Góp ý của bà Nguyễn Thị Thủy – Khoa Luật Đại học Thương mại Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ Sáu 14:30 29-01-2010

  Bà Nguyễn Thị Thủy – Khoa Luật Thương mại Đại học Luật Thành phố HCM

-         Ban hành Luật thuế môi trường là cần thiết;

-         Phí và thuế là hai loại hoàn toàn khác nhau, phí đánh gián tiếp vào giá cả hàng hóa do chủ thể kinh doanh tạo ra, thuế đánh trực tiếp vào chủ thể kinh doanh;

-         Cần xác định chủ thể nhà nước muốn tác động: thuế môi trường phải là thuế gián thu để không trùng với một số loại phí môi trường hiện nay à việc xác định loại thuế sẽ quyết định đến hoạt động hành thu;

-         Đối tượng chịu thuế: cần xác định và khoanh vùng những đối tượng

+ Đối với mặt hàng xăng: đã thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, nếu xăng thuộc đối tượng chịu thuế môi trường thì phải bỏ trong thuế tiêu thụ đặc biệt vì mục đích giống nhau

+ Bổ sung một số loại nhựa không thể tái chế vào đối tượng chịu thuế, ví dụ như chai nhựa;

+ Không cần thiết phải phân biệt giữa đối tượng chịu thuế môi trường và chịu phí môi trường vì đây là hai loại khác nhau, điều chỉnh hai chủ thể khác nhau, phí môi trường không cấu thành trực tiếp trong giá bán hàng hóa nhưng thuế môi trường lại cấu thành trực tiếp vào giá bán;

-         Người nộp thuế: đồng ý với ba hành vi sản xuất, khai thác, nhập khâu à tuy nhiên, cần phải xác định một hành vi phải nộp chứ không phải thu đến 3 lần cho một loại đối tượng có 3 khâu;

-         Mức thuế: đồng ý với mức thuế tuyệt đối. Bởi vì: thuế tuyệt đối sẽ ổn định về giá thành, dễ tính; dễ quản lý (người nhà sản xuất và nhập khẩu không thể trốn thuế); có lợi cho nhà tiêu dùng nếu trượt giá;

-         Nên quy định khung thuế suất ngay trong luật để tạo sự ổn định và tránh sự tùy tiện, mức thuế suất dựa trên mức độ gây nguy hại của từng sản phẩm, nên đánh thuế cao vào túi ni lông.

Các văn bản liên quan