Góp ý của Đại biểu Quốc hội Võ Thị Hồng Thoại – Bạc Liêu

Thứ Sáu 14:45 27-11-2009

Kính thưa Chủ tọa kỳ họp,

Kính thưa quý vị đại biểu,

Nghiên cứu dự án Luật trọng tài thương mại và tài liệu có liên quan thì thảo luận tại tổ chúng tôi đánh giá cao sự tích cực chuẩn bị công phu của Ban Soạn thảo. Tuy nhiên để góp phần hoàn thiện dự án Luật trình Quốc hội thông qua kỳ họp sau, tôi xin có một số ý kiến như sau:

Thứ nhất, là tên gọi của dự án Luật thì hiện nay có 2 ý kiến khác nhau:

Một là, Luật Trọng tài thương mại, hai là có ý kiến là Luật trọng tài. Theo quan điểm của tôi khi nghiên cứu dự án luật thì thấy trong định nghĩa tại Điều 3 chưa giải thích được thế nào là Luật trọng tài thương mại, mà chỉ giải thích luật trọng tài. Do đó tôi đề nghị trước hết phải làm rõ trọng tài thương mại là như thế nào? trên cơ sở đó mới xác định được thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trọng tài theo 2 phương án mà dự án luật đã đưa ra. Đó là ý kiến thứ nhất tôi đề nghị phải giải thích rõ.

Thứ hai, thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trọng tài thương mại. Tôi nhất trí phạm vi thẩm quyền theo phương án 1. Bởi vì theo phương án 1 nó sẽ tương ứng với tên gọi là Luật trọng tài thương mại. Và tôi cũng thống nhất như đại biểu Tâm là tại Khoản 3 của phương án 1, Điều 2 tôi không đồng ý là tranh chấp giữa các bên phát sinh không từ hoạt động thương mại đã được quy định ở luật khác. Nếu quy định như thế sẽ không ổn, có thể hiểu không đúng, dẫn đến lạm dụng, chồng chéo trong việc xử lý, giải quyết các vấn đề tranh chấp có liên quan.

Nội dung thứ hai thì chúng tôi thấy rằng thẩm quyền của Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại Điều 48 dự thảo, điều này chúng tôi thấy rằng Hội đồng trọng tài có quyền yêu cầu bất kỳ bên tranh chấp nào thực hiện một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời như: bảo toàn chứng cứ, kê biên tài sản, bảo quản tài sản v.v... Chúng tôi thấy giao thẩm quyền này cho Hội đồng trọng tài là quá lớn, khó có thể thực hiện được. Vì đây thực chất là một biện pháp cưỡng chế, mà trên thực tế hiện nay các cơ quan tố tụng, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án áp dụng những biện pháp cưỡng chế nhưng nhiều vụ việc xảy ra rất phức tạp, gay go, cho nên phải kéo dài thời gian, trong khi thực lực của Hội đồng trọng tài chưa đủ mạnh để thực thi vấn đề này. Theo chúng tôi quyền này nên thống nhất giao cho Tòa án và khi Hội đồng trọng tài xét thấy cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì yêu cầu toà án ra quyết định, có sự phối hợp của hội đồng trọng tài thì sẽ tạo thuận lợi cho Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp có hiệu quả hơn.

Vấn đề thứ ba, là tiêu chuẩn trọng tài viên tại Điều 17 của dự thảo. Theo quy định như dự thảo luật còn quá chung chung và như vậy chất lượng sẽ rất thấp. Theo như trong Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Pháp lệnh, những mặt ưu điểm, những hạn chế bất cập trong luật về thực hiện Pháp lệnh trọng tài thương mại hiện hành cũng cho chúng ta thấy khả năng, chất lượng giải quyết các vụ án liên quan tới các vụ tranh chấp cũng như chất lượng thì cần, từ đó chúng ta thấy trong khi chúng ta đã nâng pháp lệnh lên thành luật thì phải có sự tiến bộ hơn, chứ chúng ta không thể hạ thấp quy định này. Cho nên cần phải được quy định chặt chẽ hơn, cao hơn về tiêu chuẩn và nên bổ sung trọng tài viên phải có trình độ đại học luật, hoặc có bằng đại học thuộc các ngành khác thì phải được bồi dưỡng, nhưng đồng thời nếu trình độ tối thiếu, trình độ đại học, chuyên môn, nghiệp vụ thì cũng phải được bồi dưỡng về kiến thức pháp luật. Có như vậy mới đảm bảo yêu cầu về mặt pháp lý, có đủ trình độ, khả năng để xem xét giải quyết những tranh chấp phức tạp và đó cũng là căn cứ để giúp cho công tác quản lý của Nhà nước được chặt chẽ hơn và cũng là căn cứ để phê duyệt danh sách trọng tài viên, chứ không quy định chung chung như hiện nay không xác định được tiêu chuẩn của trọng tài là không đáp ứng được yêu cầu.

Vấn đề tiếp theo, về phí trọng tại Điều 33, qua nghiên cứu tôi thấy đại biểu thảo luận cũng có bức xúc, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu thể hiện sao cho phù hợp để tránh nhận thức sao có nhiều phí trọng tài quá. Nếu chúng ta đọc Điều 33, nhiều người có cảm nhận trọng tài có quá nhiều phí, nhưng thực chất chỉ có một khoản phí trọng tài được sử dụng vào các mục đích. Chúng tôi đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu thể hiện lại như thế nào để nhận thức dễ chấp nhận "Phí trọng tài là khoản thu cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp tại trọng tài" được sử dụng vào các mục đích chứ không để "Phí trọng tài có thể bao gồm v.v.....:" thì không rõ và không dễ chấp nhận.

Nên nghiên cứu quy định mức thu tối đa, tối thiểu trên giá trị hợp đồng, tổng % trên giá trị hợp đồng, có như vậy mới có khung để khi người có nhu cầu tư vấn giải quyết trọng tài thương mại sẽ dễ chấp nhận có đủ căn cứ để xét khả năng của mình tham gia đề nghị giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại. Xin hết.

Các văn bản liên quan