Dự thảo luật thuế tài nguyên: Cần cố định để tạo động lực phát triển kinh tế

Thứ Năm 08:36 03-09-2009

Nhằm thực hiện chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 theo Quyết định số 201/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ và Nghị quyết số 11/2007/QH12 ngày 21/11/2007 của Quốc hội, hôm nay (1/9), tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Uỷ ban tài chính và ngân sách quốc hội tổ chức hội thảo “Góp ý dự thảo Luật thuế tài nguyên”.

Thuế tài nguyên là một trong những công cụ về tài chính, thể hiện vai trò sở hữu nhà nước đối với tài nguyên quốc gia và thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên của các tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, để khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên hợp lý, Pháp lệnh thuế đã bộc lộ một số hạn chế cần được bổ sung và sửa đổi sao cho phù hợp. 

Góp ý cho dự thảo, tiến sĩ Nguyễn Đình Chiến – Học viện Tài chính, cho biết: “Trong quá trình hoàn thiện chính sách nói chung, chính sách thuế nói riêng, việc ban hành Luật thuế tài nguyên với các mục tiêu, yêu cầu đã đặt ra trong Tờ trình là hoàn toàn xác đáng. Một mục tiêu nữa cần được đặt ra là thuế tài nguyên cần phải điều tiết công bằng giữa các chủ thể khai thác tài nguyên với nhau, giữa các chủ thể khai thác tài nguyên và các chủ thể khác, đảm bảo sự công bằng trong phân phối các nguồn lực xã hội”.

Ông Chiến cũng cho biết thêm, về nguyên tắc, thuế tài nguyên phải đánh vào giá trị tài nguyên thực tế khai thác (nguyên khai). Phần giá trị này phản ánh đúng nhất khả năng nộp thuế của người khai thác tài nguyên được hình thành khi khai thác tài nguyên. Việc đánh thuế tài nguyên vào giá trị tài nguyên thực tế khai thác (sản lượng thực tế khai thác, giá bán tại nơi khai thác) còn đảm bảo công bằng cho các cơ sở khai thác có điều kiện và chi phí khai thác khác nhau, quy mô, hình thức, mục đích sử dụng tài nguyên khác nhau.

Ngoài ra, cách diễn đạt tại khoản 2 và khoản 7, Điều 2 Dự thảo Luật chưa thực sự logic, cần xem xét lại. Cụ thể, theo Luật Khoáng sản, “khoáng sản không kim loại” đã bao gồm “nước khoáng, nước nóng thiên nhiên” thì không cần thiết phải thêm “nước khoáng, nước nóng thiên nhiên” ở khoản 2. Do đó, có thể gộp hai khoản này thành “khoáng sản không kim loại và các loại nước thiên nhiên khác”.

Ông Vũ Long – Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho rằng, việc khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên vào sản xuất ngày càng lớn, vì vậy để sử dụng hiệu quả và tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái thì việc xây dựng và ban hành luật thuế Tài nguyên là cần thiết. Tuy nhiên, thuế suất đối với sản phẩm rừng tự nhiên như trong dự thảo là rất cao, đề nghị cần điều chỉnh lại theo mức cụ thể:

Sản phẩm

Thuế suất(%)

trong Dự thảo

Thuế suất(%)

đề nghị

-Gỗ các loại

(Trừ cành, ngọn,củi)

-Gỗ cành, ngọn

-Củi

-Các loại sản phẩm rừng tự nhiên khác

10 - 40



10 - 30

1- 5

5-20

5-10



0

0

1-2

 

 

 

 

 

 

 
Đại diện nhóm công tác Khoáng sản – Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam cho rằng: “Khi khai thác khoáng sản bao giờ cũng cần nhiều chi phí. Tuy nhiên, với mức thuế suất cao như thế này có thể dẫn tới sự bất ổn và nguy cơ làm mất cơ hội đầu tư. Nhóm công tác của chúng tôi hoàn toàn nhất trí về dự thảo luật này và đề nghị dự thảo luật cần cố định để tạo động lực phát triển nền kinh tế”.      

Lưu Vân

Các văn bản liên quan