Khoả lấp những khiếm khuyết
Khoả lấp những khiếm khuyết
Bảo Duy – Theo Đầu tư ngày 3/10/2005
Nếu như thành tựu được coi là quan trọng nhất và cũng là vấn đề duy nhất không có một ý kiến trái chiều nào của dự án Luật Doanh nghiệp thống nhất là việc Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp (DN), đảm bảo sự bình đẳng trước pháp luật của DN không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế, thừa nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh, thì việc tìm được một sự thống nhất trong việc đưa DNNN vào sân chơi chung mà không có bất cứ một ngoại lệ nào, không tách riêng trong một chương điều nào cũng được đánh giá là một thành công lớn của các nhà chính sách xây dựng Luật DN thống nhất.
Bởi, chính vì loại bỏ được ngoại lệ bấy lâu của DNNN, tạo điều kiện để DNNN chính thức áp dụng những chuẩn tắc chung trong quản trị DN thay vì cách điều hành cảm tính, kinh nghiệm, mang nhiều tính đặc thù hiện nay, khi dự luật này có hiệu lực và nhất là sau khi thời gian chuyển đổi cho DNNN kết thúc sau 4 năm nữa, chắc chắc những phàn nàn về việc DNNN đang được hưởng lợi từ bao cấp của Nhà nước hay những đòi hỏi kiểu ... DNNN như đề nghị xóa nợ, khoanh nợ hay đề nghị thêm hai từ nhà nước trong tên DN để giao dịch với ngân hàng cho dễ... sẽ không còn. Đặc biệt, cái lợi lớn mà nền kinh tế Việt Nam sẽ có được sau sự chuyển đổi từng được dự đoán là “đại cách mạng” của các DNNN là sự sòng phẳng trên các bàn đàm phán thương mại. Sức ép bị tạo nên bởi hệ thống DNNN không hoạt động theo nguyên tắc của nền kinh tế thị trường sẽ được giải toả.
Theo phân tích của ông Nguyễn Đình Cung, Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương), Thư ký Ban soạn thảo Luật DN thống nhất, thì “cuộc cách mạng” mới mà DNNN sẽ trải qua có thể làm giảm đi về số lượng các DNNN một cách mạnh mẽ như đợt sắp xếp lại DNNN năm 1992, nhưng bản chất sẽ khác. “Với việc áp dụng chuẩn tắc chung trong quản trị đối với các DNNN, sẽ có sự thay đổi lớn về cách thức quản trị. Cụ thể là thắt chặt hơn, nâng cao hiệu quả quản trị, đặc biệt là quyền chủ sở hữu. Khi đó, các hoạt động giao dịch giữa DNNN và các DN khác, ngay cả với các DN nước ngoài cũng sẽ thuận tiện hơn rất nhiều khi có sự tương thích về quản trị. Tổ chức quản trị DNNN khi đó sẽ như bất cứ một DN nào trên thế giới...”, ông Cung khẳng định.
Thực tế, đây chính là vướng mắc rất lớn mà các DNNN thường xuyên phải chịu trận trong các giao dịch thương mại quốc tế. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài thừa nhận họ không thể đủ kiên nhẫn để có thể chờ đợi đối tác là DNNN “trình bẩm” đủ các cấp bậc mới có được quyết định có làm ăn hay không. Trong khi đó, không ít nhà đầu tư nước ngoài lại tận dụng ngay chính lợi thế là DNNN của đối tác để đưa ra những đề nghị làm ăn với yêu cầu là có sự bảo trợ đằng sau của phía Nhà nước. Trong mối quan hệ nhằng nhịt và nhạy cảm này, thực sự trách nhiệm bảo toàn vốn Nhà nước đối với các vị giám đốc, tổng giám đốc cũng như Hội đồng quản trị của các DNNN rất nặng nề và thậm chí là nguy hiểm.
Trong mục đích chuẩn tắc hoá quản trị DN theo nguyên tắc chung trên thế giới của dự án Luật DN thống nhất, không chỉ DNNN được lợi. Khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cũng sẽ lần đầu tiên được khắc phục những khiếm khuyến trong quản trị DN ở mức văn bản pháp lý cao nhất thay cho các xử lý từng vụ việc cụ thể. Ở đây, cần đề cập đến 3 khiếm khuyến lớn nhất trong quản trị DN mà các DN FDI đang phải gánh chịu. Đó là khái niệm TNHH đối với các DN FDI hiện bị coi là sai căn bản khi quy định việc phân chia lợi nhuận và lỗ tương ứng với tỷ lệ góp vốn, thay vì việc gánh chịu lỗ là chỉ trong trách nhiệm ở phần vốn góp của mỗi bên. Thứ hai, đó là Luật Đầu tư nước ngoài hiện hành không quy định quyền cơ bản của cổ đông trong công ty, việc bảo vệ cổ đông thiểu số rất mờ nhạt. Thứ ba, nguyên tắc nhất trí trong Hội đồng quản trị thay vì dân chủ theo tỷ lệ góp vốn.
Điều đáng nói là, gánh chịu nhiều thua thiệt hơn do những khiếm khuyết này lại không phải là các đối tác từ bên ngoài, mà chính là các đối tác Việt Nam trong liên doanh, đặc biệt là các DNNN. Thường ở vị trí là cổ đông nhỏ, không nhiều kinh nghiệm trong quản trị, nhiều DNNN phải gánh chịu những khoản lỗ lớn từ liên doanh, đến mức phải bán lại cổ phần của mình cho đối tác. Tất nhiên, trong những trường hợp này, quyền lợi của chủ sở hữu nhà nước bị ảnh hưởng rất nặng nề.
Bảo Duy – Theo Đầu tư ngày 3/10/2005
Nếu như thành tựu được coi là quan trọng nhất và cũng là vấn đề duy nhất không có một ý kiến trái chiều nào của dự án Luật Doanh nghiệp thống nhất là việc Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp (DN), đảm bảo sự bình đẳng trước pháp luật của DN không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế, thừa nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh, thì việc tìm được một sự thống nhất trong việc đưa DNNN vào sân chơi chung mà không có bất cứ một ngoại lệ nào, không tách riêng trong một chương điều nào cũng được đánh giá là một thành công lớn của các nhà chính sách xây dựng Luật DN thống nhất.
Bởi, chính vì loại bỏ được ngoại lệ bấy lâu của DNNN, tạo điều kiện để DNNN chính thức áp dụng những chuẩn tắc chung trong quản trị DN thay vì cách điều hành cảm tính, kinh nghiệm, mang nhiều tính đặc thù hiện nay, khi dự luật này có hiệu lực và nhất là sau khi thời gian chuyển đổi cho DNNN kết thúc sau 4 năm nữa, chắc chắc những phàn nàn về việc DNNN đang được hưởng lợi từ bao cấp của Nhà nước hay những đòi hỏi kiểu ... DNNN như đề nghị xóa nợ, khoanh nợ hay đề nghị thêm hai từ nhà nước trong tên DN để giao dịch với ngân hàng cho dễ... sẽ không còn. Đặc biệt, cái lợi lớn mà nền kinh tế Việt Nam sẽ có được sau sự chuyển đổi từng được dự đoán là “đại cách mạng” của các DNNN là sự sòng phẳng trên các bàn đàm phán thương mại. Sức ép bị tạo nên bởi hệ thống DNNN không hoạt động theo nguyên tắc của nền kinh tế thị trường sẽ được giải toả.
Theo phân tích của ông Nguyễn Đình Cung, Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương), Thư ký Ban soạn thảo Luật DN thống nhất, thì “cuộc cách mạng” mới mà DNNN sẽ trải qua có thể làm giảm đi về số lượng các DNNN một cách mạnh mẽ như đợt sắp xếp lại DNNN năm 1992, nhưng bản chất sẽ khác. “Với việc áp dụng chuẩn tắc chung trong quản trị đối với các DNNN, sẽ có sự thay đổi lớn về cách thức quản trị. Cụ thể là thắt chặt hơn, nâng cao hiệu quả quản trị, đặc biệt là quyền chủ sở hữu. Khi đó, các hoạt động giao dịch giữa DNNN và các DN khác, ngay cả với các DN nước ngoài cũng sẽ thuận tiện hơn rất nhiều khi có sự tương thích về quản trị. Tổ chức quản trị DNNN khi đó sẽ như bất cứ một DN nào trên thế giới...”, ông Cung khẳng định.
Thực tế, đây chính là vướng mắc rất lớn mà các DNNN thường xuyên phải chịu trận trong các giao dịch thương mại quốc tế. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài thừa nhận họ không thể đủ kiên nhẫn để có thể chờ đợi đối tác là DNNN “trình bẩm” đủ các cấp bậc mới có được quyết định có làm ăn hay không. Trong khi đó, không ít nhà đầu tư nước ngoài lại tận dụng ngay chính lợi thế là DNNN của đối tác để đưa ra những đề nghị làm ăn với yêu cầu là có sự bảo trợ đằng sau của phía Nhà nước. Trong mối quan hệ nhằng nhịt và nhạy cảm này, thực sự trách nhiệm bảo toàn vốn Nhà nước đối với các vị giám đốc, tổng giám đốc cũng như Hội đồng quản trị của các DNNN rất nặng nề và thậm chí là nguy hiểm.
Trong mục đích chuẩn tắc hoá quản trị DN theo nguyên tắc chung trên thế giới của dự án Luật DN thống nhất, không chỉ DNNN được lợi. Khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cũng sẽ lần đầu tiên được khắc phục những khiếm khuyến trong quản trị DN ở mức văn bản pháp lý cao nhất thay cho các xử lý từng vụ việc cụ thể. Ở đây, cần đề cập đến 3 khiếm khuyến lớn nhất trong quản trị DN mà các DN FDI đang phải gánh chịu. Đó là khái niệm TNHH đối với các DN FDI hiện bị coi là sai căn bản khi quy định việc phân chia lợi nhuận và lỗ tương ứng với tỷ lệ góp vốn, thay vì việc gánh chịu lỗ là chỉ trong trách nhiệm ở phần vốn góp của mỗi bên. Thứ hai, đó là Luật Đầu tư nước ngoài hiện hành không quy định quyền cơ bản của cổ đông trong công ty, việc bảo vệ cổ đông thiểu số rất mờ nhạt. Thứ ba, nguyên tắc nhất trí trong Hội đồng quản trị thay vì dân chủ theo tỷ lệ góp vốn.
Điều đáng nói là, gánh chịu nhiều thua thiệt hơn do những khiếm khuyết này lại không phải là các đối tác từ bên ngoài, mà chính là các đối tác Việt Nam trong liên doanh, đặc biệt là các DNNN. Thường ở vị trí là cổ đông nhỏ, không nhiều kinh nghiệm trong quản trị, nhiều DNNN phải gánh chịu những khoản lỗ lớn từ liên doanh, đến mức phải bán lại cổ phần của mình cho đối tác. Tất nhiên, trong những trường hợp này, quyền lợi của chủ sở hữu nhà nước bị ảnh hưởng rất nặng nề.