Dthảo LDN và LĐT: Chi tiết chưa hợp với nội dung
Góp ý Dự thảo luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư: Chi tiết chưa hợp với nội dung
Trúc Lâm - Theo DDDN ngày 27/9/2005
Tại TP HCM, Trung tâm Thư viện và Nghiên cứu khoa học thuộc Văn phòng QH cùng Chương trình Phát triển kinh tế tư nhân thuộc Cty Tài chính Quốc tế vừa tổ chức tọa đàm về 2 dự luật, đóng góp ý kiến vào các dự thảo trước khi Quốc hội họp thông qua 2 dự luật này.
Sự kiện loại hình DNNN không được đề cập trong dự luật này đã khiến nhiều đại biểu không khỏi băn khoăn khi cho rằng "như vậy thì còn gì gọi là luật thống nhất", và cũng như thế thì làm sao gọi là bình đẳng. Trả lời câu hỏi "DNNN có đứng ngoài cuộc chơi?" ông Nguyễn Đình Cung thành viên Ban Soạn thảo dự luật cho rằng, mục tiêu của luật là áp dụng chung cho cả DNNN.
Thống nhất không phải là nhốt chung một “rọ”
Tuy nhiên muốn hoạt động theo luật này các DN này phải chuyển đổi thành Cty CP hoặc TNHH. Ông Cung ví Luật DNTN "như một ngôi nhà đẹp" nhưng Cty NN chưa đến ở, trong khi ngôi nhà tạo dựng bởi Luật DNNN có "xấu hơn và kém tiện nghi" hơn thì họ vẫn muốn vào. Muốn đưa DNNN vào một "sân chơi" bình đẳng thì vấn đề nằm ở cải cách DNNN chứ không do luật. Theo LS Trần Vũ Hải, "phần lớn các DNNN không đem lại sự thịnh vượng cho Nhà nước, phần lớn là thua lỗ với số tiền xóa nợ hàng năm lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng. Khái niệm DNNN còn tồn tại thì đương nhiên sẽ còn sự phân biệt trong và ngoài quốc doanh. Xóa bỏ khái niệm này sẽ góp phần xóa bỏ phân biệt, và các DN sẽ bình đẳng như nhau trong quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước. Đã đến lúc hình thành một cơ chế mới để quản lý vốn nhà nước, và Luật DNTN ra đời sẽ là một cơ hội để tạo ra cơ chế mới đó. Khi ấy, Luật DNTN cần điều chỉnh và thậm chí thay cả Luật DNNN". Trước băn khoăn "Hay là Luật DNTN cần thiết kế một chương riêng về Cty Nhà nước?", bà Phạm Chi Lan thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, chính như vậy sẽ làm cho luật này không phải là luật thống nhất mà chỉ là phép gộp của 2 luật riêng rẽ. Mặt khác, dù có một chương riêng như vậy thì Cty nhà nước vẫn điều chỉnh theo Luật DNNN (năm 2003) không giải quyết được vấn đề, thậm chí có thể làm chậm quá trình đổi mới tư duy cải cách và chuyển đổi DNNN.
Thông thoáng nhưng không lỏng lẻo
Chứng minh cho độ mở "thông thoáng tối đa" của Dự luật đầu tư chung (ĐTC), ông Phạm Mạnh Dũng Bộ KHĐT đưa ra dẫn chứng: "Nếu dự án đầu tư dưới 5 tỷ đồng chỉ cần thông báo, từ 5 tỷ đến 300 tỷ thì nộp đăng ký đầu tư, dự án 300 tỷ đồng trở lên mới phải lập dự án và xin giấy phép"... Dù vậy, dự luật này vẫn chưa giành được sự nhất trí cao của các đại biểu. Nhiều ý kiến “chê” luậtnày chưa tương thích với Luật DNTN "không mở ra mà đang bó lại, thậm chí Luật ĐT giống như một bước tiến, hai bước lùi". PGS TS Đặng Văn Thanh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban KT - NS Quốc hội băn khoăn: "5 tỷ cũng chỉ đủ xây được cái nhà trên diện tích 100 m2, có nâng thêm mức quy định được không?". LS Trần Hữu Huỳnh - Trưởng ban Pháp chế VCCI cho rằng: "Như vậy chỉ thêm rườm rà. ai sẽ là người đi thẩm tra độ tin cậy tiền túi người khác. Các Đại biểu QH hãy đặt câu hỏi: Nếu Luật này thông qua các nhà ĐT trong nước sẽ được cái gì?". Việc Dự luật quy định nhà ĐT nước ngoài lần đầu đầu tư ở VN phải có dự án cụ thể, LS Đoàn Ngọc Mai - Đoàn Luật sư TP HCM nói: "Hiện nay TP đang khuyến khích mảng dịch vụ có công nghệ cao, tức là chỉ yếu tố con người quyết định, đâu phải cứ nhà máy to, đất rộng mà có dự án. Hoặc đối với quy định về giám định máy móc, đó là vốn liếng tài sản của người ta, họ không lo sao luật ôm vào làm gì rồi lại xin cho thêm khổ?". Ông Mai cho rằng, hình như ta còn lấn cấn giữa quản lý DN với việc quản lý của Nhà nước, không khéo chỉ vì quản lý một số ít DNNN mà ảnh hưởng đến các DN nói chung.
Không nới lỏng “quyền” ra giấy phép con”
Vấn đề "giấy phép" của 2 dự luật được các nhà quản lý và chuyên gia dành nhiều thời gian thảo luận. Tình trạng quan niệm pháp lý (chẳng hạn giấy phép là gì) không thống nhất, chế độ "đẻ giấy phép" gia tăng tùy ý (trong khi tính hợp lý của nó không được kiểm định qua thực tiễn một cách khoa học) làm nhiều chuyên gia băn khoăn. Đưa ra cảnh báo "sau nhiều năm "chiến đấu mãi" mới xóa được khoảng 150 giấy phép con, thì đến nay "loại này" đã nảy nở trên 300 loại" - LS Trần Hữu Huỳnh "Xin lưu ý các đại biểu Quốc hội, khi biểu quyết các vị hãy "chốt" cho một điều, chỉ Quốc hội hay Chính phủ mới có quyền ban hành các nghị định, quy định, hướng dẫn, nếu không tỉnh nào, bộ nào "cũng ra" (giấy phép con) thì khổ cho các DN của chúng ta lắm"! Đánh giá tác động Dự luật DN và ĐT, bà Phạm Chi Lan cho rằng: "Hai dự luật vừa soạn thảo về tinh thần chung thì rất thoáng và bước đầu giành được sự ủng hộ của cộng đồng. Tuy nhiên khi đi vào các quy định cụ thể có nhiều điều vênh và bó buộc. Ban Soạn thảo sẽ tiếp thu, tiếp tục chỉnh sửa nhằm thể hiện cho được ý tưởng chỉ đạo "mở rộng quyền tự do kinh doanh, tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn và cạnh tranh, đổi mới quan hệ Chính phủ - Doanh nghiệp, phù hợp các nguyên tắc và cam kết quốc tế" của Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội.
Trúc Lâm - Theo DDDN ngày 27/9/2005
Tại TP HCM, Trung tâm Thư viện và Nghiên cứu khoa học thuộc Văn phòng QH cùng Chương trình Phát triển kinh tế tư nhân thuộc Cty Tài chính Quốc tế vừa tổ chức tọa đàm về 2 dự luật, đóng góp ý kiến vào các dự thảo trước khi Quốc hội họp thông qua 2 dự luật này.
Sự kiện loại hình DNNN không được đề cập trong dự luật này đã khiến nhiều đại biểu không khỏi băn khoăn khi cho rằng "như vậy thì còn gì gọi là luật thống nhất", và cũng như thế thì làm sao gọi là bình đẳng. Trả lời câu hỏi "DNNN có đứng ngoài cuộc chơi?" ông Nguyễn Đình Cung thành viên Ban Soạn thảo dự luật cho rằng, mục tiêu của luật là áp dụng chung cho cả DNNN.
Thống nhất không phải là nhốt chung một “rọ”
Tuy nhiên muốn hoạt động theo luật này các DN này phải chuyển đổi thành Cty CP hoặc TNHH. Ông Cung ví Luật DNTN "như một ngôi nhà đẹp" nhưng Cty NN chưa đến ở, trong khi ngôi nhà tạo dựng bởi Luật DNNN có "xấu hơn và kém tiện nghi" hơn thì họ vẫn muốn vào. Muốn đưa DNNN vào một "sân chơi" bình đẳng thì vấn đề nằm ở cải cách DNNN chứ không do luật. Theo LS Trần Vũ Hải, "phần lớn các DNNN không đem lại sự thịnh vượng cho Nhà nước, phần lớn là thua lỗ với số tiền xóa nợ hàng năm lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng. Khái niệm DNNN còn tồn tại thì đương nhiên sẽ còn sự phân biệt trong và ngoài quốc doanh. Xóa bỏ khái niệm này sẽ góp phần xóa bỏ phân biệt, và các DN sẽ bình đẳng như nhau trong quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước. Đã đến lúc hình thành một cơ chế mới để quản lý vốn nhà nước, và Luật DNTN ra đời sẽ là một cơ hội để tạo ra cơ chế mới đó. Khi ấy, Luật DNTN cần điều chỉnh và thậm chí thay cả Luật DNNN". Trước băn khoăn "Hay là Luật DNTN cần thiết kế một chương riêng về Cty Nhà nước?", bà Phạm Chi Lan thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, chính như vậy sẽ làm cho luật này không phải là luật thống nhất mà chỉ là phép gộp của 2 luật riêng rẽ. Mặt khác, dù có một chương riêng như vậy thì Cty nhà nước vẫn điều chỉnh theo Luật DNNN (năm 2003) không giải quyết được vấn đề, thậm chí có thể làm chậm quá trình đổi mới tư duy cải cách và chuyển đổi DNNN.
Thông thoáng nhưng không lỏng lẻo
Chứng minh cho độ mở "thông thoáng tối đa" của Dự luật đầu tư chung (ĐTC), ông Phạm Mạnh Dũng Bộ KHĐT đưa ra dẫn chứng: "Nếu dự án đầu tư dưới 5 tỷ đồng chỉ cần thông báo, từ 5 tỷ đến 300 tỷ thì nộp đăng ký đầu tư, dự án 300 tỷ đồng trở lên mới phải lập dự án và xin giấy phép"... Dù vậy, dự luật này vẫn chưa giành được sự nhất trí cao của các đại biểu. Nhiều ý kiến “chê” luậtnày chưa tương thích với Luật DNTN "không mở ra mà đang bó lại, thậm chí Luật ĐT giống như một bước tiến, hai bước lùi". PGS TS Đặng Văn Thanh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban KT - NS Quốc hội băn khoăn: "5 tỷ cũng chỉ đủ xây được cái nhà trên diện tích 100 m2, có nâng thêm mức quy định được không?". LS Trần Hữu Huỳnh - Trưởng ban Pháp chế VCCI cho rằng: "Như vậy chỉ thêm rườm rà. ai sẽ là người đi thẩm tra độ tin cậy tiền túi người khác. Các Đại biểu QH hãy đặt câu hỏi: Nếu Luật này thông qua các nhà ĐT trong nước sẽ được cái gì?". Việc Dự luật quy định nhà ĐT nước ngoài lần đầu đầu tư ở VN phải có dự án cụ thể, LS Đoàn Ngọc Mai - Đoàn Luật sư TP HCM nói: "Hiện nay TP đang khuyến khích mảng dịch vụ có công nghệ cao, tức là chỉ yếu tố con người quyết định, đâu phải cứ nhà máy to, đất rộng mà có dự án. Hoặc đối với quy định về giám định máy móc, đó là vốn liếng tài sản của người ta, họ không lo sao luật ôm vào làm gì rồi lại xin cho thêm khổ?". Ông Mai cho rằng, hình như ta còn lấn cấn giữa quản lý DN với việc quản lý của Nhà nước, không khéo chỉ vì quản lý một số ít DNNN mà ảnh hưởng đến các DN nói chung.
Không nới lỏng “quyền” ra giấy phép con”
Vấn đề "giấy phép" của 2 dự luật được các nhà quản lý và chuyên gia dành nhiều thời gian thảo luận. Tình trạng quan niệm pháp lý (chẳng hạn giấy phép là gì) không thống nhất, chế độ "đẻ giấy phép" gia tăng tùy ý (trong khi tính hợp lý của nó không được kiểm định qua thực tiễn một cách khoa học) làm nhiều chuyên gia băn khoăn. Đưa ra cảnh báo "sau nhiều năm "chiến đấu mãi" mới xóa được khoảng 150 giấy phép con, thì đến nay "loại này" đã nảy nở trên 300 loại" - LS Trần Hữu Huỳnh "Xin lưu ý các đại biểu Quốc hội, khi biểu quyết các vị hãy "chốt" cho một điều, chỉ Quốc hội hay Chính phủ mới có quyền ban hành các nghị định, quy định, hướng dẫn, nếu không tỉnh nào, bộ nào "cũng ra" (giấy phép con) thì khổ cho các DN của chúng ta lắm"! Đánh giá tác động Dự luật DN và ĐT, bà Phạm Chi Lan cho rằng: "Hai dự luật vừa soạn thảo về tinh thần chung thì rất thoáng và bước đầu giành được sự ủng hộ của cộng đồng. Tuy nhiên khi đi vào các quy định cụ thể có nhiều điều vênh và bó buộc. Ban Soạn thảo sẽ tiếp thu, tiếp tục chỉnh sửa nhằm thể hiện cho được ý tưởng chỉ đạo "mở rộng quyền tự do kinh doanh, tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn và cạnh tranh, đổi mới quan hệ Chính phủ - Doanh nghiệp, phù hợp các nguyên tắc và cam kết quốc tế" của Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội.