Dự thảo luật đấu thầu “chặt” hay “lỏng”?
Tôi có thời gian khá dài tham gia tư vấn đấu thầu cho dự án ODA, xin góp 1 số ý kiến nhỏ về vấn đề này.
Hiện nay có 2 luồng dư luận về dự thảo luật đấu thầu mua sắm công (LĐT): 1 cho rằng quá "chặt", 1 cho rằng quá "lỏng" có cửa cho lãng phí tham nhũng.
Theo tôi nên nói chặt hay lỏng nhằm mục đích gì.
Kẻo tưởng chặt lại hóa lỏng.
Tôi thấy tư tưởng của nhiều nhà làm luật vẫn quá cũ, cứ bảo là phải "bóp chặt" bằng mọi giá. Cứ bảo phải bóp đầu vào (tiền kiểm) cho chặt, thì tự khắc thực hiện sẽ tốt. Theo tôi trước hết phải thay đổi tư duy này thì làm luật mới thực tiễn và hiệu quả được. Nếu không thì lãng phí do chậm trễ (đặc biệt là lãng phí về kinh tế của xã hội nói chung), thủ tục, lợi dụng thủ tục .... còn lớn hơn nhiều so với số tiền tiết kiệm được do giá thầu.
Đầu tiên, theo tôi không nên chặt về thủ tục mà chỉ nên chặt về điều kiện:
Điều kiện bao gồm: Điều kiện để được chỉ định thầu, điều kiện để được đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh .... Cái này phải cực kỳ chặt, vì bản chất mua sắm công là không phải mua sắm tư. Nên cực kỳ dễ bị lợi dụng. Các dự án ODA ta phải đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB) hầu hết, mà dự án vẫn làm tốt, tại sao trong nước thì cứ phải chỉ định thầu và đấu thầu hạn chế. Theo tôi việc tăng tỷ lệ đấu thầu rộng rãi (cạnh tranh) trong nước và quốc tế phải là việc THỨ NHẤT PHẢI LÀM.
Điều kiện thứ 2 là điều kiện dự thầu, tôi thấy Nghị định 16/2005/NĐ-CP là một ý hay, quy định rõ hơn điều kiện tối thiểu của nhà thầu tư vấn, thi công xây dựng. Chưa chắc điều kiện đó đã phù hợp với mọi trường hợp, nhưng đó là mặt bằng chung, không ai cãi. Như vậy theo tôi việc THỨ HAI CẦN LÀM là thiết lập 1 mặt bằng tối thiểu về điều kiện nhà thầu, hoặc xây dựng 1 danh sách những nhà thầu được dự thầu, hoặc củng cố danh sách các nhà thầu bị cấm dự thầu. Tất nhiên cái này về kỹ thuật không phải đơn giản, nhưng thực ra cái khó không phải là kỹ thuật, mà là tư tưởng sợ đụng chạm của cán bộ nhà nước: "Cấm thì nó chết". Tôi thì quan niệm thế này: Phải cho vài nhà thầu chết, thì pháp luật mới nghiêm, mới tiến lên được, chứ cứ ôm nhau chết chùm thế này thì đau lắm.
Cái khó của đấu thầu trong nước là do thiếu vốn, nên thứ nhất phải nhờ nhà thầu chạy vốn. Do đó tôi chạy vốn, mà anh không giao thầu cho tôi thì không được. Cái thứ hai, khi có vốn phải làm ngay nếu không là mất vốn (kế hoạch), nên phải hỏa tốc hoàn thiện thủ tục đấu thầu. Theo tôi đây là nguyên nhân sâu xa rất khó sửa nhưng không phải là không thể. Từ nguyên nhân này, tôi đề nghị việc THỨ BA PHẢI LÀM là thay đổi cơ chế kế hoạch vốn, phải có gối đầu nhiều năm (đặc biệt là đối với dự án/chương trình lớn), định ra thời hạn chuẩn cho công tác đấu thầu. Ví dụ, ngày 1/11/2005 chấp thuận ghi vốn cho công trình A, thì kế hoạch giải ngân của công trình A phải bắt đầu từ 1/11/2006. Như vậy là dành 1năm cho công tác đấu thầu. Lấy kinh nghiệm JBIC, khi lập kế hoạch vốn bao giờ họ cũng định chuẩn thời gian đấu thầu là 12tháng (ICB) hoặc 15tháng (ICB có sơ tuyển).
Còn chuyện chạy vốn thì vượt quá câu chuyện của Luật đấu thầu rồi.
Còn về thủ tục làm sao cho nhanh, mà vẫn "chặt"? Theo tôi cách hiệu quả nhất là chuẩn hóa thủ tục và tài liệu đấu thầu (Việc THỨ TƯ CẦN LÀM). Đầu tiên là Bộ KHĐT xây dựng một hồ sơ mời thầu chuẩn, tiêu chí đánh giá chuẩn rất cụ thể và phù hợp thông lệ quốc tế. Lâu nay ta cứ sợ hợp đồng FIDIC không phù hợp với điều kiện Việt Nam. Thực ra, tôi nhận thấy không dùng FIDIC ta được 1 số cái: (i) thứ nhất là Chủ đầu tư có quyền kiểm soát cao hơn đối với nhà thầu - cái này nhiều chuyên gia nước ngoài gọi kiểu hợp đồng của ta là hợp đồng Chủ nhân - Nô lệ, chứ không phải hợp đồng công bằng tự nguyện, (ii) thứ hai là do Giải phóng mặt bằng và thủ tục chậm Chủ đầu tư sợ bị nhà thầu kiện ngược, (iii) thứ ba là quy định, quy hoạch ... của ta thay đổi nhiều, nên dùng điều kiện hợp đồng "phi chuẩn" thì dễ biến báo hơn. Mấy cái được này thực chất cũng chỉ là ngụy biện thôi.
Nhưng cái mất thì lớn lắm: (i) thứ nhất là đấu thầu và hợp đồng tù mù, tạo cơ hội cho lũng đoạn và tham nhũng, (ii) lành mạnh hóa quá trình thực hiện hợp đồng thông qua lành mạnh hóa nội dung hợp đồng là cái gốc để làm lành mạnh hóa quá trình đấu thầu, (iii) cái gì phi chuẩn thì cũng đẻ ra nhiều rắc rối và chậm chạp hơn, (iv) chuẩn hóa đấu thầu, hợp đồng, và thực hiện hợp đồng giúp nhà thầu lượng hóa được rủi ro, nên sẽ bỏ thầu thấp hơn (càng tù mù thì nhà thầu càng phải tính tỷ lệ phòng chống rủi ro cao, nhất là đối với nhà thầu nước ngoài).
Ngoài bộ hồ sơ mời thầu chuẩn của Bộ KHĐT, mỗi ngành cần phải quy định thành một chuẩn kỹ thuật riêng. Ví dụ, chỉ dẫn thi công nhà cao tầng, chỉ dẫn thi công cầu, chỉ dẫn cung cấp thiết bị văn phòng ..... Chính lâu này ta tù mù trong cái này nên dẫn đến việc Chủ đầu tư đưa vào hồ sơ nhiều "cái bẫy" để loại những nhà thầu không ăn cánh.
Việc THỨ 5 CẦN LÀM là tăng cường hậu kiểm đấu thầu (kiểm toán đấu thầu). Có cái này thì anh nào cũng phải e dè, giống như kiểm toán chi phí vậy. Không biết họ sẽ kiểm toán ai, cứ có cái búa treo trên đầu thì sẽ đỡ đi rất nhiều.
Trên đây là mấy ý nhỏ của tôi về 5 việc cần làm trong đấu thầu.
Hiện nay có 2 luồng dư luận về dự thảo luật đấu thầu mua sắm công (LĐT): 1 cho rằng quá "chặt", 1 cho rằng quá "lỏng" có cửa cho lãng phí tham nhũng.
Theo tôi nên nói chặt hay lỏng nhằm mục đích gì.
Kẻo tưởng chặt lại hóa lỏng.
Tôi thấy tư tưởng của nhiều nhà làm luật vẫn quá cũ, cứ bảo là phải "bóp chặt" bằng mọi giá. Cứ bảo phải bóp đầu vào (tiền kiểm) cho chặt, thì tự khắc thực hiện sẽ tốt. Theo tôi trước hết phải thay đổi tư duy này thì làm luật mới thực tiễn và hiệu quả được. Nếu không thì lãng phí do chậm trễ (đặc biệt là lãng phí về kinh tế của xã hội nói chung), thủ tục, lợi dụng thủ tục .... còn lớn hơn nhiều so với số tiền tiết kiệm được do giá thầu.
Đầu tiên, theo tôi không nên chặt về thủ tục mà chỉ nên chặt về điều kiện:
Điều kiện bao gồm: Điều kiện để được chỉ định thầu, điều kiện để được đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh .... Cái này phải cực kỳ chặt, vì bản chất mua sắm công là không phải mua sắm tư. Nên cực kỳ dễ bị lợi dụng. Các dự án ODA ta phải đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB) hầu hết, mà dự án vẫn làm tốt, tại sao trong nước thì cứ phải chỉ định thầu và đấu thầu hạn chế. Theo tôi việc tăng tỷ lệ đấu thầu rộng rãi (cạnh tranh) trong nước và quốc tế phải là việc THỨ NHẤT PHẢI LÀM.
Điều kiện thứ 2 là điều kiện dự thầu, tôi thấy Nghị định 16/2005/NĐ-CP là một ý hay, quy định rõ hơn điều kiện tối thiểu của nhà thầu tư vấn, thi công xây dựng. Chưa chắc điều kiện đó đã phù hợp với mọi trường hợp, nhưng đó là mặt bằng chung, không ai cãi. Như vậy theo tôi việc THỨ HAI CẦN LÀM là thiết lập 1 mặt bằng tối thiểu về điều kiện nhà thầu, hoặc xây dựng 1 danh sách những nhà thầu được dự thầu, hoặc củng cố danh sách các nhà thầu bị cấm dự thầu. Tất nhiên cái này về kỹ thuật không phải đơn giản, nhưng thực ra cái khó không phải là kỹ thuật, mà là tư tưởng sợ đụng chạm của cán bộ nhà nước: "Cấm thì nó chết". Tôi thì quan niệm thế này: Phải cho vài nhà thầu chết, thì pháp luật mới nghiêm, mới tiến lên được, chứ cứ ôm nhau chết chùm thế này thì đau lắm.
Cái khó của đấu thầu trong nước là do thiếu vốn, nên thứ nhất phải nhờ nhà thầu chạy vốn. Do đó tôi chạy vốn, mà anh không giao thầu cho tôi thì không được. Cái thứ hai, khi có vốn phải làm ngay nếu không là mất vốn (kế hoạch), nên phải hỏa tốc hoàn thiện thủ tục đấu thầu. Theo tôi đây là nguyên nhân sâu xa rất khó sửa nhưng không phải là không thể. Từ nguyên nhân này, tôi đề nghị việc THỨ BA PHẢI LÀM là thay đổi cơ chế kế hoạch vốn, phải có gối đầu nhiều năm (đặc biệt là đối với dự án/chương trình lớn), định ra thời hạn chuẩn cho công tác đấu thầu. Ví dụ, ngày 1/11/2005 chấp thuận ghi vốn cho công trình A, thì kế hoạch giải ngân của công trình A phải bắt đầu từ 1/11/2006. Như vậy là dành 1năm cho công tác đấu thầu. Lấy kinh nghiệm JBIC, khi lập kế hoạch vốn bao giờ họ cũng định chuẩn thời gian đấu thầu là 12tháng (ICB) hoặc 15tháng (ICB có sơ tuyển).
Còn chuyện chạy vốn thì vượt quá câu chuyện của Luật đấu thầu rồi.
Còn về thủ tục làm sao cho nhanh, mà vẫn "chặt"? Theo tôi cách hiệu quả nhất là chuẩn hóa thủ tục và tài liệu đấu thầu (Việc THỨ TƯ CẦN LÀM). Đầu tiên là Bộ KHĐT xây dựng một hồ sơ mời thầu chuẩn, tiêu chí đánh giá chuẩn rất cụ thể và phù hợp thông lệ quốc tế. Lâu nay ta cứ sợ hợp đồng FIDIC không phù hợp với điều kiện Việt Nam. Thực ra, tôi nhận thấy không dùng FIDIC ta được 1 số cái: (i) thứ nhất là Chủ đầu tư có quyền kiểm soát cao hơn đối với nhà thầu - cái này nhiều chuyên gia nước ngoài gọi kiểu hợp đồng của ta là hợp đồng Chủ nhân - Nô lệ, chứ không phải hợp đồng công bằng tự nguyện, (ii) thứ hai là do Giải phóng mặt bằng và thủ tục chậm Chủ đầu tư sợ bị nhà thầu kiện ngược, (iii) thứ ba là quy định, quy hoạch ... của ta thay đổi nhiều, nên dùng điều kiện hợp đồng "phi chuẩn" thì dễ biến báo hơn. Mấy cái được này thực chất cũng chỉ là ngụy biện thôi.
Nhưng cái mất thì lớn lắm: (i) thứ nhất là đấu thầu và hợp đồng tù mù, tạo cơ hội cho lũng đoạn và tham nhũng, (ii) lành mạnh hóa quá trình thực hiện hợp đồng thông qua lành mạnh hóa nội dung hợp đồng là cái gốc để làm lành mạnh hóa quá trình đấu thầu, (iii) cái gì phi chuẩn thì cũng đẻ ra nhiều rắc rối và chậm chạp hơn, (iv) chuẩn hóa đấu thầu, hợp đồng, và thực hiện hợp đồng giúp nhà thầu lượng hóa được rủi ro, nên sẽ bỏ thầu thấp hơn (càng tù mù thì nhà thầu càng phải tính tỷ lệ phòng chống rủi ro cao, nhất là đối với nhà thầu nước ngoài).
Ngoài bộ hồ sơ mời thầu chuẩn của Bộ KHĐT, mỗi ngành cần phải quy định thành một chuẩn kỹ thuật riêng. Ví dụ, chỉ dẫn thi công nhà cao tầng, chỉ dẫn thi công cầu, chỉ dẫn cung cấp thiết bị văn phòng ..... Chính lâu này ta tù mù trong cái này nên dẫn đến việc Chủ đầu tư đưa vào hồ sơ nhiều "cái bẫy" để loại những nhà thầu không ăn cánh.
Việc THỨ 5 CẦN LÀM là tăng cường hậu kiểm đấu thầu (kiểm toán đấu thầu). Có cái này thì anh nào cũng phải e dè, giống như kiểm toán chi phí vậy. Không biết họ sẽ kiểm toán ai, cứ có cái búa treo trên đầu thì sẽ đỡ đi rất nhiều.
Trên đây là mấy ý nhỏ của tôi về 5 việc cần làm trong đấu thầu.