Góp ý của đại biểu Nguyễn Trần Nam – Thứ trưởng Bộ Xây dựng

Thứ Ba 15:15 22-09-2009

Kính thưa đồng chí Chủ tịch Quốc hội,

Kính thưa các đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội,

Kính thưa toàn thể các đồng chí trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội,

Trong quá trình soạn thảo Luật thuế tài nguyên, Bộ Xây dựng đã có tham gia góp ý và cũng đã có những bàn bạc, trao đổi trực tiếp với cơ quan soạn thảo là Bộ Tài chính. Tuy nhiên, hôm nay tôi xin phép vì trong Tờ trình cũng như trong soạn thảo chưa có ý mà trên thực tiễn quản lý của Bộ Xây dựng, chúng tôi xin đề xuất nên bổ sung vào dự thảo luật, đặc biệt là ở phần miễn giảm. Báo cáo các đồng chí, có 2 đối tượng chúng tôi nghĩ nên bổ sung vào miễn giảm này cũng nhằm mục đích sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Thứ nhất, báo cáo các đồng chí, hiện nay trên nước ta rất nhiều mỏ khai thác đá, các loại đá, trong đó có đá xây dựng, đá mỹ nghệ. Đá xây dựng bao gồm cả đá làm đường và đá cưa xẻ để ốp lát. Các loại đá mình gọi nôm na là đá nhưng bản chất nó là khoáng sản để sản xuất gốm, sứ, ví dụ như frenspas, qoắc zit. Theo thống kê của Hội vật liệu xây dựng và của Bộ Xây dựng thì mỗi năm chúng ta có khoảng 10 triệu tấn mạt đá. mình khai thác đá, ví dụ đá xây dựng làm đường chỉ làm đến 23 là cỡ nhỏ nhất, hay các đá tảng, đá khối xuất khẩu hoặc để cưa xẻ. Nhưng mạt nhỏ sinh ra mỗi năm khoảng 10 triệu tấn. 10 triệu tấn này thì hiện nay hầu hết mức tận dụng để sản xuất, ví dụ như sản xuất gạch khung nung pha trộn với xi măng để làm ra gạch xây v.v.... hiện nay mức vẫn còn đang rất thấp. Bộ Xây dựng theo chỉ thị của Thủ tướng đang xây dựng một chương trình là sản xuất vật liệu xây dựng khung nung, tận dụng xi măng và các loại mạt đá này. Sắp tới đến năm 2020 chúng ta sẽ có khoảng 60 triệu tấn xỉ than của các nhà máy nhiệt điện. Nên lượng này mà ta không tận dụng để tái tạo sản xuất ra vật liệu xây dựng thì rất lãng phí và nó gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đất đai canh tác, an ninh lương thực v.v... đặc biệt là ô nhiễm môi trường vì các loại gạch ngói, đất sét nung là phải tiêu dùng than, mỗi năm khoảng 4 triệu tấn than tạo khí thải. Mạt đá hiện nay 10 triệu tấn 1 năm thì nếu chúng ta cũng áp thuế như các loại khoáng sản mà ở đây thì không biết về sau này Nghị định như thế nào, chúng tôi đề nghị nên quy định loại này vào là miễn giảm thuế để khuyến khích các doanh nghiệp. Sắp tới có chương trình sản xuất vật liệu xây dựng khung nung chúng ta tận dụng các mạt ở các mỏ đá này pha trộn với xi măng để sản xuất, vấn đề này rất nhiều quy mô có thể tạo công việc làm cho các hộ gia đình ở vùng sâu, vùng xa mà giảm thiểu việc dùng đất ruộng để sản xuất gạch, ngói, đất sét nung hoặc là than, giảm thiểu khí thải và cũng làm vệ sinh môi trường sạch sẽ hơn.

Ý thứ hai, trên thực tế hiện nay có một số các doanh nghiệp đặc biệt trong lĩnh vực vật liệu xây dựng là khai thác các mỏ đá, mỏ đất rất lớn. Ví dụ như xi măng, một nhà máy thường được cấp khoảng 100 triệu đến 200 triệu đá vôi, đất sét khoảng bằng một nửa như thế còn lại là quặng sắt. Nhưng thường diện tích khai thác nó chiếm cũng phải 100 đến 200 ha. Hiện nay do chi phí khai thác các nguồn nguyên liệu này ở bên trên tức là ở cốt dương thấp mà chi phí khai thác cốt âm cao. Cho nên các doanh nghiệp có xu hướng là tập trung vào khai thác cốt dương cứ đến phần mặt đất là thôi, lại xin mỏ lan tỏa ra khai thác cốt dương như thế rất lãng phí. Tài nguyên của chúng ta trừ than ra luôn là khai thác âm thì không nói nhưng tài nguyên của chúng ta còn nằm ở rất sâu. Trên thế giới thì hiện nay đá vôi nhà máy xi măng người ta vẫn khai thác 100 đến 150 m cốt âm sau đó mình có thể hoàn thổ hoặc có thể dùng làm hồ chứa nước v v...cũng là tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm việc phá rừng để khai thác đá lan rộng trên bề mặt đất.

Phần thứ hai, chúng tôi kiến nghị là nên đưa thêm diện các khoáng sản làm vật liệu xây dựng nhưng mà khai thác ở cốt âm vào mục có thể miễn hoặc giảm 1 phần thuế này để khuyến khích các doanh nghiệp tận dụng tài nguyên khoáng sản, khai thác xuống cốt âm tránh mở rộng trên mặt đất đồng thời cũng đảm bảo cảnh quan dọc các đường quốc lộ hoặc các vùng du lịch như Quảng Ninh chẳng hạn. Nếu ta tận dụng cốt âm thì đỡ phải phá núi đá, cảnh quan rất đẹp nếu khai thác trên phần dương thì nó lở loét và nhìn cũng rất mất mĩ quan, phá hoại môi trường.

Bộ xây dựng xin bổ sung thêm 2 ý kiến 2 đối tượng vào mục miễn, giảm thuế tài nguyên. Xin báo cáo hết.

Các văn bản liên quan