Góp ý của Đại biểu Quốc hội Bùi Trí Dũng – An Giang

Thứ Tư 09:50 26-05-2010

Tôi chỉ quan tâm trở lại một phạm vi điều chỉnh của Luật trọng tài thương mại dự thảo, bởi vì hình như cơ cấu trong Luật trọng tài thương mại này tôi thấy còn băn khoăn lắm mặc dù tôi rất ủng hộ việc là xây dựng Luật trọng tài thương mại và Quốc hội cũng cần sớm thông qua. Bởi vì sao, bởi vì trước hết tôi thấy đã nói là Luật trọng tài thương mại là một luật nằm trong hệ thống pháp luật, như vậy thì với chức năng nhiệm vụ hay đối tượng điều chỉnh mà tổ chức này thực hiện nó tính độc lập của nó, chứ tôi nhìn cái độc lập này dường như nó không rõ nét từ phạm vi điều chỉnh chỗ này là bởi vì cơ cấu của điều luật trong 13 chương của dự thảo với 83 điều thì có tới gần 1/4 là liên quan đến trách nhiệm gần như của ngành tòa án và thẩm quyền của tòa. Như vậy, thì định vị của Luật trọng tài thương mại khi hoạt động độc lập như thế tính tương đối như thế nào, nghĩ cái này tôi còn băn khoăn cái đó. Do vậy, chỗ này tôi xem lại nếu theo hệ thống pháp luật thì trọng tài thương mại không được quyền áp dụng các luật tố tụng khác trong hệ thống pháp luật để xử lý theo thẩm quyền của mình mà Luật trọng tài thương mại quy định. Nhưng nếu trường hợp, tôi dùng hình thức là phải được cơ quan khác hay đơn vị khác hay tổ chức khác hà hơi tiếp sức với chức năng nhiều như thế thì tính chất hay nói là phán quyết của Trọng tài thương mại liệu rằng trong xã hội niền tin như thế nào. Trong thực tiễn thì Tổ chức trọng tài thương mại lâu nay đã có và trước đây cũng đã có và gần đây đã có, đang tồn tại thì xử lý rất ít. Vậy thì liệu rằng luật này ra thì niềm tin của xã hội trong thực tiễn như thế nào. Tôi nghĩ điều này có lẽ cũng nên xem lại có được không, theo tôi tôi đề nghị cứ thẳng thừng mà nói rằng phạm vi điều chỉnh nói là theo tính độc lập mà luật này quy định. Đồng thời thực hiện các chức năng theo tố tụng của các luật khác đang hiện hành và đồng thời có phạm vi điều chỉnh, Khoản 1 tôi đề nghị nên bỏ khoản này đi, quy định thêm thẩm quyền của Tòa án đối với hoạt động trọng tài, tổ chức hoạt động của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam thi hành phán quyết trọng tài thì cái này của thi hành án. Tôi nghĩ cái này nó khó quá đi.

Thứ hai cũng đặt vấn đề trở lại định vị mà nói thì về viên chức, công chức hay thẩm phán của Tòa án thì hiện nay đang được điều chỉnh theo một luật, đó là Luật cán bộ, công chức và hiện nay Luật bồi thường Nhà nước cũng đang có hiệu lực thi hành thì những việc liên quan đến trọng tài khi hoạt động theo luật này thì khi xử lý một điều liên quan đó thì trách nhiệm bồi thường Nhà nước gánh chịu đến một chức năng điều phối nguyên tắc thì sao, tôi nghĩ cái này khó quá. Nhiều ý kiến băn khoăn, bên cạnh biện pháp khẩn cấp tạm thời còn có những việc khác hỗ trợ nói chung, luẩn quẩn cũng trở lại chuyện tố tụng dân sự mà tòa án thụ lý để xử lý. Nguyên tắc trong này có nêu đặt ra ở chỗ khác với thủ tục giải quyết tranh chấp tại Tòa án, nguyên tắc tố tụng trọng tài áp dụng do các bên lựa chọn. Sự lựa chọn này là tự nguyện, họ muốn giữ uy tín trong thương trường liên quan đến vấn đề quan hệ làm ăn kinh doanh, nhưng khi có tranh chấp họ muốn tự giải quyết, trọng tài nơi này là đúng nghĩa rồi, khi có gì đó lại bung ra, đưa ra chuyện công khai trở lại Tòa án, Tòa án là công khai chứ không làm kiểu tố tụng trọng tài được, tôi nghĩ chỗ này mâu thuẫn.

Chính vì vậy tôi đề nghị xem xét lại cơ cấu ở 83 điều, những điều nào có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Tòa án nên thôi, dừng lại ở chỗ trọng tài thực hiện chức năng độc lập của mình theo Luật trọng tài. Tôi xin cảm ơn Quốc hội.

Các văn bản liên quan