Góp ý của đại biểu Quốc hội Đặng Như Lợi – Cà Mau

Thứ Tư 15:46 25-11-2009

Kính thưa Đoàn chủ tịch,

Kính thưa Quốc hội,

Căn cứ vào dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo gợi ý của Đoàn thư ký tôi xin đóng góp một số ý kiến sau đây:

Một là, về sự cần thiết của dự án Luật, qua ý kiến thảo luận tại tổ cũng như là tổng hợp ý kiến của đại biểu tại 17 tổ thì tôi thấy là về sự cần thiết thì nhiều ý kiến là không tán thành. Tôi thấy trong 3 nhóm ý kiến, nhiều ý kiến là không tán thành, một số ý kiến thì tán thành chủ trương hỗ trợ về nhà ở đối với các đối tượng có khó khăn về nhà ở (tôi xin nói tắt như vậy). Nhưng không đồng ý cách làm là sửa đổi, bổ sung một số điều của 2 dự án Luật này, còn số ý kiến thì tán thành. Tôi thấy rằng qua thảo luận tổ thì đại biểu cũng đã thể hiện chính kiến của mình, đó là đa số đề nghị Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đối với những người có khó khăn về nhà ở. Tôi nói thế thì có thể nó bao hàm rộng hơn chứ còn nói như thế này thì nó hơi khó và đây là một giải pháp đồng bộ, lâu dài mà trong đó phải có sự đóng góp lớn của Nhà nước, chứ không phải là bằng việc sửa đổi, bổ sung một số điều của hai dự án Luật này. Nói chung lại trong dự án Luật thì tôi thấy là việc thực hiện chính sách hỗ trợ này nó thông qua một trung gian thì dù đây là thuế gián thu nhưng mà chắc chắn là trung gian thì được nhận, được hưởng tức là anh doanh nghiệp thực hiện đầu tư cái đó chắc chắn là được hưởng. Hai là đối tượng quản lý thuế cũng được hưởng, tức là trong mối quan hệ của họ thì họ đi xác định cái này thì được hưởng.Nhưng đối tượng hỗ trợ chính thì không có điều kiện gì có thể đảm bảo họ sẽ được hưởng. Với đại đa số như vậy, theo tôi sự cần thiết của 2 dự án luật bổ sung này là không cần thiết, nếu Quốc hội có thể đổi mới cách làm được thì ta xin ý kiến luôn đại biểu Quốc hội về vấn đề này. Nếu như đại đa số không tán thành về sự cần thiết ban hành dự án luật sửa đổi, bổ sung của 2 sắc thuế này thì ta cũng không cần thiết bàn những nội dung phía sau nữa. Bàn các nội dung phía sau tôi cũng còn rất nhiều ý kiến, nhưng chính vì nội dung đó cho nên mới thấy sự cần thiết của dự án luật này là không cần. Cho nên theo tôi nếu đã rõ vấn đề và chính kiến của đại biểu đã thể hiện thông qua thảo luận tổ với tổng hợp ý kiến như thế thì theo tôi nên xin ý kiến đại biểu và mình sẽ rút ngắn thời gian thảo luận về vấn đề này.

Vấn đề thứ hai, nhân đây tôi cũng nghĩ rằng qua dự án luật này cũng có một phần ta muốn ổn định vĩ mô, pháp luật là vĩ mô, là tổ chức của thượng tầng kiến trúc mà ta cần phải làm. Bây giờ luật chưa ra được 1 năm ta đã thay đổi và cũng nhiều dự án luật khác chất lượng dự án luật của ta quá thấp, ta đã mong muốn ổn định mà cách làm của ta cũng vẫn không ổn định. Chất lượng như thế này, theo tôi ngay cả cơ quan thẩm tra, ngay điều kiện khi thuyết trình trong Báo cáo thẩm tra tôi thấy lý do thứ nhất tức là luật không phù hợp, có nhiều điều không ổn định, như vậy cơ quan thẩm tra cũng phải có trách nhiệm ở đây là chất lượng thẩm tra của dự án luật không ổn.

Thứ hai, trong Báo cáo thẩm tra cũng có nói một lý do, đó là vấn đề của tình hình kinh tế như hiện tại ta cần phải có kích thích đồng bộ về mặt kinh tế. Vấn đề giải quyết nhà ở cho những người có khó khăn về nhà ở, thì đó là một chính sách lâu dài chứ không phải là một chính sách tạm thời. Toàn bộ các vấn đề khác thì đang là tạm thời suy giảm kinh tế do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính thì chỉ chừng mực nào đó thôi. Chính vì vậy mà đây là một chính sách lâu dài, nếu có thể được thì đề nghị Chính phủ chuẩn bị một đề án về chính sách nhà ở lâu dài trong đó có bàn đến các đối tượng một cách cụ thể. Trong này nếu có thời gian tôi xin nói về những đối tượng sau.

Thứ nhất, là đối tượng về vấn đề của doanh nghiệp gồm những ai và xung quanh điều đó rất phức tạp.

Thứ hai, đối tượng mà họ sẽ được nhận hỗ trợ này là ai thì cũng không kém phần phức tạp chứ không phải là dự án Luật nêu đã đầy đủ các đối tuợng này.

Qua thực tế tôi thấy có những vấn đề đó thì xin Quốc hội xem xét. Xin cảm ơn Quốc hội.

Các văn bản liên quan