Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà thành phố Hà Nội góp ý dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) tại kì họp thứ 7 của QH
Đại biểu Nguyễn Thái Học tỉnh Phú Yên góp ý dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) tại kì họp thứ 7 của QH
Đại biểu Trần Du Lịch thành phố Hồ Chí Minh góp ý dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) tại kì họp thứ 7 của QH
Trần Du Lịch - TP Hồ Chí Minh
Kính thưa Quốc hội,
Thứ nhất, tôi tán đồng, tôi cho rằng dự thảo Luật đầu tư công trình ra với nỗ lực cao nhất của Chính phủ trong điều kiện thể chế, tài chính công hiện hành, làm được như thế này tôi cho là tối đa. Tôi đồng tình với việc thông qua nhưng tôi muốn nêu có 3 băn khoăn.
Băn khoăn thứ nhất, Luật đầu tư công là một trong bộ phận toàn bộ thể chế về tài chính công, mà thể chế tài chính công chi phối lớn nhất hiện nay là Luật về ngân sách nhà nước.
Thứ hai, chúng ta đang xây dựng Luật tổ chức chính quyền địa phương liên quan đến quyền tự chủ về ngân sách của địa phương trong đó Hội đồng nhân dân. Hai luật này Hiến pháp đang mở cho ta một hướng đổi mới một cách triệt để về thể chế tài chính công. Tôi băn khoăn hiện nay nếu trên nền tảng về tài chính công hiện hành, cách làm hiện nay thì việc này là tối đa, là quá tốt nhưng nếu như dựa nền này mà ta đóng khung để không thể cải cách được tiến trình đổi mới mạnh mẽ về hành chính công và tài chính công mà các luật sắp tới thì đó là điều rất băn khoăn. Do đó, tôi kiến nghị, xem trong các điều, khoản liên quan đến Điều 9, Điều 10, Điều 11 liên quan đến phân định mà hồi nãy đại biểu Đà Nẵng có nêu là chúng ta phân định nguồn, gọi là dự án đầu tư A, B, C v.v... nhưng chúng ta chưa bàn tới tính chất của ngân sách. Nếu đồng tiền đó theo cơ chế tự chủ của ngân sách địa phương thì nó khác với đồng tiền đó Quốc hội phân bố cho địa phương mà không cơ chế tự chủ, bởi vì đây là thẩm quyền và trách nhiệm, chỗ này còn trống. Như vậy, chúng ta quy định thế nào để có một điều khoản mở mà không khóa lại tiến trình cải cách toàn bộ về quá trình hành chính công và tài chính công mà chúng ta kỳ vọng các đạo luật sắp tới để chúng ta theo Hiến pháp chúng ta đổi.
Nếu chúng ta không cải cách hai lĩnh vực đó theo Hiến pháp mới thì giải quyết đầu tư công theo luật này tôi cho rằng giải quyết cái ngọn, chưa bao giờ giải quyết cái gốc. Đây là vấn đề tôi rất băn khoăn. Tôi nêu vấn đề này không phải để làm cản trở việc thông qua, tôi rất ủng hộ việc thông qua, nhưng nếu không dự liệu việc này sau này khi thảo luận các luật kia chúng ta lại căn cứ luật này để hợp thức, có nghĩa là ta chấm hết ngay tiến trình cải cách về hành chính công và tài chính công. Xin cám ơn Quốc hội. Xin hết