Góp ý của ĐBQH Nguyễn Doãn Khánh – Phú Thọ đối với dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

Thứ Tư 10:09 26-12-2012


Kính thưa Chủ tọa kỳ họp.

Kính thưa Quốc hội.

trước hết, tôi thể hiện sự đồng tình cao với ý kiến các đại biểu đã phát biểu trước đánh giá cao dự thảo của Hiến pháp sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 đã cơ bản tiếp thu quan điểm của kết luận Hội nghị Trung ương 5 về kế thừa kết quả của Hiến pháp1992 qua tổng kết và bổ sung những vấn đề mới cập nhật so với tình hình hiện nay.

Tuy nhiên, ý kiến của tôi xin được tập trung vào những vấn đề được coi là những mặt tồn tại, hạn chế của dự thảo Hiến pháp đang xin ý kiến Quốc hội.

Qua đối chiếu với Hiến pháp 1992 hiện hành, nghiên cứu kết luận Hội nghị Trung ương 5 và dự thảo hiện có, tôi thấy dự thảo Hiến pháp chúng ta đang nghiên cứu ở đây đưa ra thảo luận có 4 vấn đề hạn chế sau.

Hạn chế thứ nhất là chưa thể hiện một cách đầy đủ được các quan điểm lớn có tính nguyên tắc trong kết luận của Hội nghị Trung ương 5 về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992. Trong này, chúng tôi thấy có 3 vấn đề cần phải nghiên cứu thêm.

Một là sự thể hiện vai trò của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Kết luận Trung ương 5 khẳng định đây là nơi thể hiện quyền lực tập trung nhất của nhân dân. Cần phải được đề cao vai trò Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp với tư cách là cơ quan quyền lực trong nước.

Tuy nhiên, khi thể hiện điều này trong Điều 75 Dự thảo Hiến pháp mới thì đã không thể hiện được vai trò độc tôn của Quốc hội trong việc quyết định, tức là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp. Trong này ghi là Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền lập hiến, lập pháp mà không xác định vai trò duy nhất của Quốc hội.

Thứ hai, trong các nhiệm vụ cụ thể các quyền năng của Quốc hội thì chưa cụ thể hóa được quyền quyết định của Quốc hội đối với những vấn đề quan trọng của đất nước. Đặc biệt trong này là quyền quyết định về mặt nguyên tắc tổ chức hoạt động của bộ máy Nhà nước, quan hệ xã hội và quan hệ công dân.

Trong các điều sửa đổi về Hội đồng nhân dân ở các Điều 117, nếu chúng ta lựa chọn phương án 2 thì đương nhiên hội đồng nhân dân các cấp không còn là cơ quan quyền lực mà chỉ đóng vai trò là cơ quan đại diện, do vậy sẽ không còn quyền giám sát, tức là không thể hiện được đầy đủ quyền lực của nhân dân với vai trò cơ quan quyền lực địa phương.

Thứ hai, về thực hiện dân chủ đại diện. Kết luận của Trung ương 5 khẳng định việc thực hiện dân chủ đại diện của nhân dân sẽ thực hiện thông qua các cơ quan đại diện, các cơ quan Nhà nước khác và cả hệ thống chính trị.

Tuy nhiên, thể hiện vấn đề này trong Điều 6 Dự thảo Hiến pháp thì lại không đề cập đến việc thực hiện quyền đại diện nhân dân thông qua hệ thống các cơ quan trong hệ thống chính trị mà chỉ đề cập đến thông qua hệ thống cơ quan đại diện và các cơ quan Nhà nước khác.

Như vậy, đã bỏ một thiết chế hết sức quan trọng thể hiện làm chủ và thực hiện quyền lực nhân dân.

Vấn đề thứ hai, về quan điểm phát triển kinh tế. Kết luận Trung ương 5 nêu rõ vai trò kinh tế tập thể là cùng với kinh tế Nhà nước. Kinh tế tập thể và kinh tế Nhà nước trở thành nền tảng ngày càng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, đề cập đến vấn đề này thì trong quy định cụ thể của dự thảo Hiến pháp mới đã chỉ đề cập đến quan điểm phát triển kinh tế tập thể đó là củng cố phát triển kinh tế tập thể mà không đề cập đến vai trò trở thành bộ phận cấu thành tạo nên nền tảng kinh tế quốc dân của kinh tế tập thể. Như vậy địa vị kinh tế tập thể cũng chưa được đề cao.

Vấn đề thứ ba là chưa kế thừa phát triển đầy đủ các giá trị đã được khẳng định trong Hiến pháp năm 1992 về quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân. Ở đây chú trọng nhiều đến việc cụ thể hóa quyền cá nhân dưới danh nghĩa là quyền con người, các dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp đã cùng đề cập đầy đủ mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ, sự chuyển hóa giữa quyền và nghĩa vụ được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992. Vì vậy, có những quyền và nghĩa vụ như học tập, về lao động, về chăm sóc, nuôi dưỡng con cái, về bảo vệ và tôn trọng tài sản nhà nước và lợi ích công cộng xã hội trong các quyền tương ứng được dự thảo quy định không có nghĩa vụ này.

Vấn đề thứ tư là trong quá trình xây dựng Hiến pháp nhiều vi phạm đạo đức được chuyển hóa thành vi phạm pháp luật  trong đó có những vi phạm đạo đức của Việt Nam để thành nền tảng đạo lý sống của người Việt Nam và đã được Hiến pháp năm 1992 khẳng định và thực hiện. Trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi không đề cập đến, ví dụ việc vợ chồng thương yêu chăm sóc lẫn nhau, cha mẹ có trách nhiệm nuôi dưỡng con cái trở thành công dân tốt, con cái có trách nhiệm kính trọng chăm sóc ông bà, cha mẹ, đây là truyền thống quý báu, là quy phạm đạo đức và đã được thể hiện thành quy phạm pháp luật và không được kế thừa trong Hiến pháp của dự thảo.

Vấn đề thứ ba, về trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc bảo hộ quyền của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Đối với Hiến pháp năm 1992 khẳng định nhà nước có trách nhiệm bảo hộ quyền của người Việt Nam định cư ở nước ngoài và không phân biệt họ có quốc tịch Việt Nam hay không, theo quan điểm nhất quán là cộng đồng người Việt ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời với cộng đồng người Việt ở trong nước. Khi thể hiện quan điểm này về vấn đề bảo hộ quyền của công dân trong dự thảo Hiến pháp mới Điều 18 chỉ quy định nhà nước bảo hộ quyền của công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Nó chưa thể hiện quan điểm nhất quán chúng ta có trách nhiệm bảo hộ cả cộng đồng người Việt không còn là công dân Việt Nam ở nước ngoài, nhưng bộ phận người Việt ở trong nước với quyền năng cụ thể vẫn là vấn đề hạn chế của dự thảo Hiến pháp.

Vấn đề thứ ba, có quan điểm thể hiện đúng quan điểm của chúng ta về kế thừa phát triển các giá trị văn hóa cũng như các tư tưởng trong xã hội, trong cách mạng. Với tinh thần này Điều 30 của Hiến pháp năm 92 khẳng định bên cạnh việc phát huy giá trị của nền văn hiến Việt Nam thì còn phát huy giá trị về mặt tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tôi cho đây là quan điểm hết sức đúng đắn và chúng ta đang coi cuộc vận động học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là cuộc vận động chính trị, là động lực phát triển cách mạng xã hội của chúng ta. Nhưng quan điểm tốt như đã nêu trên được thể hiện trong Hiến pháp năm 92 nhưng chưa được thể hiện trong dự thảo Hiến pháp mà chúng ta đang có nghiên cứu.

Vấn đề thứ tư, chưa thể hiện được quan điểm sâu sắc toàn diện về xây dựng lực lượng vũ trang. Ở đây việc chuyển hóa từ cách mạng chỉ mục tiêu bản chất quân đội thành danh từ đã làm cho người ta dẫn tới hiểu sai là thay đổi mục tiêu xây dựng quân đội và đặc biệt dễ dẫn đến hiểu lầm là khi chính trị hóa lực lượng vũ trang này, tôi xin hết ý kiến, xin cả ơn Quốc hội.

Các văn bản liên quan