Du lịch phải là “Ngành tổng hợp”

Thứ Hai 14:52 22-05-2006
DU LỊCH PHẢI LÀ "NGÀNH TỔNG HỢP

V.H.Quỳnh – N.V.Hải
Nguồn: Báo Tuổi trẻ, số ra ngày 27/5/2005


Chỉ khi quan niệm đúng vị trí của du lịch là “ngành tổng hợp” mới có cách giải quyết nhiều vấn đề đang đặt ra trong ngành này – phó chủ nhiệm UB Pháp luật của Quốc hội (QH) Phan Trung Lý khẳng định như vậy khi QH thảo luận Dự án Luật Du lịch ngày 26/5/2005.

Có quá nhiều “mũi nhọn”!
Đó là nhận xét cả đại biểu (Đcool.gif Lê Doãn Hợp (Nghệ An) khi thảo luận về chiến lược phát triển du lịch VN. Ông chẳng ngần ngại cho rằng du lịch là ngành “được thì nhiều, hầu như… không mất”, hay nói cách khác là một ngành “xuất khẩu… tại chỗ” bởi khách du lịch nước ngoài đem tiến vào tiêu xài ở nước mình. Thế nhưng, ông cũng chỉ ra rằng không dễ dàng đạt được kết quả trên nếu ngành du lịch không chú ý tới việc đảm bảo “ba ngon”: người ngon (ý nói thái độ mến khách, nhiệt tình phục vụ), cảnh ngon và thức ăn ngon.

Trong khi đó, phó chủ nhiệm UB Đối ngoại Tôn Nữ Thị Ninh phàn nàn “tầm của chiến lược phát triển du lịch chưa được dự luật đề cập đúng mức”. Bà Ninh dẫn chứng: chúng ta chưa chú trọng đúng mực vấn đề khảo sát, thăm dò thị hiếu, nhu cầu của khách du lịch để từ đó “xây dựng các sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh cao”. Còn theo ĐB Nguyễn Thị Nghĩa (TP.HCM), không chỉ thiếu sản phẩm du lịch hấp dẫn mà giá sản phẩm du lịch của chúng ta quá cao, cộng thêm môi trường du lịch, vấn đề an toàn cho du khách chưa đáp ứng yêu cầu. “Ta mới chỉ tập trung thu nhiều hơn là bỏ tiền đầu tư cho khách du lịch” – ĐB Nghĩa nhận xét, đồng thời cho hay do giá du lịch trong nước cao, nhiều người có xu hướng chọn đi du lịch Thái Lan, Singapore với giá… rẻ hơn!

“Tổ chức Du lịch thế giới từng đánh giá du lịch VN tụt hậu khoảng 20 năm so với các nước trong khu vực và dự đoán năm 2000 VN mới có thể đón người khách quốc tế thứ 1 triệu” - Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Võ Thị Thắng cung cấp thêm thông tin cho ĐB QH. “Nhưng mới đến 1994 thì mục tiêu này đã hoàn thành”, theo bà Võ Thị thắng. Năm 1990, Vn chỉ có 1 triệu khách du lịch nội địa và 250.000 khách quốc tế, nguồn thu từ du lịch đạt 1.350 tỷ đồng. 14 năm sau, tới năm 2004, khách nội địa là 14,5 triệu người, trong khi khách quốc tế gần 3 triệu người, nguồn thu từ du lịch đem lại lên tới 26.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, Tổng cục trưởng Võ Thị Tắng cũng lo ngại cho biết nhiều nước trong khu vực đang tập trung lực để phát triển du lịch và coi VN là một “đối thủ cạnh tranh”. Bà mong mỏi Dự luật du lịch được QH thông qua sẽ “tạo hàng loạt cơ chế, chính sách phát triển du lịch”, giúp VN vượt lên trong cuộc “chạy đua” này.

Dự luật quy định “cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương” là một cách tiếp cận trong tương lai về địa vị pháp lý. ĐB Nguyễn Thị Bạch Mai (Tây Ninh) tán thành, cho răng Tổng cục Du lịch hiện nay không phải là cơ quan quản lý nhà nước nên không thể ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Do đó, hoạt động du lịch đang gặp nhièu khó khăn, hiệu quả kém. “Nên quy định cụ thể cơ quan quản lý nhà nước là Bộ Du lịch cho phù hợp trong thời gian tới”, bà Mai đề nghị. Ngược lại, ĐB Nguyễn Lân Dũng băn khoăn “đang cải cách hành chính, nay lại phình ra liệu có được không?”. Câu trả lời – theo ĐB Đỗ trọng Ngoạn – là do vj thế du kịch đặt ra quá thấp”, cần thành lập một Bộ Du lịch. “Nâng lên Bộ Du lịch cho ngang tầm với chức năng, nhiệm vụ quản lý”, ĐB Vũ Tuyên Hoàng lên tiếng ủng hộ. Cũng như vậy, ĐB Tôn Nữ Thị Ninh và ĐB Lê Doãn Hợp đề nghị QH tính đến việc xât dụng lực lượng cảnh sát du lịch (như mô hình nhiều nước) để đảm bảo an toàn cho du khách.

Các văn bản liên quan