Đóng góp ý kiến của ông Vũ Xuân Tiền về luật hải quan sửa đổi ngày 16.04.2013

Thứ Tư 16:44 24-04-2013

     Ý KIẾN GÓP Ý VÀO DỰ THẢO LUẬT HẢI QUAN (SỬA ĐỔI)

                                           ----------0-----------

                                                                   

                                                                                      Luật gia Vũ Xuân Tiền

                                                                               Uỷ viên BCH Hội Luật gia Hà Nội

                                                                                    Chủ tịch Hội đồng thành viên

                                                                                   Công ty tư vấn VFAM Việt Nam

I-                  NHỮNG TIẾN BỘ ĐÁNG GHI NHẬN

Dự thảo Luật Hải quan (sửa đổi) được đưa ra xin ý  kiến góp ý đã có những tiến bộ đáng ghi nhận sau đây:

1.          Dự thảo Luật Hải quan sửa đổi gồm 112 Điều, được bố cục thành 9 Chương, trong đó giữ nguyên 33 Điều; sửa đổi 44Điều; bổ sung 35Điều mới. Điều đó chứng tỏ rằng, nội dung sửa đổi và bổ sung mới là khá nhiều.

2.          Những nội dung được sửa đổi, bổ sung khá toàn diện nhằm khắc phục những bất hợp lý của Luật HQ hiện hành, bổ sung những quy định mới điều chỉnh những vấn đề đã phát sinh trong thực tiễn.

3.          Một số nội dung mới của Dự thảo Luật HQ (sửa đổi) đã hướng tới xây dựng một ngành Hải quan hiện đại, theo chuẩn mực quốc tế. Cụ thể gồm:

a)     Quy định mới, rộng hơn về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực HQ như: Cử đại diện HQ VN tại nước ngoài; hợp tác song phương với HQ các nước trong hoạt động nghiệp vụ; quy định vềcử công chức hải quan Việt Nam ra nước ngoài thực hiện các hoạt động nghiệp vụ hải quan và tiếp nhận cán bộ hải quan nước ngoài vào Việt Nam thực hiện hoạt động hải quantheo quy định của pháp luật và các cam kết quốc tế song phương hoặc đa phương mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.....

b)     Bổ sung thêm quy định về quản lý rủi ro trong lĩnh vực HQ;

c)     Quy định rõ ràng hơn về việc ứng dụng thành tựu của công nghệ tin học trong quản lý hoạt động của HQ  phù hợp với hoạt động HQ của các nước trong khu vực và thế giới.

II-              NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TRAO ĐỔI, NGHIÊN CỨU THÊM

1.      Nhận xét chung

Chưa đi vào nội dung của từng điều, khoản, xin đưa ra một vài nhận xét chung về những vấn đề cần trao đổi, nghiên cứu thêm như sau:

1.1.                     Còn quá nhiều quy định chung chung, thiếu cụ thể dẫn đến nội dung của dự thảo Luật thiếu sức thuyết phục.

Cụ thể là, theo thống kê của người viết tham luận này, cụm từ "theo quy định của pháp luật" đã xuất hiện tới 63 lần trong dự thảo luật. Vì vậy, có thể cho rằng, Dự thảo luật HQ sửa đổi là "theo quy định của pháp luật". Nghiêm trọng hơn, có những quy định sử dụng cụm từ "theo quy định của pháp luật" là không đúng. Ví dụ:

·      Khoản 8 Điều 19 về nhiệm vụ, quyền hạn của công chức HQ quy định: "8. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật". Quy định mở như trên là không thể chấp nhận và trái với nguyên tắc công chức chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. Hơn nữa, khái niệm "quy định của pháp luật" ở nước ta hiện nay đang được hiểu khá rộng, không chỉ những văn bản quy phạm pháp luật theo Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mà cả những văn bản khác như công văn hướng dẫn cũng mặc nhiên được coi là "quy định của pháp luật". Do đó, điều khoản mở nêu trên sẽ tạo điều kiện để quy định thêm một cách tuỳ tiện về quyền hạn của công chức HQ.

o            Tiết đ khoản 1 Điều 34 về Kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong trường hợp vắng mặt người khai hải quan quy định: "đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật".

o            Tiết e khoản 1 Điều 49 về Kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu  quy định: "e) Hàng hóa khác theo quy định của pháp luật".

o            Tiết e, khoản 2 Điều 84 về Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan, chủ hàng  quy định: "e) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật".

Trên đây chỉ nêu vài ví dụ điển hình. Đề nghị bỏ toàn bộ những quy định mở như trên.

1.2.                     Một số quy định không rõ ràng, không thể có trong văn bản luật.

Ví dụ như sau:

a)               Khoản 3 Điều 26 quy định:" Trường hợp cần thiết, cơ quan hải quan tiến hành điều tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại nước sản xuất hàng hóa theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia...". Ở đây, " Trường hợp cần thiết" là những trường hợp nào? Đề nghị làm rõ.

b)               Khoản 3 Điều 29 quy định: "Khai hải quan được thực hiện theo phương thức điện tử. Chỉ đối với một số trường hợp cụ thể theo quy định của Chính phủ người khai hải quan được khai trên tờ khai hải quan giấy". Đề nghị làm rõ "một số trường hợp cụ thể" là những trường hợp  nào?

c)               Khoản 6 Điều 29 quy định: "Trong trường hợp được pháp luật quy định, người khai hải quanđược nộp tờ lược khai hải quan hoặc chứng từ thương mại để thông quan vàhoàn chỉnh tờ khai trong thời hạn quy định, khai một lần để xuất khẩu, nhập khẩu nhiều lần trong một thời gian nhất định đối với mặt hàng nhất định". Đề nghị làm rõ:Một thời gian nhất định đối với mặt hàng nhất định là thế nào?

1.3-    Những vấn đề chuyển cho văn bản dưới luật còn quá nhiều.

Trong toàn bộ Dự thảo Luật HQ sửa đổi, theo thống kê của người viết tham luận này, có ít nhất 44 lần xuất hiện cụm từ " Chính phủ quy định cụ thể", " theo quy định của Chính phủ", " Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn". Như vậy, những vấn đề được chuyển cho văn bản dưới luật là quá nhiều, dẫn đến Dự thảo Luật rơi vào tình trạng thiếu nội dung. Có thể nói, do sử dụng quá nhiều cụm từ "theo quy định của pháp luật" và " Chính phủ quy định cụ thể", Luật HQ có thể rút ngắn, chỉ cần mấy điều khoản về phạm vi, đối tượng điều chỉnh và sau đó, có một Điều khoản "Chính phủ quy định cụ thể những nội dung của Luật HQ" là đủ! Tất nhiên, điều đó là không thể được. Vì vậy, đề nghị hạn chế đến mức thấp những điều khoản chuyển cho văn bản dưới luật để đảm bảo sự minh bạch, nghiêm minh của Luật.

2.               Những góp ý cụ thể

Nghiên cứu nội dung của những điều khoản trong dự thảo Luật HQ sửa đổi, xin có một số góp ý sau:

2.1.                     Về nhiệm vụ của Hải quan

Điều 12 Dự thảo Luật HQ sửa đổi quy định: "Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới;....".

Đề nghị bổ sung thêm nhiệm vụ "phòng, chống gian lận thương mại...". Bởi, các hành vi gian lận thương mại như kê khai sai chủng loại hàng hoá, kê khai giá thấp hơn giá thực mua để trốn thuế nhập khẩu, kê khai giá nhập khẩu cao hơn giá thực mua để chuyển lợi nhuận ra nước ngoài....đang xẩy ra khá phổ biến. Hải quan với tư cách là người gác cửa quốc gia không thể đứng ngoài cuộc trong lĩnh vực này.

2.2.         Về thời hạn lưu giữ hồ sơ hải quan

Tiết đ) khoản 2 Điều 18 Dự thảo Luật HQ sửa đổi quy đinh về một trong những trách nhiệm của người khai hải quan là: "Lưu giữ hồ sơ hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn 10 năm, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan....".

Đề nghị xem xét lại thời hạn 10 năm như quy định trong dự thảo. Bởi, đó là thời hạn quá dài, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra của cơ quan HQ nhưng gây khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu.

2.3.          Về hồ sơ hải quan

Điều 24 Dự thảo Luật HQ sửa đổi quy định về Hồ sơ hải quan. Đề nghị quy định cụ thể hơn trong Điều này, không chuyển cho Bộ Tài chính và Chính phủ như dự thảo.

Cụ thể là:

a)     Tiết a) khoản 1: "Tờ khai hải quan hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan".Đề nghị quy định cụ thể hơn về tờ lược khai, chứng từ thay thế tờ khai hải quan chỉ giao cho Bộ Tài chính quy định mẫu tờ khai, tờ lược khai hải quan.

b)    Tiết b khoản 1 về Chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan:

-                             Đề nghị bỏ đoạn "ngoài tờ khai hải quan" vì viết như vậy không phù hợp với một văn bản luật.

-                             Đề nghị quy định rõ trường hợp nào phải nộp thêm những những chứng từ như: Hóa đơn thương mại; Chứng từ vận tải; Hợp đồng mua bán hàng hóa; Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hoặc văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểm tra chuyên ngành.

-                             Đề nghị bỏ tiết b.5 và đoạn " Chính phủ quy định cụ thể các trường hợp phải nộp chứng từ nêu tại điểm b, khoản 1, Điều này".

2.4.                 Về chứng từ trong hệ thống thông tin một cửa quốc gia

Tiết b) khoản 4 Điều 24 quy định: "Đối với các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan:

Trường hợp khai hải quan điện tử, khi cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, người khai hải quan phải nộp các chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan trừ những chứng từ đã có trong hệ thống thông tin một cửa quốc gia. Đề nghị quy định rõ: Chứng từ trong hệ thống thông tin một cửa quốc gia gồm những chứng từ nào?

2.5.                Về xác định trước mã số, xác nhận trước xuất xứ, xác định trước trị giá hải quan

Khoản 1 Điều 27 Dự thảo Luật HQ sửa đổi quy định: "Trước khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan cung cấp các thông tin, chứng từ liên quan hoặc mẫu hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu cho cơ quan hải quan và đề nghị cơ quan hải quan xác định trước mã số, xác nhận trước xuất xứ, xác định trước trị giá hải quan đối với hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu".  

Đây là quy định mới, tiến bộ, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp xuất, nhập khẩu. Tuy nhiên, vì các thông tin cung cấp đều là "dự kiến" nên không thể tránh khỏi sự thiếu chính xác khi hàng hoá thực tế được xuất, nhập khẩu. Luật sẽ xử lý như thế nào khi có sự thiếu thống nhất đó?

Xin đề nghị bổ sung thêm một khoản:

"Trường hợp có sự thiếu thống nhất giữa thông tin đã cung cấp trước với thông tin chính thức về hàng hoá xuất, nhập khẩu, người khai hải quan không bị phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan".

2.6. Về giá trị pháp lý của Tờ khai hải quan:

       Khoản 4 Điều 28 Dự thảo Luật HQ sửa đổi quy định: "Tờ khai hải quan đã đăng ký có giá trị làm thủ tục hải quan. Chính sách quản lý, chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai".

       Đây là quy định mới, tiến bộ, nhằm ngăn chặn tình trạng thiếu thống nhất giữa quy định của Luật HQ với các văn bản pháp luật khác.Ví dụ: Quyết định điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu có hiệu lực ngày 10/1, theo đó, thuế suất thuế nhập khẩu mới của mặt hàng A là 20%,Tờ khai hải quan đăng ký ngày 5/1 thuế suất thuế nhập khẩu của mặt hàng A là 10% và hàng cập cảng ngày 15/1. Khi đó, thuế nhập khẩu vẫn được tính theo thuế suất mới là  20%?.

       Để triệt để hơn, đề nghị quy định rõ hơn: "Trong trường hợp có sự thiếu thống nhất giữa thời điểm đăng ký tờ khai hải quan và hiệu lực của các văn bản khác có liên quan, thời điểm đăng ký tờ khai hải quan là căn cứ để xác định sự hợp pháp của chính sách quản lý, chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu"

2.7.                 Về khai hải quan bổ sung

       Tiết b) khoản 5 Điều 28 Dự thảo Luật HQ sửa đổi quy đinh một trong những trường hợp được khai bổ sung như sau: "Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định thực hiện kiểm tra sau thông quan, thanh tra tại trụ sở người khai hải quan, chủ hàng; trừ trường hợp nội dung khai bổ sung liên quan đến chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu".

Đề nghị quy định cụ thể hơn tại nội dung "trừ trường hợp nội dung khai bổ sung liên quan đến chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu". Đó là những trường hợp cụ thể nào?

2.8.       Về giải phóng hàng

Khoản 1 Điều 35 dự thảo Luật HQ sửa đổi quy định: "Đối với hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu nhưng phải xác định giá, trưng cầu giám định, phân tích, phân loại để xác định số thuế phải nộp thì được giải phóng hàng sau khi người khai hải quan đã nộp hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền thuế do cơ quan hải quan xác định".

Đề nghị:

-                             Sửa từ " do cơ quan hải quan xác định" thành " do cơ quan hải quan tạm tính" cho chính xác hơn.

-                             Bổ sung khoản 3 Điều 35 với nội dung sau:

"3.Trường hợp số thuế chính thức phải nộp lớn hơn số thuế do cơ quan hải quan tạm tính, người xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá phải nộp số thuế còn thiếu trong thời hạn....ngày làm việc. Nếu số thuế chính thức phải nộp thấp hơn số thuế do cơ quan hải quan tạm tính, cơ quan hải quan có trách nhiệm hoàn lại số thuế đã nộp thừa cho người xuất khẩu, nhập khẩu trong thời hạn......ngày làm việc hoặc ghi nhận bằng văn bản về việc được trừ vào số thuế phải nộp lần tiếp sau".

2.9.       Về Điều kiệnáp dụng chế độ ưu tiên Điều 38

Điều 38 Dự thảo Luật HQ sửa đổi quy định về những điều kiện để được ưu tiên đối với doanh nghiệp. Đề nghị

-  Quy định cụ thể hơn trong văn bản luật về:

1 .Thế nào là có quá trình tuân thủ tốt pháp luật hải quan, pháp luật thuế?

2. Có kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng năm đạt mức nào?

3. Thực hiện thanh toán qua ngân hàng theo quy định nào?

4. Có hệ thống kiểm soát nội bộ đáp ứng đủ các tiêu chí nào?

5. Cơ quan nào xác nhận việc chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán?

- Bỏ đoạn: "Chính phủ quy định cụ thể  chế độ, điều kiện, thủ tục công nhận, công nhận lại, tạm đình chỉ, đình chỉ, chế độ quản lý và  công nhận lẫn nhau giữa các nước đối với doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên" và quy định những vấn đề nêu trên ngay trong văn bản Luật.

2.10.   Về Kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập – tái xuất

Đề nghị:

- Tiết a) Khoản 2 Điều 46 Dự thảo Luật HQ sửa đổi quy định: "Hàng hóa tạm nhập phải được lưu giữ tại khu vực cửa khẩu hoặc các địa điểm chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật". Đề nghị xem lại tính khả thi của quy định này bởi với ô tô, xe máy, máy bay, tàu thuyền sẽ không thể "lưu giữ tại khu vực cửa khẩu hoặc các địa điểm chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan"?

- Bỏ đoạn "Chính phủ quy định cụ thể  về hồ sơ hải quan, thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát, quản lý hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập – tái xuất" và quy định những nội dung nêu trên ngay trong văn bản Luật.

2.11.      Về xử lý hàng tồn đọng

- Khoản 5 Điều 58 Dự thảo Luật HQ sửa đổi quy định: "Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi có trách nhiệm bố trí địa điểm kho, bãi đáp ứng các điều kiện giám sát hải quan để lưu giữ hàng hóa tồn đọng". Giao trách nhiệm như trên cho doanh nghiệp kinh doanh kho bãi là không hợp lý. Bởi, các doanh nghiệp này không tạo ra hàng hoá tồn đọng.

- Tiết a Khoản 6 Điều 58 Dự thảo Luật HQ sửa đổi quy định: "Hàng tồn đọng được cơ quan hải quan thực hiện các thủ tục hải quan trước khi bán thanh lý, tiền bán hàng được nộp vào ngân sách nhà nước sau khi trừ các khoản chi phí bán hàng. Hàng tồn đọng sau khi bán không phải làm thủ tục hải quan".

Đề nghị bổ sung thêm vào khoản trên như sau:

"Hàng tồn đọng được cơ quan hải quan thực hiện các thủ tục hải quan trước khi bán thanh lý, tiền bán hàng được nộp vào ngân sách nhà nước sau khi trừ các khoản chi phí bán hàng và chi phí lưu kho, bãi tại doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi. Hàng tồn đọng sau khi bán không phải làm thủ tục hải quan".

2.12.          Về trách nhiệm của cơ quan hải quan trong việc tổ chức thu thuế và các khoản thu khác

Điều 87 Dự thảo Luật HQ sửa đổi quy định về trách nhiệm của cơ quan hải quan trong việc tổ chức thu thuế và các khoản thu khác. Quy định như trong dự thảo Luật chưa đủ. Bởi, "cơ quan hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá theo chức năng và thẩm quyền được phân cấp kiểm tra việc kê khai, tính thuế, thực hiện miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, ấn định thuế của người khai hải quan; thu thuế và quản lý việc nộp thuế; trong trường hợp phát hiện người khai hải quan tính sai số thuế phải nộp thì sau khi điều chỉnh phải thông báo cho người khai hải quan biết". Song, khi phát hiện trường hợp gian lận về thuế và truy thu thuế, công chức hải quan hầu như vô can. Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng, một số công chức hải quan thông đồng với doanh nghiệp làm sai lệch hồ sơ, tính giảm số thuế phải nộp và ăn chia số chênh lệch thu được.

Khắc phục tình trạng trên và để đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, xin đề nghị bổ sung vào Điều 87 khoản 3 như sau:

"3. Công chức hải quan được giao nhiệm vụ kiểm tra việc kê khai, tính thuế, thực hiện miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, ấn định thuế của người khai hải quan; thu thuế và quản lý việc nộp thuế chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao".

2.13. Về việc tạm dừng làm thủ tục hải quan

Điều 77 Dự thảo Luật HQ sửa đổi quy định: "Căn cứ vào Luật này và các quy định khác của pháp luật, Chính phủ quy định cụ thể việc tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ".

Đề nghị quy định cụ thể việc tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu, xuất khẩu có yêu cầu bảo vêh quyền sở hữu trí tuệ ngay trong Luật, không chuyển cho Chính phủ.

2.14.Về kiểm tra sau thông quan

Khoản 2 Điều 78 Dự thảo Luật HQ sửa đổi quy định: "Kiểm tra sau thông quan thực hiện tại trụ sở cơ quan hải quan  hoặc tại trụ sở của người khai hải quan, chủ hàng".

Đề nghị quy định rõ hơn: Trường hợp nào thì kiểm tra tại trụ sở hải quan, trường hợp nào thì kiểm tra tại trụ sở của người khai hải quan, chủ hàng?

2.15. Về trị giá hải quan

Khoản 3 Điều 89 Dự thảo Luật HQ sửa đổi quy định: "Trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, phù hợp với cam kết quốc tế".

Đề nghị quy định cụ thể hơn về "giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên" là giá nào? Được tính theo từng lô hàng nhập hay bao gồm cả những chi phí doanh nghiệp đã chi để phục vụ kinh doanh trong một thời gian nhất định?

Có đề nghị này là để ngăn ngừa những tranh cãi không cần thiết giữa doanh nghiệp và cơ quan hải quan mà vụ Công ty cổ phần ô tô Âu châu (EAC) kiện Hải quan thành phố Hồ Chí Minh là ví dụ điển hình.

Ngày 29/6/2012, khi Đoàn Kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan TP.HCM tiến hành kiểm tra sau thông quan tại trụ sở EAC và phát hiện những dấu hiệu cho thấy, công ty này đã “quên” khai báo nhiều khoản chi phí vào trị giá tính thuế.

Theo Cục Hải quan TP.HCM, các lô hàng nhập khẩu ô tô hiệu BMW, mới 100%, của EAC được thông quan theo phương pháp xác định giá trị giao dịch là giá mua ghi trên hóa đơn, đã bao gồm cước phí vận tải (C&F); đồng thời, EAC cũng cam kết không trả khoản tiền nào khác cho người bán, ngoài số tiền ghi trên hóa đơn. Tuy nhiên, trên thực tế, EAC, thông qua Ngân hàng HSBC, còn thanh toán hàng triệu USD… “phí tư vấn” cho Công ty Asia Auto Finalce Ltd (AAF, Hồng Kông), đơn vị trung gian trong việc mua bán xe giữa EAC và BMW.Theo Hợp đồng Tư vấn và Dịch vụ giữa EAC và AAF, hàng tháng, EAC phải trả cho AAF 25.000 USD và hàng quý phải trả cho đơn vị này một khoản tiền tương đương tổng doanh số bán xe của quý dương lịch trước nhân với 3% doanh số bán xe. Và từ ngày 1/1/2010 đến 29/6/2012, EAC đã thanh toán cho AAF 750.000 USD phí hàng tháng và 1.395.766 USD phí hàng quý. Các khoản phí này được Cục Hải quan TP.HCM xác định là phù hợp với các quy định về “khoản phải cộng” khi tính thuế.

Cục Hải quan TP.HCM cũng phát hiện, EAC đã “quên” khai báo chi phí vận tải, bốc hàng, dỡ hàng…, dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp trên 328 triệu đồng. Tương tự, khoản phí bảo hiểm để vận chuyển hàng nhập khẩu (tại Công ty Môi giới bảo hiểm AON Việt Nam và Công ty Bảo hiểm Chartis Việt Nam) cũng không được EAC khai báo, chưa tính vào trị giá tính thuế tại thời điểm làm thủ tục hải quan.

Tất cả những hành vi trên đã dẫn đến số thuế phải nộp của EAC thiếu trên 82,9 tỷ đồng và Cục Hải quan TP.HCM đã ra quyết định ấn định truy thu số tiền thuế này.

Cục Hải quan TP.HCM đã lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và chuyển hồ sơ đến Viện Kiểm sát, sau đó chuyển hồ sơ sang Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM để điều tra. Tuy nhiên, bất phục quyết định của Cục Hải quan TP.HCM, EAC đã đưa vụ việc ra Tòa Hành chính và ngày 19/11/2012, Tòa án Nhân dân TP.HCM đã quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, đó là tạm đình chỉ thi hành quyết định ấn định thuế của Cục Hải quan TP.HCM. Tại phiên sơ thẩm đầu năm 2013, Tòa án Nhân dân TP.HCM đã chấp thuận nội dung khởi kiện của EAC. Còn Cục Hải quan TP.HCM đang tiến hành các thủ tục kháng cáo theo quy định.

Trên đây là một vài  ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Hải quan (sửa đổi). Xin kính chuyển Ban soạn thảo dự án luật nghiên cứu, tham khảo.

Xin trân trọng cảm ơn!

thời_�;n ��� �/� ckground:#E5B8B7'> hạn được phép

c.Nghiêm cấm buôn bán hàng hóa được phép tạm thời xuất khẩu

d. Hàng hóa được phép nhập tạm thời phải tái xuất trở lại  lãnh thổ Hải quan tạm  xuất nó về đúng chính chủ

e. Nghiêm cấm buôn bán hàng hóa được phép tạm thời nhập khẩu

g, các phương tiện công vụ đi theo cán bộ ngoại giao cứ 6 tháng một lần phải mang xe đên trụ sở Hải quan gần nhất để kiểm tra định kỳ.Hải quan phải thông báo 6 tháng trước khi chiếc xe đó  phải xuất khẩu trở lại theo chủ  do người xử dụng đã hsắp hết nhiệm kỳ.

2. Hàng hoá tạm xuất khẩu phải tái nhập khẩu, hàng hoá tạm nhập khẩu phải tái xuất khẩu trong thời hạn quy định và phải được làm thủ tục hải quan.

3. Hàng hoá tạm xuất khẩu, hàng hoá tạm nhập khẩu thuộc một tờ khai hải quan có thể được tái nhập khẩu, tái xuất khẩu theo nhiều chuyến hàng thuộc nhiều tờ khai tái nhập, tái xuất.

4. Hàng hoá tạm xuất khẩu mà không tái nhập khẩu, hàng hoá tạm nhập khẩu mà không tái xuất khẩu nếu được bán, tặng, trao đổi phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; nếu thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện phải thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện.

5. Chính phủ quy định cụ thể về hồ sơ hải quan, thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát, quản lý hải quan đối với hàng hóa tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu

           Thử hỏi, nếu đại sứ Trung quốc muốn đem sang Việt nam trong nhiệm kỳ một con chó ngao tây tạng trị giá hàng triệu USD, ông ta có được tạm nhập con chó ấy  hay không?

            Thử hổi: Ngài Đại sứ Mỹ có chiếc xe công vụ  Roll Róys  hiện đại  trị giá hàng chục tỷ ,bị hỏng một phụ tùng cực hiếm, thử hỏi ông ta có được tạm nhập phụ tùng để thay thế sửa chữa chiếc xe  công vụ đó không?

              Thử hỏi ca sĩ Thủy tiên có chiếc đồng hồ trị giá 4 tỷ VNĐ do Công Vinh tặng, nếu đi du lịch sang Thái lan,nếu không khai báo tạm xuất chiếc đồng hồ trên thì Hải quan Việt nam hoàn toàn có quyền thu thuế xuất khẩu chiếc đồng hồ này, nếu ca sĩ khai báo tạm xuất chiếc đồng hồ trong thời gian du lịch bên Thái lan, nhưng khi về không có nữa, thì Hải quan truy thu 100% thuế xuất khẩu chiệc đồng hồ, ngoài ra ca sĩ còn chịu phạt  vì đã vi phạm luật Hải quan. .Sang đất Thái lan, cô ca sĩ cũng phải khai báo tạm nhập chiếc đồng hồ trong thời gian lưu trú ở Thái lan.và tiếp tục các trình tự  ngược lại….

Cho nên nếu không nêu được  cụ thể các trường hợp  như công ước Kyoto ,thì chỉ cần nêu những định nghĩa chuẩn mực là đủ, còn đã nêu thì phải nêu cho hết.

Việc định nghĩa tùy tiện những khái niệm cơ bản về nghiệp vụ Hải quan, việc cố tình gán ghép các thủ tục hải quan khác nhau, độc lập với nhau  vì lợi ích nhóm là nguyên nhân sâu xa gây bất công xã hội, phân hóa giầu nghèo, gây rối loạn thị trường , gây bất an xã hội ,ảnh hưởng tới an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội ,là tiếp tay cho buôn lậu, và  tham nhũng

Có người phát biểu:  Việt nam , nạn tham nhũng  diễn ra tinh vi và trắng trợn quả là rất đúng[]

Qua thực tế ở Việt nam, tôi xin phép được bổ xung:” Ở Việt nam buôn lậu và tham nhũng đã trở thành quốc nạn,diễn ra tinh vi và trắng trợn”

Tinh vi vì lợi ích nhóm đã len lỏi thao túng được  thượng tầng kiến trúc của chế độ để giải thích tùy tiện ngữ nghĩa tiếng Việt và  biến những  khái niệm   tùy tiện đó  thành luật , nó trắng trơn vì nó đã dùng luật,nghị định, quy chế để  trói tay  Hải quan Việt nam  ,tha hồ lộng hành buôn lậu xuyên quốc gia thông qua cái được gọi là” tạm nhập tái xuất “

Vì chưa ở đâu người ta đưa được  buôn lậu xuyên quốc gia vào luật, vào Nghị định chính phủ và và các quy chế ; chưa ở đâu người ta có thể dùng luật để bịt mắt Hải quan , trừ ở Việt nam

Mục 6[1]

KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA TẠI KHO BẢO THUẾ,ĐỊA ĐIỂM THU GOM HÀNG LẺ

Đề nghi  bỏ loại hình kho ngoại quan , cả thế giới không có loại hình này. Công ước Kyoto cũng không có loại hình này.Thuật ngữ nghiệp vụ do tổ chức Hải quan thé giới biên soan cũng không có khái niệm này,mà thủ tục Hải quan thì giống nhau

 Điều 62.    kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ[1]

1. Kho bảo thuế là kho của chủ hàng dùng để chứa hàng hoá hoặc nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan nhưng chưa nộp thuế.

Nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu được lưu giữ tại kho bảo thuế trong thời gian không quá 12 tháng kể từ ngày gửi vào kho trường hợp có lý do chính đáng theo yêu cầu của chu trình sản xuất kinh doanh thì được gia hạn phù hợp.

3. Địa điểm thu gom hàng lẻ là khu vực kho, bãi dùng để thực hiện các hoạt động thu gom, chia, tách hàng hoá của nhiều chủ hàng hoá được vận chuyển chung trong một container.

a) Hàng hoá được đưa vào địa điểm thu gom hàng lẻ là hàng hóa xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan hoặc đã đăng ký tờ khai hải quan nhưng việc kiểm tra thực tế hàng hoá được thực hiện tại địa điểm thu gom hàng lẻ.

b) Hàng hóa được lưu giữ tại địa điểm thu gom hàng lẻ trong thời hạn không quá 90 ngày, kể từ ngày được gửi vào địa điểm thu gom hàng lẻ.

4. Chính phủ quy định cụ thể hoạt động của  kho bảo thuế và địa điểm thu gom hàng lẻ.

Điều 63.   Điều kiện thành lập  kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ[1]

1. Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nhà máy của doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

2. Chính phủ quy định cụ thể về quy hoạch hệ thống kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ; về điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập, thời gian hoạt động, tạm dừng, chấm dứt hoạt động của  kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ.

3. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định thành lập, gia hạn thời gian hoạt động, tạm dừng và chấm dứt hoạt động  kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ.

Điều 64.   Quyền và nghĩa vụ của chủ  kho bảo thuế, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ[1]

1. Chủ kho bảo thuế:

a) Lưu giữ hàng hóa là nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu của chủ kho bảo thuế.

b) Được sắp xếp, đóng gói lại, di chuyển hàng hóa trong kho bảo thuế.

c) Thông báo cho cơ quan hải quan trước khi nguyên liệu, vật tư trong kho bảo thuế đưa vào sản xuất.

d) Định kỳ hàng quý thông báo bằng văn bản với Cục Hải quan nơi đặt kho bảo thuế về hiện trạng hàng hoá và tình hình hoạt động của kho bảo thuế.

2. Chủ hàng hóa và doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ

a) Chủ hàng hóa được chuyển quyền sở hữu hàng hoá, đóng gói, đóng gói lại, gia cố, sửa chữa, bảo quản hàng hoá tại địa điểm thu gom hàng lẻ.

b) Doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ được thực hiện hoạt động chia tách, đóng ghép các lô hàng của nhiều chủ hàng được vận chuyển chung trong một container, sắp xếp, sắp xếp lại hàng hóa lưu giữ tại địa điểm thu gom hàng lẻ.

Định kỳ hàng quý doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ phải thông báo bằng văn bản với Cục Hải quan nơi đặt địa điểm thu gom hàng lẻ về hiện trạng hàng hoá và tình hình hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ.

3. , chủ kho bảo thuế, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ có trách nhiệm thực hiện chế độ kế toán, thống kê hàng hóa theo quy định, trang thiết bị để quản lý hàng hóa bằng phương thức điện tử và nối mạng với cơ quan hải quan để thực hiện việc kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của Luật này.

Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn và tổ chức thực hiện khoản này phù hợp với thực tế.

 Điều 66.   Tuyến đường quá cảnh , thời gian vận chuyển [1]

A,Tuyến  quá cảnh nội địa: là đường ngắn nhất nối liền giữa hai cửa khẩu liền kề,thuộc lãnh thổ Hải quan

B,Tuyến  Quá cảnh quốc tế: là đoạn đường ngắn nhất nối một cửa khẩu Viêt nam với một cửa khẩu của nước láng riềng. Trong nhiều trường hợp tuyến quá cảnh nội địa trùng với tuyến quá cảnh quốc tế. Bộ GTVT cùng bộ Tài chính thống nhất trình chính phủ duyết các đường quá cảnh quốc tế và tuyến quá cảnh nội địa. [3]

Điều 85.   Thanh tra chuyên ngành về hải quan[1]

Đề nghị bỏ điều này , nó là tổ chức phục vụ riêng thủ trưởng ngành làm trong sạch nội bộ, không liên quan tới luật Hải quan

III.Đôi điều về công ước Kyoto sửa đổi

Về công ước quốc tế “đơn giản hóa và hài hòa hóa các thủ tục Hải quan” :

Công ước Kyoto sửa đổi được coi là một cơ sở pháp lý hoàn thiện cho một thủ tục Hải quan hiện đại và hiệu quả trong thế kỷ 21.Nếu thực hiện ,nó sẽ cung cấp cho thương mại quốc tế khả năng dự đoán và hiệu quả theo yêu câu của thương mại hiện đại .Công ước Kyoto sửa đổi được xây dựng trên nguyên tắc điều  chỉnh quan trọng,trong số đó là:

-          Tính minh bạch và khả năng dự đoán của các ứng xử Hải quan

-          Tiêu chuẩn hóa và đơn giản hóa việc kê khai hàng hóa và các tài liệu hỗ trợ

-          Thủ tục đơn giản hóa cho người được ủy quyền

-          Sử dụng tối đa công nghệ thông tin

-          Hải quan chỉ cần kiểm tra tối thiểu để đảm bảo tuân thủ các quy định

-          Xây dựng quản lý rủi ro và kiểm soát, kiểm toán

-          Phối hợp cộng tác chặt chẽ với các cơ quan tại cửa khẩu

-          Hỗ trợ cho các hoạt đọng thương mại

Công ước Kyoto sửa đổi bao gồm: Nghị định thư  sửa đổi công ước 1973, thân công ước , phụ lục chung , và phụ lục riêng.[3]

Phụ lục chung(  General Annex mà người ta quen gọi là phụ lục tổng quát) là những thủ tục hành chính phổ biến cho mọi ngành nói chung, Phụ lục chung có 10 chương liên quan đến khai báo,kiểm tra chứng từ, thu thuế ,các biện pháp an ninh, cơ chế khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Phụ lục riêng , ( một số người dịch specific  Annex  là phụ lục đặc thù) giải quyết 10 vấn đề :

1.Hàng hóa vào lãnh thổ Hải quan:-thủ tục trước khi nộp tờ khai hàng hóa,tạm lưu hàng hóa

2. Nhập khẩu;

3.Xuất khẩu;

4.Kho Hải quan , khu kinh tế tự do;

5.Quá cảnh,chuyển tải, vận chuyển dọc bờ biển;

6.Gia công chế biên:Gia công chế biên trong nước,gia công chế biên ở nước ngoài, hoàn thuế, gia công hàng hóa cho nội địa;

7.Cho phép nhập khẩu tạm thờì;

8. Vi pham Hải quan;

9. Các thủ tục dặc biệt : hành khách xuất nhập cảnh,Bưu phẩm bưu kiện ,công cụ vận tải xuất nhập cảnh ,cửa hàng miễn thuế,hàng  cứu trợ;

10.Nguồn gốc xuất xứ

 Rất tiếc là vừa qua Việt nam mới ký kết thi hành phụ  lục chung, còn đang bảo lưu phụ lục riêng.

Tuy nhiên cho dù chưa ký phụ lục riêng, nhưng những vấn đề của phụ lục riêng giải quyết hoàn toàn mang tính thông lệ quốc tế  và hợp với lẽ phải nên bảo lưu không có nghĩa là được phép làm trái với thông lệ quốc tế. Nhưng để tránh những tùy tiện như trong thời gian vừa qua,để có một phương tiện pháp lý ngăn chăn có hiệu quả  việc lợi dụng pháp luật để vô hiệu hóa Hải quan,tôi đề nghị nhà nước sớm ký nốt phần còn lại của công ước Kyoto sửa đổi, tức phụ lục riêng của công ước này

Bảo lưu phần quan trọng nhất của công ước Kyoto sửa đổi là một thiếu sót lớn của các chuyen gia tham mưu cho Nhà nước.

Trên đây là những ý kiến đóng góp của tôi vào bản dự thảo sửa đổi luật Hải quan

Cảm ơn sự quan tâm của quý vị

Tài liệu tham khảo:

  1. TCHQ:Bản dự thảo sửa đổi Luật Hải quan
  2. WCO: Glossary of international customs terms
  3. WCO: Revised Tokyo Convention
  4. WCO: HS Cnvention
  5. Trần Nguyên Chẩn: Hải quan là gì
  6.  Luật Thương mại 2005

ÀI


Các văn bản liên quan