Đại biểu Trần Thanh Hải TP Hồ Chí Minh góp ý kiến dự thảo Luật phá sản (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 7 của QH
Đại biểu Nguyễn Thành Bộ tỉnh Thanh Hóa góp ý kiến dự thảo Luật phá sản (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 7 của QH
Đại biểu Trương Minh Hoàng tỉnh Cà Mau góp ý kiến dự thảo Luật phá sản (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 7 của QH
Trương Minh Hoàng - Cà Mau
Kính thưa Quốc hội,
Qua gợi ý thảo luận tôi xin tham gia phát biểu một số ý kiến như sau.
Tại Khoản 2, Điều 42 quy định Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản khi có một trong hai căn cứ ở Khoản a và Khoản b, nó phù hợp với phần giải thích từ ngữ ở Khoản 1, Điều 4 mất khả năng thanh toán trong doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ thực hiện theo khoản này. Nhưng khi rà soát, đối chiếu với mối quan hệ, lợi ích hợp pháp của chủ nợ và người lao động, tôi thấy rằng những quy định trong dự thảo quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ và người lao động chưa thật sự công bằng trong việc điều chỉnh pháp luật. Cụ thể như đại biểu Cường ở Quảng Bình, đại biểu Hải vừa phân tích, tôi xin phân tích thêm một vài vấn đề như sau:
Điều 5, quy định: "Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản" tại Khoản 1, Điều 5 quy định là phải mở thủ tục phá sản, đối với người lao động phải mất trong vòng 3 tháng khi doanh nghiệp không thanh toán. Khoản 2, Điều 5 nếu chủ nợ cũng phải thực hiện mất 3 tháng mới được quyền nộp đơn. Như vậy, quy định ở Khoản 1, Khoản 2, Điều 5 chúng tôi thấy việc chủ doanh nghiệp hay hợp tác xã vi phạm hợp đồng lao động mà đồng chí Hải vừa phân tích nghĩa là đã vi phạm đến 3 tháng chứ không phải chỉ 1 tháng. Như vậy trình tự để người lao động không được hưởng lương trong thời gian 3 tháng này đã quá hạn 3 tháng chứ không phải đến hạn 3 tháng. Mặt khác, chúng tôi thấy quy định việc này chưa thật sự công bằng, sòng phẳng trong mối quan hệ lao động và đặc biệt xử lý tình trạng thủ tục phá sản như vừa qua gặp rất nhiều khó khăn, bởi vì:
Chúng ta thấy từ khi người lao động, chủ nợ đưa thủ tục phá sản thì đã quá thời hạn 3 tháng như tôi vừa nói ở trên. Mặt khác tại Khoản 1, Điều 30 là khi tiếp nhận thì phải phân công thẩm phán 3 ngày. Tại Khoản 1, Điều 31, 3 ngày làm việc thì người phải xem xét đơn, nhưng nếu xem xét đơn có trục trặc, không phù hợp với nội dung thì người đó được quyền từ 10 đến 15 ngày mới có điều chỉnh, hướng dẫn đơn đó, mất thêm một khoảng thời gian. Khoản 3, Điều 31 là 10 ngày làm việc thì phải nộp lệ phí, nếu người lao động nộp lệ phí, tiền thì không có bao nhiêu nhưng người ta yêu cầu, luật quy định yêu cầu người lao động phải nộp lệ phí nữa thì tiền bạc, tỷ lệ nộp thế nào chắc chắn người ta cũng gặp nhiều khó khăn, nếu chúng ta quy định 10 ngày nếu không nộp lệ phí thì cũng có quyền đình lại vụ việc này, lại mất thêm 10 ngày.
Khoản 1, quy định mất thêm 30 ngày để họp, thời hạn là khi kê biên tài sản thì mất 30 ngày và được quyền gia hạn tới 2 lần, khi doanh nghiệp hoặc hợp tác xã đề nghị phá sản có đơn yêu cầu thì lại kê biên tài sản. Việc kê biên tài sản này thì phải 30 ngày, nhưng nếu trường hợp có vấn đề gì khác được gia hạn tới 2 lần, mỗi lần gia hạn 30 ngày, như vậy thì mất 3 tháng, hội nghị chủ nợ quy định tại Khoản 1, Điều 79 thì hội nghị chủ nợ lần thứ nhất, nếu như không đảm bảo thì lần thứ hai, cũng mất thời gian cho hội nghị chủ nợ trong quy định này. Nghĩa là 30 ngày thì thẩm phán quyết định hội nghị chủ nợ, chúng tôi thấy thủ tục quy định thời gian liên quan đến người lao động và chủ nợ, chúng tôi thấy rất mất thời gian và thủ tục rất rườm rà. Do vậy, chúng tôi rất mong Ban soạn thảo nên nghiên cứu theo phương pháp cải cách thủ tục hành chính, chúng ta nên tính toán thế nào để cho hợp lý về thời gian và trình tự, thủ tục để làm thế nào rút ngắn thời gian đưa ra vụ việc để tuyên bố phá sản, để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ và người lao động và cũng làm thế nào để ngăn bớt thời gian trì trệ hiện nay thì nhiều doanh nghiệp tính toán với điều kiện này, điều kiện khác cố tình dây dưa không thực hiện các bước phá sản hoặc cố tình lợi dụng vấn đề này thì tranh thủ tính toán thế nào để nhanh chóng thực hiện quyền lợi phá sản của mình trong quá trình điều hành công việc của doanh nghiệp và hợp tác xã.
Vấn đề thứ hai, tại Điều 11 về đối tượng hành nghề quản tài viên, ở Điểm b, Khoản 2 điều này có nêu quản tài viên có phẩm chất, đạo đức, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan. Quy định nói như thế, chúng tôi thấy đúng, nhưng việc căn cứ ở đâu, ai là người đánh giá về phẩm chất, đạo đức, năng lực, nhân cách con người này thì cũng chưa thấy nêu rõ. Do vậy, tôi rất mong việc đánh giá để thẩm định con người này đủ theo tiêu chí đưa ra thì ai là người thẩm định. Chúng ta nên xem trách nhiệm của thẩm định để đủ tiêu chí đưa ra thì
Chúng ta nên xem để thẩm quyền con người này để giới thiệu người này để tham gia hoặc nhận xét người này tham gia là trách nhiệm thuộc về ai.
Ngoài ra thủ tục về kỹ thuật lập pháp, chúng tôi thấy tại Điểm b, Điểm c, Khoản 1, Điều 8 có nêu: Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Chúng tôi thấy nên xem lại tỉnh thì không có quận, nên xem xét nghiên cứu. Xin cảm ơn Quốc hội.