và liên quan đến con người, các sản phẩm còn lại các DNBH chỉ cần đăng ký với Bộ Tài chính. Các DNBH có thể thiết kế nhiều loại sản phẩm bảo hiểm khác nhau có thể lắp ghép nhiều loại nghiệp vụ như “Bảo hiểm cháy nổ và các rủi ro đặc biệt + gián đoạn kinh doanh + trách nhiệm người sử dụng lao động…” nên Bộ Tài chính khó có thể “quy định” được.

Điều 6 khoản 1 : Điều này chỉ đúng với nước ngoài khi sản phẩm bảo hiểm bắt buộc được hiểu là bắt buộc phải mua bảo hiểm còn các DNBH thiết kế sản phẩm để cạnh tranh lẫn nhau và có phân biệt mức độ rủi ro phù hợp với đối tượng được chấp nhận bảo hiểm. Thực tế Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới với những chủ xe quản lý tồi, hay xảy ra tai nạn các DNBH vẫn không thể chấp nhận được

Điều 7 khoản 1 mục c : Có 2 vấn đề

-     Kinh nghiệm ít nhất 30 năm được áp dụng với công ty mẹ hay áp dụng với công ty con cũng là chủ đầu tư khi xin phép hoạt động tại Việt Nam

-     Xếp hạng tốt và tổng tài sản tối thiểu tương đương 5 tỉ USD thực chất là một và áp dụng với công ty mẹ hay công ty con cũng là chủ đầu tư xin phép hoạt động tại Việt Nam

Nên đưa tiêu chuẩn phải có lãi 3 năm liên tục (như với Doanh nghiệp Việt Nam) và được kiểm toán độc lập xác nhận để tránh trường hợp tài sản lớn nhưng thực chất là lỗ (như vụ ERON của Mỹ)

Vấn đề “văn bản cam kết” chỉ là hình thức. Nếu họ được cấp giấy phép mà không thực hiện cam kết này có bị rút giấy phép không. Mặt khác hỗ trợ về tài chính, công nghệ, quản trị, điều hành có rất nhiều vấn đề định tính, trừu tượng khó kiểm tra mức độ thực hiện được.

Điều 7 khoản 2 : Cơ cấu vốn điều lệ doanh nghiệp cổ phần một khi được niêm yết trên trị trường chứng khoán thì khó có thể giám sát, kiểm tra được tỉ lệ chiếm giữ của mỗi tổ chức hoặc nhóm tổ chức (40%) hoặc cá nhân (10%).

Nên quy định cổ đông sáng lập phải chiếm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ và không  được chuyển nhượng vốn trong thời hạn 3 năm kể từ ngày thành lập nếu như không chuyển nhượng vốn cho cổ đông sáng lập khác (như luật doanh nghiệp)

Điều 10 điểm 2 mục c : Nên tách các hình thức tổ chức và hoạt động sau:

-         Phòng giao dịch (thay cho văn phòng giao dịch để tránh nhầm lẫn) và đổi tên gọi điểm kinh doanh thành phòng giao dịch để thống nhất toàn ngành bảo hiểm. Phòng giao dịch được phép kinh doanh một phần hoặc toàn bộ lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của doanh nghiệp. Tên gọi này phù hợp với tên gọi Phòng giao dịch của hệ thống ngân hàng,

-         Văn phòng đại diện không được phép kinh doanh chỉ làm một phần việc hoặc một khâu trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp  như chỉ phát đơn hoặc hợp đồng bảo hiểm, chỉ thu phí bảo hiểm, chỉ hướng dẫn khách hàng, chỉ khuếch trương tiếp thị sản phẩm… Điều này phù hợp với Luật doanh nghiệp và Điều 35, Điều 36 của NĐ này.

Điều 11 khoản 1: Bỏ văn phòng đại diện (VPĐD) bổ sung thêm phòng giao dịch

              khoản 2 : Cần nói rõ VPĐD không được phép kinh doanh (như nói trên)

Điều 12 khoản 1 : Bổ xung thêm phòng giao dịch, bỏ VPĐD vì VPĐD không kinh doanh, chỉ làm một số công việc cụ thể nên không đòi hỏi các tiêu chuẩn này, nên để doanh nghiệp tự do mở VPĐD phục vụ khách hàng, khuếch trương tiếp thị sản phẩm. Nên tách điểm e và g thành một điều kiện riêng gắn liền và xuyên suốt cả thời gian hoạt động của chi nhánh, phòng giao dịch.

Điều 11 khoản 2 :  Bỏ VPĐD bổ xung thêm phòng giao dịch quy định tại mục b nên ghi Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết mẫu biểu hồ sơ (tại thông tư sau này)

Điều 13 khoản 3 :  Nhiều ý kiến cho rằng bỏ điều này vì có một số doanh nghiệp có rất nhiều Phó tổng Giám đốc và việc lấy lý lịch tư pháp của người nước ngoài tại bản xứ là rất lâu. Nếu đưa vấn đề này theo tiêu chuẩn mực quốc tế thì cần có lộ trình cho các doanh nghiệp đã thành lập trước ban hành NĐ (ít nhất là 3 năm)

Điều 13 khoản 5 :  Nhiều ý kiến cho rằng bỏ tiêu chuẩn 3 năm công tác trong ngành bảo hiểm vì như vậy các doanh nghiệp mới thành lập phải tuyển người từ doanh nghiệp khác, tạo ra chảy máu chất xám, mà cần đưa tiêu chuẩn được đào tạo kiến thức cơ bản về bảo hiểm là đủ.

Điều 16 khoản 2 điểm a : Cần giải thích rõ quy trình nghiệp vụ là như thế nào hoặc Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn cụ thể (tại Thông tư)

Điều 17 khoản 1 : Việc chia tách, hợp nhất, sáp nhập, mua, bán doanh nghiệp nên tách riêng vì nó hình thành ra một doanh nghiệp mới hoặc giải thể một doanh nghiệp cũ và phải đảm bảo theo thứ tự ưu tiên

-         Quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm,

-         Người lao động trong các doanh nghiệp bảo hiểm nói trên,

-         Lợi ích hợp pháp của Nhà nước (trong đó có cả thị trường bảo hiểm),

-         Tuân thủ theo các quy định của pháp luật liên quan,

-         Đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 7,

-         Có sự chấp thuận của Bộ Tài chính bằng văn bản.

Việc chuyển nhượng phần vốn góp cần quy định chi tiết hơn sao cho đảm bảo quyền mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, quyền mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành và không vi phạm Luật cạnh tranh.

Điều 17 khoản 2: đảo cụm từ Bộ Tài chính lên đầu câu để đúng với mạch văn của các điều trước.

Điều 21 khoản 4 : cần bổ sung “mỗi quý” Bộ Tài chính có trách nhiệm công bố danh mục sản phẩm bảo hiểm được triển khai trong quý của các doanh nghiệp bảo hiểm (nếu dùng đang triển khai sẽ nhầm lẫn là từ trước đến khi công bố).

Điều 21 khoản 6 :  Nhiều doanh nghiệp hỏi thêm các sản phẩm bảo hiểm đăng ký với Bộ Tài chính có áp dụng khoản này hay không.

Điều 23 khoản 3 mục 1: Không đúng với bảo hiểm nhân thọ đang áp dụng trên thế giới và tại Việt Nam có trả hoa hồng cho đại lý khi họ mua bảo hiểm cho chính mình và trả hoa hồng cho người sử dụng lao động khi họ tham gia bảo hiểm nhóm.

Điều 31: Trung tâm Đào tạo Bảo hiểm Việt Nam hiện nay mới là dự án chưa biết mô hình tổ chức hoạt động và năng lực đào tạo, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, nội dung chương trình đào tạo như thế nào mà giao việc cho họ đào tạo đại lý. Nếu có thì chỉ nên ghi một số cơ sở đào tạo khác được Bộ Tài chính chấp thuận.

Điều 32 :  Nhiều ý kiến cho rằng nên bỏ điều này vì chưa có Trung tâm Đào tạo Bảo hiểm Việt Nam, chưa thể hiện được năng lực đào tạo có phù hợp với nhu cầu và có đáp ứng được đầy đủ nhu cầu đào tạo, tổ chức thi cấp chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ mà được làm đầu mối và đầu mối cho cơ sở đào tạo nào ở Việt Nam (của doanh nghiệp hay của các trường, học viện).

Điều 36 cũ   Nhiều ý kiến cho rằng nên giữ điều này vì hiện nay Việt Nam đã hình thành thị trường môi giới bảo hiểm với 7 doanh nghiệp môi giới hoạt động đang cạnh tranh quyết liệt với nhau và với công ty bảo hiểm. Nhiều doanh nghiệp môi giới tư vấn cho khách hàng soạn ra những mẫu đơn bảo hiểm hoàn toàn khác lạ với sản phẩm bảo hiểm sẵn có của các DNBH. Mặt khác Luật kinh doanh bảo hiểm buộc các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp khi tư vấn cho khách hàng sai trong các trường hợp nói trên.

Ngoài ra đối với hợp đồng bảo hiểm Nghị định cần chi tiết hơn một số điểm mà Luật kinh doanh bảo hiểm mới đề cập về nguyên tắc:

-         Trách nhiệm cung cấp thông tin một cách đầy đủ trung thực chính xác của người tham gia bảo hiểm về những nội dung thông tin nào (theo NĐ quy định hay theo mẫu đơn yêu cầu bảo hiểm của DNBH) nếu cung cấp sai DNBH có quyền huỷ bỏ hợp đồng và không trả lại phí bảo hiểm

-         Giải quyết việc huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp người tham gia bảo hiểm bị chết và đã phát hiện trục lợi bảo hiểm,

-         Quyền của DNBH khi phát hiện ngưòi tham gia bảo hiểm trục lợi bảo hiểm,

Quy định về loại trừ bảo hiểm theo luật, theo hợp đồng bảo hiểm, theo đơn bảo hiểm cần phân biệt rõ ràng vì có những hợp đồng bảo hiểm mở rộng phạm vi bảo hiểm cho một số loại trừ bảo hiểm

Các văn bản liên quan