Đại Biểu Nguyễn Thị Nhung tỉnh Khánh Hòa góp ý dự thảo Luật hải quan (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 7 của QH
Đại Biểu Trương Văn Vở tỉnh Đồng Nai góp ý dự thảo Luật hải quan (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 7 của QH
Trương Văn Vở - Đồng Nai
Kính thưa Quốc hội,
Tôi đồng tình với Báo cáo giải trình tiếp thu chỉnh lý dự án luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Dự án luật đã quan tâm, bổ sung nhiều nội dung của đại biểu Quốc hội đã cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6. Nhưng để góp phần hoàn thiện dự án luật, trước khi Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp này, tôi đề nghị Quốc hội quan tâm, bổ sung thêm một số vấn đề mà những vấn đề này tôi đã cho ý kiến nhưng qua nghiên cứu tôi thấy chưa được quan tâm, bổ sung, cụ thể:
Một, dự án luật đã cụ thể hóa các nội dung theo mục tiêu, yêu cầu đặt ra tại kỳ họp trước. Tuy nhiên, tôi đề nghị dự án luật phải thể hiện rõ hơn, đậm nét hơn để đáp ứng được vốn yêu cầu chung như sau.
Thứ nhất, phải tạo được điều kiện thuận lợi, tối đa giữa ngành hải quan và đối tượng áp dụng.
Thứ hai, phải rõ cơ chế, trách nhiệm phối hợp của ngành hải quan với các tổ chức, cơ quan liên quan trong quản lý giám sát hàng xuất, nhập khẩu.
Thứ ba, phải bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống luật, nhất là các luật liên quan đến quản lý thuế, đặc biệt là xử lý vi phạm hành chính.
Thứ tư, phải hạn chế thấp nhất luật khung gây cản trở quá trình cải cách thủ tục hành chính và xử lý vi phạm về hải quan. Bởi lẽ tôi cho rằng đây là vấn đề cốt lõi của dự án luật này.
Hai, dự án luật đã tiếp thu và quan tâm đúng mức về thủ tục hải quan điện tử đang được thực hiện phổ biến hiện nay trong cả nước. Thể hiện rõ ở Điều 8 về hiện đại hóa hải quan và Điều 99 về nội dung quản lý nhà nước. Tuy nhiên, tôi thấy dự án luật vẫn chưa quy định đậm nét về trách nhiệm của ngành hải quan trong bố trí nguồn lực để đầu tư trang, thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ và yêu cầu đào tạo cán bộ và tinh gọn bộ máy. Tôi đề nghị vấn đề này cần đậm nét thêm, quy định rõ thêm để việc ứng dụng hải quan điện tử vào thực tế có hiệu quả thiết thực.
Ba, tôi đề nghị quan tâm bổ sung quy định rõ về trách nhiệm tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý nhà nước về hải quan, quan trọng là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trong xây dựng, thực hiện các thủ tục hành chính điện tử để thực hiện cấp phép và thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành theo cơ chế một cửa quốc gia, trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc bố trí diện tích để thành lập địa điểm làm thủ tục hải quan thuận lợi như khu vực xếp dỡ hàng hóa, khu vực kiểm tra thực tế hàng hóa khi quy hoạch xây dựng cảng, khu kinh tế, khu công nghiệp, trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, doanh nghiệp kinh doanh kho bãi, trách nhiệm của chủ thể trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu.
Bốn, đề nghị quan tâm bổ sung các chính sách cụ thể trong dự án luật để nhằm hạn chế thấp nhất luật khung và khắc phục sự thiếu thống nhất khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật dưới luật gây khó khăn, làm ảnh hưởng đến công tác quản lý, giám sát của cơ quan hải quan, cụ thể một số nội dung như sau tôi cho rằng còn nhiều vấn đề. Tôi xin minh họa một số vấn đề cơ quan soạn thảo cần quan tâm như vấn đề dán nhãn năng lượng của sản phẩm hàng hóa tiêu dùng nhằm chống hàng gian, hàng giả có hiệu quả. Vấn đề kiểm soát nhập khẩu công nghệ máy móc thiết bị đã qua sử dụng. Thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu để gia công sản xuất hàng xuất khẩu riêng. Về nội dung này tôi đề nghị quy định rõ chế độ giám sát, kiểm tra từ khâu nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất ra sản phẩm đến khi xuất khẩu sản phẩm đối với loại hàng hóa này, vì đây là nhóm ngành hàng, danh mục hàng hóa được hưởng chính sách ưu đãi về thuế.
Bốn, về vấn đề bổ sung quy định về công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới dự án luật đã có 1 chương, 6 điều về phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Tuy nhiên tôi đề nghị cần phải quy định rõ hơn trách nhiệm cho tương xứng với thẩm quyền của cơ quan hải quan. Đặc biệt đối với chính quyền địa phương trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn để phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng qua biên giới, nhất là trách nhiệm trong phối hợp thể hiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan ngành liên quan khác và chính quyền địa phương trong kiểm soát ngăn chặn để đảm bảo tính thống nhất trong tổ chức thực hiện hệ thống luật hiện hành. Xin cám ơn sự quan tâm của Quốc hội.